Các tế bào nhung hươu sau khi nuôi cấy sơ cấp 10 ngày sẽ chiếm khoảng 80% – 90% diện tích bề mặt nuôi cấy của flask. Lúc này, các flask sẽ được tiến hành cấy
chuyền. Việc cấy chuyền là cần thiết với mục đích cung cấp chất dinh dưỡng và không
gian cho tế bào tiếp tục tăng sinh. Quá trình nuôi cấy dài ngày cộng với cấy chuyền
nhiều lần giúp loại các tếbào trưởng thành, chỉ giữ lại những tế bào có khảnăng tăng
sinh dài hạn.
Ở thời điểm 24 giờ sau cấy chuyền, phần lớn các tế bào nhung hươu đã bám dính
trở lại bề mặt nuôi cấy. Bên cạnh các tế bào đã bám dính, một lượng nhỏ tế bào vẫn ở
trạng thái trôi nổi, lơ lửng trong môi trường nuôi. Đây chính là những tế bào trưởng
thành, sau một số lần phân chia nhất định chúng sẽ tự động chết theo chương trình đã
được định sẵn. Vì vậy, cấy chuyền nhiều lần cũng là một phương pháp làm tinh sạch dần quần thể tể bào mong muốn thu nhận.
Sau khi cấy chuyền 7 ngày, số lượng tế bào sẽ chiếm khoảng 70% – 80% diện
36
Hình 3.11. Tế bào nhung hươu sau khi cấy chuyền 0 giờ (X100)
37
Hình 3.13. Tếbào nhung hươu sau khi cấy chuyền ngày 7 (cấy chuyền lần 1) (X40)
Hình 3.14. Tếbào nhung hươu qua 2 lần cấy chuyền (X40)
38
Hình 3.15. Tếbào nhung hươu qua 3 lần cấy chuyền (X40)
39
Hình 3.17. Tếbào nhung hươu qua 5 lần cấy chuyền (X100)
Để theo dõi sự tăng sinh của tế bào, các bước sau được tiến hành: lựa chọn flask tế bào (lượng tế bào đạt 70 – 80% diện tích bề mặt nuôi cấy), tách bằng Trypsin –
EDTA 0,25%, ly tâm thu cặn và huyền phù tế bào với môi trường nuôi; dịch huyền phù
tế bào được cho vào đĩa 24 giếng với mật độ ban đầu là 5.105 tế bào/ml, mỗi giếng 1
ml; sau mỗi 48 giờ, tách tế bào từ 3 giếng của đĩa và tiến hành xác định lại mật độ bằng
buồng đếm hồng cầu; ghi nhận mật độ tế bào trung bình; sựthay đổi mật độ tế bào qua
10 ngày nuôi cấy được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quảnuôi tăng sinhtế bào nhung hươu
Mật độ tế bào trung bình (tế bào/ml)
Ngày 0 Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 Ngày 8 Ngày 10
Đĩa 1 5,0.105 9,7.105 18,2.105 36,0.105 72,4. 105 144,2. 105
Đĩa 2 5,0.105 9,1.105 17,5.105 35,8.105 71,9.105 143,6.105
40
Số liệu ở Bảng 3.5 được hình ảnh hóa thành đồ thị 3.1.
Đồ thị 3.1. Sựtăng trưởng của tếbào nhung hươu
Số liệu ở bảng 3.5 và đồ thị 3.1 cho thấy, sự gia tăng về mặt số lượng của tế bào nhung hươu qua các ngày nuôi cấy là tương đối đồng đều. Theo kết quả được ghi nhận,
số lượng tế bào sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 48 giờ.
Bên cạnh đó, theo kết quả được ghi nhận và phân tích của phần mềm
41
Đồ thị 3.2. Đường cong tăng trưởng của tế bào nhung hươu dựa trên sự thay đổi điện
thế (theo phần mềm xCELLigence)
Trong đó:
Mật độ tếbào ban đầu là 50.000 tế bào/ml Mật độ tếbào ban đầu là 25.000 tế bào/ml Mật độ tếbào ban đầu là 12.500 tế bào/ml Mật độ tế bào ban đầu là 6.250 tế bào/ml Mật độ tếbào ban đầu là 3.125 tế bào/ml Mật độ tếbào ban đầu là 1.562 tế bào/ml
Kết quả phân tích ởđồ thị 3.2 cho thấy sự thay đổi tín hiệu điện của tế bào nhung
hươu là tịnh tiến đều qua các ngày nuôi cấy. Qua đường biểu diễn số liệu cho các giếng
có mật độ tế bào ban đầu là 50.000 tế bào/ml có thể đưa ra nhận xét như sau: ở giai
đoạn 24 giờ sau khi cho tếbào vào đĩa 96 giếng, khi các tếbào đã bám dính hoàn toàn
vào bề mặt nuôi cấy (suy luận theo kết quả ghi nhận được qua các lần cấy chuyền
42
Vậy, thời gian để chỉ số tếbào tăng gấp đôi là khoảng 48 giờ. Điều này hoàn toàn phù
hợp với kết quả ghi nhận được qua các lần cấy chuyền ở các thí nghiệm trước.