Các trứng sau thời gian nuôi cấy được đánh giá tỉ lệ sống/ thoái hóa thông qua hình thái về tế bào chất của trứng. Các chỉ tiêu đánh giá được nêu trong phần 2.1.4, mục đánh giá trứng.
Bảng 2: Khả năng sống của trứng theo thời gian nuôi Giờ nuôi trứng Tổng số Sống Thoái hóa n X ± SD n X ± SD 48 124 100 79,07a ± 7,73 24 20,93a ± 7,73 60 103 80 77,59a ± 5,22 23 22,41a ± 5,22 72 115 75 65,64b ± 3,99 40 34.36b ± 3,99 a, b : chỉ sự khác biệt với P< 0,05
Biểu đồ 1: Khả năng sống của trứng theo thời gian nuôi thành thục
Sau khi nuôi cấy trứng chó, kết quả sống / thoái hóa của trứng được ghi nhận ở các thời điểm 48 giờ, 60 giờ và 72 giờ nuôi cấy. Tại thời điểm 48 giờ sau nuôi thành thục, tỉ lệ trứng sống đạt cao nhất 79,07% tiếp theo là tại thời điểm 60 giờ đạt 77,59% và thấp nhất tại thời điểm 72 giờ đạt 65,64%. Kết quả trên cho thấy việc kéo dài thời gian nuôi thành thục trứng chó với môi trường TCM 199 có bổ sung
Khả năng sống của trứng theo thời gian nuôi thành thục
0%20% 20% 40% 60% 80% 100%
48 giờ 60 giờ 72 giờ
thoái hóa sống
các chất hỗ trợ đã làm giảm tỉ lệ sống của chúng đồng nghĩa với việc làm gia tăng tỉ lệ trứng thoái hóa. Nhận xét này cũng được ghi nhận bởi Luvoni và cs (2003) [22].
Theo Spanel-Borowski và cs (1981), buồng trứng chó có sự tồn tại của các nang được định sẵn là thoái hóa song vẫn có hình thái tăng trưởng như nang bình thường. Các nang này có trứng bên trong. Các trứng sẽ thoái hóa theo chương trình hoặc là sự hoại tử của chính trứng, hoặc là sự hoại tử của các tế bào hạt xung quanh [49]. Đây có thể là một nguyên nhân khiến luôn tồn tại một tỉ lệ nhất định trứng thoái hóa (hoặc không có nhân) trong quá trình nuôi (Hewitt và England (1997), Bolamba và cs (2006), Cui và cs (2006), Hatoya và cs (2006)). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ thoái hóa nhất định của trứng chó sau thời gian nuôi cấy [4], [10], [16], [18].
Phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa tỉ lệ thoái hóa trứng tại thời điểm 48 giờ và 60 giờ. Tuy nhiên, so sánh tỉ lệ này giữa thời điểm 48 giờ và 60 giờ với thời điểm 72 cho thấy có sự khác biệt. Điều này chỉ ra rằng khi
Hình 14: Trứng chó sau nuôi cấy; (a) trứng với lớp tế bào hạt nở rộng; (b) trứng có tế bào chất thoái hóa; (c) trứng sống; (d) trứng có thể cực thứ nhất (mũi tên) (X-20)
c
a b
nuôi cấy luôn tồn tại một tỉ lệ trứng thoái hóa nhất định nhưng nếu thời gian nuôi cấy kéo dài, tỉ lệ trứng thoái hóa sẽ tăng lên và có nhiều khả năng do tác động của môi trường mà không chủ yếu do tính chất nội tại của trứng nuôi cấy.