Kết quả biệt hóa thành tế bào tạo mỡ

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân lập, nuôi cấy và biệt hóa in vitro quần thể tế bào gốc nhung hươu sao việt nam (cervus nippon pseudaxis) (Trang 56 - 65)

46

Các tế bào nhung hươu cũng được cảm ứng biệt hóa thành tế bào tạo mỡ, tương

tự như cảm ứng thành tế bào tạo xương. Theo dõi sự biến đổi trạng thái của tế bào ở các giai đoạn 0 giờ, 7 ngày, 15 ngày, 20 ngày sau biệt hóa.

Ở giai đoạn 0 giờ sau khi cho môi trường cảm ứng biệt hóa vào: các tếbào chưa

có sựthay đổi.

Sau 7 ngày nuôi cấy trong môi trường biệt hóa: một số tế bào chuyển từ dạng trải dài sang trải rộng.

Sau 15 ngày nuôi cấy trong môi trường biệt hóa biệt hóa: các tế bào có sự thay

đổi về hình dạng, chuyển từ dạng trải dài sang dạng trải rộng và có tạo thành giọt mỡ ti li trong tế bào chất.

Sau 20 ngày biệt hóa: đa số các tế bào đã chuyển qua dạng trải rộng. Trong tế

bào chất, các giọt mỡ ti li kết hợp với nhau thành các giọt mỡ lớn hơn. Đây là

đặc điểm dùng để phân biệt các tế bào nhung hươu đã được biệt hóa thành tế

bào tạo mỡ với các tếbào nhung hươu không được biệt hóa.

Các tế bào và các giọt mỡ có thể quan sát dễdàng dưới kính hiển vi đảo ngược có

độ phóng đại 200 lần.

Trong khi đó, các tế bào của mẫu đối chứng không có sự trải rộng hay tạo giọt mỡnhư mẫu biệt hóa.

Tiến hành nhuộm mẫu tế bào đối chứng và mẫu tế bào biệt hóa với Oil Red O,

quan sát dưới kính hiển vi đảo ngược và ghi nhận sự bắt màu của mẫu nhuộm. Các tế

bào ở mẫu biệt hóa bắt màu đỏ, còn các tế bào ở mẫu đối chứng không bắt màu. Điều

này chứng tỏ các tế bào nhung hươu đã tích tụ những giọt mỡ nhỏ. Trong các nghiên

cứu tiếp theo, các marker phân tử của tế bào mỡ như PPARγ (peroxisome –

proliferating activated receptor γ, C/EBPα (CCAAT enhancer binding protein α) sẽ

47

(A) (B)

Hình 3.22. Các tế bào nhung hươu tích tụ giọt mỡ trong tế bào chất sau 15 ngày nuôi

cấy trong môi trường cảm ứng biệt hóa thành tế bào tạo mỡ (X100) (A.Đối chứng, B. Thí nghiệm)

(A) (B)

Hình 3.23. Các tếbào nhung hươu sau 20 ngày nuôi cấy trong môi trường cảm ứng biệt

hóa thành tế bào tạo mỡ (X40) (A. Đối chứng, B. Thí nghiệm)

48

Hình 3.24. Các giọt mỡ tích tụtrong tế bào chất của tếbào nhung hươu sau khi nuôi

cấy trong môi trường cảm ứng biệt hóa thành tế bào tạo mỡ (X200)

(A) (B)

Hình 3.25. Các tếbào nhung hươu sau 20 ngày nuôi cấy trong môi trường biệt hóa

thành tế bào tạo mỡ dương tính với thuốc nhuộm Oil Red O (X40) (A. Đối chứng, B.

49

A.Tế bào AP (X200) [4] B.Tế bào Stro-1+ (X40) [25]

Hình 3.26. Tế bào nhung hươu thu nhận bởi Berg và cs [4] hay bởi Rolf và cs [25]

50

(A) (X200) (B) (X200)

Hình 3.28. Tế bào nhung hươu sau khi cảm ứng biệt hóa tạo xương của đề tài (A) so

với tế bào AP (B) của Berg và cs [4]

51

(C) (X100) (D) (X100)

Hình 3.29. Tế bào nhung hươu sau khi cảm ứng biệt hóa tạo mỡ của đề tài (A, C) so

với tế bào Stro – 1+ (B, D) của Rolf và cs [25]

52

(C) (X100) (D) (X100)

Hình 3.30. Tế bào nhung hươu củađề tài (A, B) , tế bào AP (C) và tế bào Stro – 1+ (D)

sau khi cảm ứng biệt hóa tạo mỡ cho kết quả dương tính với nhuộm Oil Red O Do điều kiện hạn chế, các xét nghiệm về mặt sinh học phân tử chưa được thực

hiện. Tuy nhiên, dựa vào kết quả so sánh ở các hình 2.26, 2.27, 2.28, 2.29, 2.30, tế bào

nhung hươu mà đề tài thu nhận được có kiểu hình tương đồng với các tế bào nhung hươu có tính gốc được thu nhận bởi Berg và cộng sự hay bởi Rolf và cộng sự, từ kiểu hình của các tế bào có tính gốc vừa được thu nhận đến kiểu hình các tế bào đã được cảm ứng biệt hóa thành tế bào tạo xương hay tế bào tạo mỡ.

Bên cạnh đó, đây là đề tài về tế bào gốc đầu tiên nghiên cứu trên đối tượng hươu

sao Việt Nam (Cervus nippon pseudaxis), một loài đặc hữu của Việt Nam. Kết quả của đề tài sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về tế bào gốc nhung hươu ở Việt

Nam, cũng như vai trò của những tế bào gốc này trong cơ chế tái sinh của sừng hươu –

một cơ chế thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc lĩnh vực y học phục hồi.

Tóm lại, theo kết quả khảo sát của đề tài, bước đầu thấy rằng các tế bào nhung hươu thu nhận được có khả năng tăng sinh dài hạn – khả năng tự làm mới – và khả năng biệt hóa. Xét về kiểu hình, các tế bào này cũng tương đồng với các tế bào có tính gốc được thu nhận bởi Berg và cộng sự hay bởi Rolf và cộng sự. Đây là những cơ sở

53

đầu tiên chứng minh rằng trong nhung hươu sao Việt Nam chứa các tế bào gốc. Trong

các nghiên cứu tiếp theo, các marker phân tử của tế bào gốc nhung hươu như STRO –

54

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân lập, nuôi cấy và biệt hóa in vitro quần thể tế bào gốc nhung hươu sao việt nam (cervus nippon pseudaxis) (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)