n Tỷ lệ % Tỷ lệ %
4.2. Áp lực động mạch phổi và biến đổi hình thái, chức năng tim phải ở bệnh nhân tâm phế mạn bằng phƣơng pháp siêu âm Doppler tim
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mục đích chính trong phần này của chúng tôi là xác định tình trạng tăng áp lực động mạch phổi và biến đổi hình thái, chức năng tim phải của bệnh nhân TPM bằng phương pháp siêu âm Doppler tim. Qua nghiên cứu trên 34 bệnh nhân chúng tôi thấy có tới 55,9% bệnh nhân TPM có tăng áp lực động mạch phổi ở giai đoạn 2, có 35,3% bệnh nhân TPM có tăng áp lực động mạch phổi ở giai đoạn 1, có 8,8% bệnh nhân TPM có tăng áp lực động mạch phổi ở giai đoạn 3. Như vậy, có thể thấy đa số bệnh nhân TPM trong nghiên cứu phát hiện được ở giai đoạn muộn (giai đoạn 2), Trong khí đó cũng có số lượng lớn bệnh nhân (35,3%) được phát hiện ở giai đoạn sớm. Như vậy, có thể khẳng định, khi được đo áp lực động mạch phổi bằng siêu âm Doppler tim đã giúp cho chẩn đoán bệnh TPM được chính xác và kịp thời.
Đặc điểm siêu âm tim ở đối tượng nghiên cứu cho thấy: Kích thước trung bình thất phải thì tâm trương là 22,2 mm và tâm thu là 17.2mm, chỉ số FAC trung bình trong nghiên cứu là 37,7%. Kích thước trung bình tĩnh mạch chủ xuống thì tâm thu là 21,5 mm. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với cơ chế bệnh sinh của bệnh tâm phế mạn. Từ kết quả nghiên cứu giúp các thầy thuốc lâm sàng có thể định hướng các xét nghiệm phù hợp với từng bệnh nhân để chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân.
Phân bố mức độ tăng áp động mạch phổi theo giới trong nghiên cứu, phần lớn (55,9%) đối tượng nghiên cứu có tăng áp lực động mạch phổi ở giai đoạn 2, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 52,9%. Kết quả này phản ánh nguyên nhân gây TPM thường gặp ở các đối tượng nghiên cứu.
4.3. Liên quan giữa tăng áp lực động mạch phổi và một số triệu chứng lâm sàng ở đối tƣợng nghiên cứu lâm sàng ở đối tƣợng nghiên cứu
Mục đích chính trong phần này của chúng tôi là tìm ra mối liên quan giữa các triệu chứng chính của bệnh tâm phế mạn và tình trạng tăng áp lực động mạch phổi của bệnh nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua nghiên cứu trên 34 bệnh nhân chúng tôi thấy có một số liên quan giữa một số triệu chứng chính của bệnh tâm phế mạn và mức độ tăng áp lực động mạch phổi.
Đối tượng nghiên cứu có tăng áp lực động mạch phổi ở giai đoạn 2 kèm theo gan to chiếm tỷ lệ 23,5% ở nhóm không có gan to tỷ lệ này là 38,2 (bảng 3.12), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [35], trong đó nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Thọ, Vũ Thị Hà là 23/44 bệnh nhân chiếm 52,27% [38].
Số đối tượng nghiên cứu có tăng áp lực động mạch phổi ở giai đoạn 2 kèm theo phù chiếm tỷ lệ lớn nhất (38,2%), ở các nhóm khác ít gặp hơn (bảng 3.14), sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05, nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với tác giả Đỗ Văn Thọ, Vũ Thị Hà là 20/44 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 45,45% [38].
Ở nhóm có phản hồi gan - tĩnh mạch cổ dương tính có 11,8% kèm theo tăng áp lực động mạch phổi ở giai đoạn 2; trong khi ở nhóm âm tính là 50,0% (bảng 3.15), tăng áp lực động mạch phổi giai đoạn 1 và 3 ít gặp hơn, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
* Kết quả nghiên cứu về một số mối liên quan giữa điện tim với mức độ tăng áp lực động mạch phổi
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi gồm 34 bệnh nhân đều được làm điện tim. Có kết quả điện tim bệnh lí chiếm tỷ lệ 100%, tuy nhiên mức độ bệnh lí còn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh tâm phế mạn.
Trong các biểu hiện bệnh lý trên điện tim của nhóm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi thấy biểu hiện của suy tim phải có 18/34 bệnh nhân chiếm tỷ lệ (52,9%), nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thuý Nga và cs có biểu hiên của suy tim phải trên điện tim là 52% [34].
47,1% đối tượng nghiên cứu có dầy thất trái kèm theo có tăng áp lực động mạch phổi (Bảng 3.16), nhưng tỷ lệ dầy thất trái trên nhóm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có tăng áp lực động mạch phổi giai đoạn 1 chiếm tỷ lệ cao hơn (23,5%), sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05, theo nghiên cứu của tác giả Bùi Mai Hương và Cộng sự có tỷ lệ 76,6% [10].
Như vậy tỷ lệ dày thất trái theo nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả khác.
Dầy thất phải (Bảng 3.17), có 52,9% đối tượng nghiên cứu có dày thất phải kèm theo có tăng áp lực động mạch phổi, tuy nhiên ở giai đoạn 2 có dầy thất phải chiếm tỷ lệ cao nhất, sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05, trong khi nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Kiên và Cộng sự biểu hiện của dày thất phải chiếm 45,8% [15], Đỗ Văn Thọ và Cộng sự có biểu hiện của dày thất phải chiếm tỷ lệ 57,1% [38].
Như vậy nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nhóm tác giả khác đã nghiên cứu.
Phần lớn (42,4%) đối tượng nghiên cứu có thiểu năng vành kèm theo tăng áp lực động mạch phổi giai đoạn 2 (Bảng 3.18), tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
14,7% đối tượng nghiên cứu có tăng áp lực động mạch phổi ở giai đoạn 2 có block nhánh phải trên điện tim (bảng 3.19), sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Theo Rulliere R (1993), trong tâm phế mạn, tuy ít gặp những triệu chứng lâm sàng và điện tim của tâm phế mạn có thể không song hành với nhau. Điện tim có thể chưa có biến đổi nhiều trong khi lâm sàng đã có biểu hiện suy tim. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thuý Nga và Cộng sự có 48% chưa có biểu hiện lâm sàng điện tim trong suy tim phải [34].
Trong biểu hiện bệnh lí điện tim của nhóm đối tượng nghiên cứu, ở đây chúng tôi quan tâm nhiều đến biểu hiện của dày nhĩ phải và dày thất phải có tỷ lệ (52,9%), theo nhiều tác giả nguyên nhân chủ yếu của tâm phế mạn là do COPD, theo chúng tôi với bệnh lí tâm phế mạn ở người già, vì ở độ tuổi này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phổi bị khí phế thũng nên làm tim hạ xuống thấp (tim thõng), điều này phù hợp với tác giả Nguyễn Thuý Nga chiếm 67% [34], Đỗ Văn Thọ 100% [38].
Theo Elassre SV 1997 cho rằng hầu hết các trường hợp tâm phế mạn là do COPD, một số ít là do bệnh phổi khác, mà trong bệnh COPD thì biểu hiện dẫn truyền và loạn nhịp tim hay gặp nhất, đồng thời dày nhĩ phải và thất phải đánh giá qua kết quả siêu âm và điện tim có tỷ lệ chính xác cao.
Tâm phế mạn là một bệnh hay gặp ở Việt Nam theo Chu Văn Ý [25], bệnh tâm phế mạn chiếm 7% bệnh phổi điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai, nguyên nhân chủ yếu là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Rối loạn dẫn truyền là một biểu hiện bệnh lí hay gặp trong tâm phế mạn chính vì thế theo Trần Đỗ Trinh thì block nhánh phải hoàn toàn hoặc không hoàn toàn là một trong những dấu hiệu điện tâm đồ dày thất phải [13], theo nghiên cứu của chúng tôi gặp 14,7%, COPD ảnh hưởng đến tim mạch chủ yếu là tim phải. Trước đây, đã có một số ý kiến cho rằng ở những bệnh nhân COPD cũng ảnh hưởng tới chức năng thất trái, là do giảm ô xy trong máu mạn tính hoặc do phì đại thất phải gây biến đổi hình thái vách liên thất, vì thế làm cản trở đến thể tích cũng như khả năng tống máu của thất trái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Siêu âm Doppler tim
Trong những năm gần đây, với sự ra đời của các máy siêu âm hiện đại có gắn với những thiết bị Doppler xung, Doppler liên tục và Doppler được mã hóa bằng các màu đã mở ra một phương pháp thăm dò không chảy máu mới, phương pháp siêu âm Doppler tim có thể đánh giá khá chính xác áp lực động mạch phổi [25], (bảng 3.6) cho ta thấy tính khả thi của Dopplre liên tục trong xác định áp lực động mạch phổi ở bệnh nhân tâm phế mạn tỉ lệ đo được áp lực động mạch phổi của chúng tôi là 34/34 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 100%, trong khi đó nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên, Đồng Khắc Hưng, Trần Văn Riệp đạt 66,7% [15], các tác giả nước ngoài Caso đạt tỉ lệ 100% [48], Liu đạt tỉ lệ 100% [49],
Tăng áp lực động mạch phổi là triệu chứng xuất hiện muộn khi đã có tổn thương phế nang, xơ hóa mạch máu phổi làm cho lượng máu lên phổi nhưng không được trao đổi khí và chậm về tim trái, vì vậy phần lớn bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn nên tình trạng tăng áp lực mạch phổi rất thường
Nhóm đối tượng nghiên cứu có tỉ lệ tăng áp lực động mạch phổi (> 25 mmHg) chiếm tỉ lệ 100%, áp lực động mạch phổi trung bình là 38,4 8,67 mmHg, trong đó tăng áp lực động mạch phổi ở giai đoạn 2 chiếm tỉ lệ cao nhất (55,9%), còn giai đoạn 1 và giai đoạn 3 chiếm tỉ lệ thấp hơn lần lượt là (35,3%), (8,8%), nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên và cs là ALĐMP trung bình là 36,918 17,874 mmHg áp lực động mạch phổi ở giai đoạn 2 chiếm tỉ lệ 60,5%, giai đoạn 3 chiếm tỉ lệ ít hơn (18,4%) [15],
* Kết quả nghiên cứu về một số mối tương quan giữa thông số siêu âm với mức độ tăng áp lực động mạch phổi
Những thay đổi về hình thái chức năng thất phải và áp lực động mạch phổi ở nhóm đối tượng nghiên cứu, đều do hậu quả của tắc nghẽn đường thở, thiếu oxy máu, do đó các thông số siêu âm Doppler sẽ biến đổi theo mức độ của những thay đổi đó và có mối liên hệ với chức năng thất phải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mục đích của chúng tôi trong phần này là tìm ra mối tương quan giữa các thông số siêu âm tim và tình trạng tăng áp lực động mạch phổi của đối tượng nghiên cứu.
Qua nghiên cứu trên 34 bệnh nhân chúng tôi thấy có một sự tương quan tuyến tính giữa những thông số siêu âm với mức độ tăng áp lực động mạch phổi.
Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện trong các phương trình (với hệ số tương quan) cùng các đồ thị cụ thể biểu diễn những mối tương quan đó.
+ Mối tương quan giữa đường kính thất phải (RV) và áp lực tâm thu động mạch phổi (ALĐMP), ta thấy không có sự tương quan giữa áp lực động mạch phổi và đường kính cuối tâm thu thất phải, r = 0,095,
+ Mối tương quan giữa đường kính cuối tâm thu thất phải(Ds) với áp lực động mạch phổi(ALĐMP) biểu đồ 3.4, chúng tôi thấy có sự tương quan tuyến tính không chặt chẽ giữa áp lực động mạch phổi và đường kính cuối tâm thu thất phải, r = 0,38 nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên và cộng sự r = 0,684 [15].
+ Chiều dày thành trước thất phải (RVAW), đo bằng siêu âm TM bình thường theo các tác giả. Theo Schmidt H [52] bình thường là <5mm. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chiều dày thành trước thất phải thì tâm thu 7,47 2,18 mm, tâm trương 6,76 2,07 mm. Nghiên cứu này phù hợp với tác giả Nguyễn Trung Kiên và Cộng sự [15], chiều dày thành trước thất phải thì tâm thu 7,58 1,04 mm, và tâm trương 5,17 1,06 mm, kết quả này gợi ý rằng sự thiếu oxy trong máu kéo dài đóng vai trò trong sự phì đại thành thất phải. Như vậy, chiều dày thành thất phải là một trong những thông số siêu âm có thể sử dụng được trong đánh giá sự thay đổi về hình thái thất phải và tiên đoán tăng áp lực động mạch phổi trong tâm phế mạn.
Chiều dày vách liên thất thì tâm thu (IVSs) theo nghiên cứu của chúng tôi là: 12,1 2,74, tương đương so với Nguyễn Trung Kiên và Cộng sự [15], là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12,5 1,62mmHg với r= 0,34 (biểu đồ 3.7) qua nghiên cứu chúng tôi thấy có sự tương quan vừa, thuận chiều giữa ALĐMP và đường kính vách liên thất thì tâm thu với r = 0,34.
Chiều dày vách liên thất thì tâm trương (IVSd), là: 10,5 2,93 so với Nguyễn Trung Kiên và Cộng sự là: 8,43 1,5 theo nhóm đối tượng nghiên cứu chúng tôi thấy có sự tương quan tuyến tính giữa ALĐMP và đường kính vách liên thất thì tâm thu với r = 0,33 [15].
Phân số tống máu thất phải (FAC) ở bệnh nhân trong nghiên cứu thấp 37,7% tỷ lệ giãn tim phải dẫn đến suy tim phải dẫn đến phân số tống máu thất phải sẽ giảm, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cửu Long có tỷ lệ phân số tống máu thất phải < 35% [35].
Kích thước trung bình tĩnh mạch chủ xuống của bệnh nhân nghiên cứu là 21,5mm,
Tóm lại, siêu âm Doppler tim là một trong những phương pháp thăm dò không chảy máu cho phép chẩn đoán sớm những thay đổi về hình thái, chức năng thất phải, áp lực động mạch phổi và còn góp phần tiên lượng sớm giai giai đoạn, sự sống còn của những bệnh nhân tâm phế mạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: