Bội nhiễm của Streptococcus suis trên heo nhiễm vi-rút gây hộ

Một phần của tài liệu xác định tình trạng bội nhiễm streptococcus suis trên heo nhiễm virus gây hội chứng hô hấp và sinh sản (Trang 26 - 28)

I. Tổng quan

I.5 Bội nhiễm của Streptococcus suis trên heo nhiễm vi-rút gây hộ

loạn sinh sản và hô hấp trong nghiên cứu

Một số báo cáo cho thấy biểu hiện lâm sàng của heo nhiễm vi-rút PRRS trở nên nặng hơn với tỉ lệ chết cao hơn trong trƣờng hợp có tác nhân vi khuẩn đồng nhiễm. Trong đó bội nhiễm liên cầu khuẩn heo (S. suis) đã đƣợc nhiều tác giả chứng minh trong điều kiện phòng thí nghiệm - với thử nghiệm trên heo con [26, 27]. Nghiên cứu dùng 80 heo con chia thành 6 nhóm của Thanawongnuwech và cộng sự cho thấy khi gây nhiễm vi-rút gây bệnh tai xanh và liên cầu khuẩn heo (SS2) cho heo

TỔNG QUAN

con bằng đƣờng mũi, tỉ lệ heo chết cao hơn trong các nhóm này so với nhóm heo chỉ bị gây nhiễm bởi 1 trong 2 tác nhân trên. Tỉ lệ chết tăng từ 37,5% lên 87,5% khi chủng vi-rút gây tai xanh có độc tính cao hơn (VR2385) đƣợc dùng trong thí nghiệm. Cấy phân lập liên cầu khuẩn heo SS2, từ các cơ quan nội tạng và máu của các nhóm heo, cho thấy SS2 đƣợc phân lập chỉ trong 7,7% heo bị gây nhiễm bởi 1 tác nhân SS2. Trong khi đó, SS2 đƣợc phân lập trên 30% heo trong nhóm gây nhiễm với vi-rút PRRS và SS2 và tỉ lệ này tăng đến 78,6% trong nhóm heo bị gây nhiễm bởi 2 tác nhân với vi-rút PRRS là VR2385 [27].

Nghiên cứu của Feng và cộng sự nhằm khảo sát tình trạng nhạy cảm của heo con, đƣợc sinh ra từ heo mẹ nhiễm vi-rút gây bệnh tai xanh trong quá trình mang thai, với liên cầu khuẩn heo, cho thấy đa số (20 trong 22) heo con đƣợc sinh ra từ heo mẹ bị nhiễm vi-rút PRRS chết trong vòng 1 tuần sau khi bị gây nhiễm SS2. Trong khi đó, trong nhóm đơn nhiễm số heo con chết không cao, chỉ có 1 trong 18 heo bị nhiễm vi-rút PRRS từ mẹ và 5 trong 23 heo con chỉ bị nhiễm SS2 sau sinh [26]. Các nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm khẳng định tính nhạy cảm với nhiễm liên cầu khuẩn heo của heo bị nhiễm vi-rút gây bệnh tai xanh. Trên thực tế, tỉ lệ heo khoẻ mang trùng SS khá cao, do vậy nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn này trong đàn heo nhiễm vi-rút PRRS là không nhỏ.

Tình trạng bội nhiễm của SS7 và vi-rút PRRS đƣợc xác định trên mẫu thu nhận từ thực địa trong trận dịch PRRS năm 2006 tại Trung Quốc tuy nhiên tác giả không báo cáo tỉ lệ bội nhiễm [3]. Nhằm tìm hiểu hiện tƣợng, chƣa đƣợc báo cáo trƣớc đây, heo nhiễm vi-rút PRRS thƣờng bị sốt cao, (đƣợc gọi tên Porcine High Fever Syndrome-PHFS), Xu và cộng sự đã tiến hành gây đơn nhiễm và đồng nhiễm của 2 tác nhân gây bệnh, chủng vi-rút độc lực cao (high pathogenic) HP-PRRSV và SS7 vào heo con 3 tuần tuổi đã cai sữa sớm. Kết quả cho thấy trong khi không có heo chết trong nhóm gây đơn nhiễm với SS7; tỉ lệ heo chết là 80% (8 trong 10 heo) xảy ra trong nhóm heo đồng nhiễm HP-PRRSV và SS7 từ ngày 10-15 sau gây nhiễm.

TỔNG QUAN

27

NTH-PPV:SS-PRRS: BÁO CÁO NGHIỆM THU 1/2013

Tất cả heo chết có biểu hiện lâm sàng của PHFS. Trong khi đó, chỉ có 16,7% (2 trong 12) heo trong nhóm đơn nhiễm với HP-PRRSV chết với biểu hiện lâm sàng có sốt cao (PHFS) và xảy ra từ ngày 13-21 sau gây nhiễm [3].

Một phần của tài liệu xác định tình trạng bội nhiễm streptococcus suis trên heo nhiễm virus gây hội chứng hô hấp và sinh sản (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)