Lễ hội bắt chồn gở Tây Nguyên(*)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền văn hóa dân tộc tây nguyên (Trang 66 - 68)

III. Các hoạt động của dân tộc Tây Nguyên

5. Lễ hội bắt chồn gở Tây Nguyên(*)

Chuyện cướp vợ của người H.Mong chắc nhiều bạn đã biết nhưng liệu bạn có biết ở Tây Nguyên cũng có một lễ hội khá thú vị tên là “Lễ Hội Bắt Chồng” không?

Khi cái lạnh sâu cùng những cơn gió hanh hao của mùa đông tràn về cũng là lúc khắp các thôn bản của đồng bào Chu Ru, Cil, Cơ Ho… ở Tây Nguyên rộn rã bước vào mùa cưới – mùa bắt chồng. Với họ, mùa xuân gõ cửa cũng đồng nghĩa với niềm vui nhân đôi ùa tới từng bản làng, ngõ xóm. Và, một trong những tín vật kết nối mang tính linh thiêng nhất là cặp Srí (nhẫn cưới). Xung quanh cặp nhẫn này là hàng ngàn điều huyền diệu mang đậm bản sắc Tây Nguyên.

(*) Lễ hội bắt chồng - Nguồn: http://www.dulichdi.com/le-hoi-bat-chong-o-tay- nguyen.html

Ngày xuân đến Tây Nguyên, những cơn mưa phùn bất chợt rắc đều suốt chiều dài con ngõ nhỏ khiến những rặng dã quỳ khắp nơi bừng thức một màu vàng rực như níu kéo, như mời gọi. Cùng lâng lâng bên những ché rượu cần, khắp nơi rộn ràng lễ hội xuân – Lễ hội bắt chồng. Trong cách gọi của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, cặp nhẫn cưới là Srí. Khác với cách làm nhẫn của người Kinh, những cặp Srí mang một sức mạnh huyền bí, vừa kết nối, vừa như một lời thề về hạnh phúc gia đình khi người con gái đã hoàn thành thủ tục bắt chồng.

Để có cặp nhẫn cưới hoàn hảo, các nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ: Lấy sáp ong nấu chảy, trộn phân trâu rồi dùng que gỗ tròn bằng ngón tay nhúng vào, chờ khô rút que gỗ ra, sáp ong và phân trâu khô quánh thành những ống tròn, nghệ nhân cắt thành những khuyên nhỏ làm khuôn đúc nhẫn. Bạc sau khi được đun nóng sẽ đổ vào khuôn, trước sức nóng của bạc mới nấu, sáp ong và phân trâu sẽ bết chặt tạo thành một lớp men bên ngoài nhẫn. Khuôn đúc nhẫn có hai loại: Loại nhỏ để đúc nhẫn mái cho người phụ nữ; loại to đúc nhẫn trống dành cho người con trai. Trong quá trình đánh bóng và chạm trổ nghệ nhân dùng nước bồ kết hoặc nước lá cây Kơ -nia đun sôi để rửa và gửi gắm ước vọng về một mùa xuân vĩnh hằng.

Đến thời điểm này ở Lâm Đồng chỉ còn duy nhất một nghệ nhân làm được “nhẫn bắt chồng”, đó là Ya Tuất ở Đơn Dương. Hơn 20 năm nay, anh vẫn miệt mài làm ra hàng triệu chiếc nhẫn. Làm nhẫn tuy không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải là người thực sự có năng khiếu. Ngày xưa ông Ya Tiêng, cha của Ya Tuất miệt mài làm mãi vẫn không thành công, chỉ có Ya Tuất may mắn học làm được từ sự chỉ dạy của cậu là Ya Grang. Và Ya Tuất tin vào cái duyên ngầm của người truyền dạy và người học. Hiện Ya Tuất đã làm được 14 loại nhẫn khác nhau, một số loại đặc sắc như: nhẫn có mặt đính hạt Karel (một loại hạt cây rừng chỉ Ya Tuất biết), tiếng dân tộc gọi là nhẫn Srí lơ hây, nhẫn vòng thường (Srí car), nhẫn mắt sâu (loại nhẫn quí nhất, tiếng dân tộc gọi là srí mata hơ la), ngoài ra còn nhiều loại nhẫn, vòng bạc khác. Đặc biệt Ya Tuất vừa làm vừa truyền nghề cho cậu con trai như muốn gìn giữ nét văn hóa truyền thống.

Như nét văn hóa riêng đã tồn tại nhiều năm, những cô gái dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho… ở Tây Nguyên muốn có chồng phải đi bắt, lễ bắt chồng thường diễn ra vào ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết, gia đình sẽ đến nhà trai nói chuyện hỏi dạm. Nếu cả hai dòng họ đồng ý, cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai trong đêm đẹp trời. Trường hợp người con trai không thích có thể tháo nhẫn trả lại nhưng 7 ngày sau, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến đeo nhẫn cho chàng trai và cứ thế lặp đi, lặp lại cho đến khi nào chàng trai thương và chấp nhận thì đám cưới diễn ra. Trước khi cưới một ngày, buôn làng tổ chức đêm hội gọi là “Đêm bắt chồng”.

Trong đêm hội này, chàng trai và cô gái phải đọc một số câu luật tục riêng của đồng bào mình, có một số câu luật độc đáo như: “Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha; ăn ruộng, ăn rẫy phải hỏi tai con trâu, con bò; làm bẫy phải hỏi thần núi về với vợ như về với nước,…”. Ngày cưới, chàng trai và cô gái rút nhẫn ra và đeo lại cho nhau. Sau lễ cưới 7 ngày, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn chàng trai do mẹ vợ cất giữ. Nếu cuộc sống vợ chồng sau đó xảy ra mâu thuẫn, không hòa hợp, ai đề nghị ly hôn trước thì người đó phải đưa một con trâu cho người kia (thường là trâu đực).

Đồng thời sau lễ bắt chồng, ai đi ngoại tình sẽ phải đền ba con trâu đực to và số trâu sẽ tăng lên nếu ngoại tình nhiều lần. Đây cũng được xem như luật tục riêng làm tăng tính gắn kết và chung thủy trong cuộc sống vợ

chồng. Lễ bắt chồng còn được đồng bào xem như một việc đại sự của cả dòng họ và chiếc nhẫn thành tín vật chung cho hai nhà.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền văn hóa dân tộc tây nguyên (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w