* Điện tim:
- Kỹ thuật làm điện tim:
Chuẩn bị dụng cụ:
+ Máy điện tim: có đủ dây dẫn, dây đất, bản cực. + Pass dẫn điện.
+ Vài miếng gạc để lau chất dẫn điện sau khi làm xong.
Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh nhân là kỹ thuật không gây đau, không ảnh hưởng đến cơ thể, cần thiết phải làm để giúp cho quá trình điều trị. Bệnh nhân phải loại bỏ các vật dụng kim khí trong người như đồng hồ, chìa khóa, điện thoại… nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi tiến hành làm điện tim.
Tiến hành: Theo tác giả Đặng Minh Trí [37].
Hình 1.1. Máy điện tim 6 cần Nikohonden.
+ Phân loại biểu hiện bệnh lý trên điện tim theo mức độ và giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi (giai đoạn 1, 2, 3) [39].
* Kỹ thuật siêu âm
- Tư thế bệnh nhân:
Bệnh nhân nằm nghiêng trái, tốt nhất là mông gối vuông góc với thành giường (900
). Nếu ở vị trí 900 khó, thì có thể nằm nghiêng trái từ 300
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
600 hoặc có thể nằm ngửa đầu cao hơn chân khoảng 300. Khoảng liên sườn III, IV, V bên trái xương ức là vị trí thông thường để ghi siêu âm kiểu TM và 2D theo trục ngắn, trục dài cạnh xương ức. Khi đặt đầu dò ở mỏm tim ghi được hình ảnh 4 buồng, các thông số cơ bản về Doppler cho các van 2 lá, 3 lá, và động mạch chủ. Ở những bệnh nhân tâm phế mạn tính thường không có cửa sổ siêu âm, thì vị trí đặt đầu dò dưới mũi ức là thích hợp. Đầu dò đặt dưới mũi ức hơi sang phải, hướng đầu dò lên trên theo hướng giữa vai trái bệnh nhân và hõm trên ức trái sẽ là hình 4 buồng tim dưới mũi ức.
Hình 1.2. Hình ảnh máy siêu âm Doppler màu ALCOCA.SSD.2200
- Đo đạc và tính toán:
Siêu âm kiểu TM (Time motion)
+ Chiều dày thành thất phải (RVAW). Bằng đường cạnh ức trục lớn hoặc dưới sườn trục lớn hoặc trục nhỏ người ta có thể đo được bề dày thành thất phải, đường thăm dò dưới sườn đặc biệt có ý nghĩa đối với các bệnh nhân bị hạn chế cửa sổ siêu âm, ở người bình thường theo Schuster S và CS là khoảng 3mm [63].
+ Kích thước buồng thất phải: Đo vào cuối thời kỳ tâm trương (ở điểm tương ứng với sóng R của phức bộ QRS của điện tâm đồ ghi đồng thời) giữa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hướng 3 và hướng 4. Đường kính bên trong thất phải được đo từ nội tâm mạc thành trước thất phải đến nội tâm mạc mặt phải vách liên thất.
+ Đo chiều dày vách liên thất thì tâm trương IVSd (Inter ventricular systolic septum).
+ Đo cùng vị trí Dd. Đo từ nội mạc mặt phải vách liên thất đến nội mạc mặt trái vách liên thất.
+ Đo chiều dày liên thất thì tâm thu IVSs (inter ventricular systolic septum).
+ Đo cùng vị trí Ds. Đo từ nội mạc mặt phải vách liên thất đến nội mạc mặt trái vách liên thất.
Siêu âm 2D cho thấy các mặt cắt theo trục dài và trục ngắn của tim ở các vị trí cạnh xương ức trái (Đôi khi ở cả bên phải). Vị trí ở mỏm, trên hõm ức và ở dưới mũi ức. Vì ở những bệnh nhân tâm phế mạn do bệnh lý làm giảm chức năng hô hấp nên “Cửa sổ siêu âm” không có vị trí đặt đầu dò dưới mũi ức, rất thường được sử dụng đế kiểm tra tim ở những bệnh nhân này. Đo đạc các buồng tim theo thiết diện 4 buồng.
+ Đo đường kính nhĩ phải cuối thì tâm trương, là khoảng cách giới hạn giữa mặt ngòai lớp nội mạc vách liên nhĩ đến mặt ngoài lớp nội mạc thành tự do của nhĩ phải có đường kính lớn nhất (RA: Right Atrial).
+ Đo thể tích thất phải: Thực hiện theo chương trình phần mềm gắn sẵn của máy.
Thông qua phổ hở van 3 lá và van động mạch phổi mà tính được áp lực động mạch phổi (đã nói ở phần trước). Qua tốc độ tối đa của phổ Doppler thu được do hở 3 lá, chúng ta có thể tính được áp lực tâm thu tối đa của thất phải theo công thức sau:
PAPs = 4Amax2 +10
PAPs: Áp lực tâm thu của động mạch phổi (mmHg).
- Thông qua phổ hở van động mạch phổi tính được áp lực động mạch phổi theo công thức:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Áp lực tâm trương của động mạch phổi: PAPd = (4 x Vtélé2) + 10mmHg.
+ Áp lực trung bình của động mạch phổi: PAPm = (4 x Vproto2) + 10mmHg.
+ Áp lực tâm thu của động mạch phổi: PAPs = (3 x PAPm) – (2xPAPd).
- Đánh giá kết quả siêu âm:
Các thông số siêu âm tim: + Đường kính thất phải (RV).
+ Chiều dày thành trước thất phải thì tâm thu (RVAWs). + Chiều dày thành trước thất phải thì tâm trương (RVAWd). + Chiều dày vách liên thất thì tâm thu (IVSs)
+ Chiều dày vách liên thất thì tâm trương (IVSd). + Phân số tống máu thất phải (FAC)
+ Đường kính thất phải thì tâm thu (Ds) + Đường kính thất phải thì tâm trương (Dd)
Đánh giá giai đoạn tăng áp lực tâm thu động mạch phổi: + Giai đoạn 1: Áp lực tâm thu động mạch phổi 25 - 34 mmHg +Giai đoạn 2: Áp lực tâm thu động mạch phổi 35 - 49 mmHg + Giai đoạn 3: Áp lực tâm thu động mạch phổi ≥ 50 mmHg