Lễ hội cồng chiên gở Tây Nguyên(*)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền văn hóa dân tộc tây nguyên (Trang 59 - 64)

III. Các hoạt động của dân tộc Tây Nguyên

3. Lễ hội cồng chiên gở Tây Nguyên(*)

Với người Tây Nguyên cồng chiêng là loại nhạc khí biểu hiện tính cộng đồng rất cao mang

những giá trị về nghệ thuật âm nhạc, phong

tục tập quán và còn là biểu tượng của sức mạnh kinh tế. Trong tất cả các loại lễ hội ở Tây Nguyên kể cả những công việc nhỏ của từng gia đình đều không thể thiếu cồng chiêng. Cồng chiêng đã thực sự gắn bó với đời sống hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên, xuyên suốt cả cuộc đời người, thực sự là linh hồn, là xương, là thịt của các dân tộc ở đây.

Nói đến nhạc khí có chất liệu hoàn toàn bằng kim loại có lẽ không ở đâu trên đất nước ta lại có nhiều và đa dạng như ở Tây Nguyên. Tây Nguyên là một vùng văn hóa còn lưu lại một kho tàng nhạc khí được chế tác hoàn toàn bằng kim loại rất đồ sộ. Ðó là ching chêng mà người Việt quen gọi là cồng-chiêng. Từ ching tương ứng với chiêng, từ chêng tương ứng với cồng. Bên cạnh ching chêng còn có Yao Prông. Greng neng (lục lạc, chũm chọe).

(*) Cồng chiên Tây Nguyên - Nguồn: http://www.kientruc-vn.org/congctn.htm

Nói đến cồng chiêng (theo cách gọi của người Việt) hoặc ching chêng (theo cách gọi của người Gia Rai, Ba Na) có nghĩa là chỉ cả hai loại: cồng bằng không có núm và chiêng có núm. Tuy nhiên, người Gia Rai và người Ba Na cũng có những cách gọi khác nhau: người Ba Na gọi cồng chiêng là ching chêng. Người Gia Rai có cách gọi riêng tùy từng vùng và nhóm dân tộc. ở Tây Nguyên, hầu như đến nhà nào, buôn nào của đồng bào Tây Nguyên đều cũng thấy có cồng chiêng. Nhà ít cũng có một bộ, có nhà hàng chục bộ. Tuy vậy không phải cồng chiêng nào cũng giống nhau. Mỗi dân tộc, mỗi vùng đều có các loại cồng chiêng riêng của dân tộc mình và đặc biệt là phương pháp, mục đích và phạm vi sử dụng.

Cồng chiêng được đúc bằng đồng. Có nhiều loại rất quý được đúc bằng các hợp kim như gang, chì, đồng... Có loại phần núm được pha cả vàng và bạc. Cồng chiêng là loại nhạc khí tự thân vang. Có nhà nghiên cứu âm nhạc thế giới đã xếp cồng chiêng vào nhóm nhạc khí hàm âm.

Trải qua nhiều thế kỷ vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, chiến đấu chống kẻ thù, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã sáng tạo và định hình những loại nhạc khí phù hợp với cuộc sống của núi rừng. Cồng chiêng là loại nhạc khí biểu hiện tính cộng đồng rất cao. Trong tất cả các loại lễ hội ở Tây Nguyên kể cả những công việc nhỏ của từng gia đình đều không thể thiếu tiếng nói của cồng chiêng. Cồng chiêng đã thực sự gắn bó với đời sống hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên như hình tượng cây tre trong đời sống của dân tộc Việt ở các làng xóm thân yêu. Tiếng cồng chiêng xuyên suốt cả đời người, thực sự là linh hồn, là xương, là thịt của các dân tộc ở đây.

Từ khi lọt lòng mẹ, đứa trẻ đã được thưởng thức âm thanh của cồng chiêng qua lễ "thổi tai". Khi lớn lên theo tiếng cồng chiêng trong lễ "mừng sức khỏe", "hội mùa", "mừng lúa mới", "pơ thi"... Những đêm tụ hội ở nhà Rông, tiếng cồng chiêng vang vọng, tràn ngập cả núi rừng. Cả cuộc đời lúc nào cũng đầy ắp tiếng cồng chiêng. Ðến khi từ giã cuộc đời thì cồng chiêng vẫn vang vọng tiễn đưa và... mãi đến khi lễ "pơ thi" tiếng cồng chiêng lại u hoài, ảm đạm, day dứt. Ðể rồi từ đó người đời mới thực sự lãng quên. Cái cồng, con chiêng đã ăn ở với con người đời đời kiếp kiếp. Nó thể hiện đầy đủ tâm tư, tình cảm mừng vui, buồn đau, căm giận của con người Tây Nguyên. Ðồng bào các dân tộc ở đây đã sử dụng và giữ gìn với hình thức cha truyền con nối. Chẳng những cồng chiêng có giá trị về mặt nghệ thuật âm nhạc, về phong tục tập quán xã hội mà còn có giá trị kinh tế cao. Cồng chiêng biểu hiện sự giàu có, sự hùng mạnh và chiến thắng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Về nguồn gốc của cồng chiêng cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau chung quanh câu hỏi: cồng chiêng ở Tây Nguyên có từ bao giờ? Ðược nhập từ nơi nào vào Tây Nguyên hay do chính đồng bào bản địa vào đây đúc nên, mà đến nay nó vẫn quy tụ tại vùng đất này phong phú đến thế?

Trong quá trình đi điền dã chúng tôi thấy đồng bào các dân tộc thường gọi: ching Lào, ching Joăn, ching Kúr. Qua một số tên gọi như vậy chúng ta có thể biết rằng cồng chiêng không phải do đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đúc nên, mà được du nhập từ nhiều nơi khác đến. Bởi lẽ ở Tây Nguyên đồng bào các dân tộc còn đang ở nền văn minh "lúa khô nương rẫy cao nguyên". Họ chưa có kỹ nghệ để tự đúc được cồng chiêng. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra một số giả thiết về nguồn gốc của cồng chiêng: - Ching Lào đã được đưa từ Lào sang. Có người còn cho rằng ching Lào được đúc từ Myanmar, qua con đường trao đổi, buôn bán đã đến Tây Nguyên. Ðây là loại chiêng rất quý, được đúc bằng đồng có pha bạc, tiếng kêu to vang xa.

- Ching Joăn do người Kinh đúc. Ðây cũng là vấn đề còn bàn cãi, tranh luận khá sôi nổi. Tại sao người Kinh đúc chiêng mà lại không sử dụng? Có lẽ thời bấy giờ người Kinh đã tìm thấy một thị trường lớn tiêu thụ cồng chiêng rồi sản xuất và đem lên Tây Nguyên buôn bán, trao đổi. Theo các nghệ nhân thì hiện nay loại ching Joăn ở Tây Nguyên không còn nhiều. Vì qua sử dụng âm thanh không âm vang nên đồng bào đã loại dần.

- Ching Kúr đã được đưa từ Thailand, Cambodia sang.

Theo thống kê bước đầu ở các địa phương, trong các dân tộc Gia Rai, Ba Na còn bảo lưu được một lượng cồng chiêng lớn nhất so với các dân tộc khác dọc Trường Sơn.

"Dãy Trường Sơn có thể xem như chính là cái nôi sản sinh và truyền bá toàn khu vực nền văn hóa âm nhạc độc đáo của cồng chiêng".

Nói đến cồng chiêng là nói đến âm thanh của chúng. Âm thanh chính là linh hồn của cồng chiêng vậy. Nhưng khi cồng chiêng từ nơi khác đưa đến Tây Nguyên, âm thanh của nó còn mang tính tự nhiên, chưa hợp với tai nghe của đồng bào. Vì vậy việc sửa, chỉnh lại âm thanh để sắp xếp hàng âm theo ý thích của đồng bào là một vấn đề có tính đặc trưng. Muốn làm được việc này họ dùng những chiếc búa nhỏ bằng đồng để điều chỉnh độ dày, mỏng ở các vị trí khác nhau trên mặt chiêng, tìm ra độ cao theo ý muốn. Việc chỉnh âm (tul chiêng) đòi hỏi người chỉnh phải có tai nghe chính xác và thông hiểu thanh âm của dân tộc. Việc tul chiêng như trên không phải ai cũng làm được. Mỗi plei chỉ có một vài người, mà đồng bào thường gọi với cái tên trân trọng là Ông trùm chiêng (Po ania chêng).

Về phương pháp sử dụng cồng chiêng thì mỗi vùng, mỗi dân tộc có những cách đánh khác nhau. Có khi dân tộc này đánh bằng dùi, dân tộc khác lại dùng nắm tay để đấm. Cũng là đánh bằng dùi nhưng có nơi đánh tự nhiên để tiếng chiêng vang xa, có nơi dùng tay bịt lại để tiếng chiêng ngừng, ngắt. Dùi đánh chiêng có hai loại: một lại có bọc giẻ hoặc cao su ở đầu để đánh cồng có núm; một loại bằng một đoạn gỗ mềm để đánh chiêng bằng. Thường thường khi đánh cồng người ta gõ vào phần núm của chúng. Khi đánh chiêng bằng người ta gõ vào tâm điểm của mặt chiêng. Cũng có vùng đồng bào Gia Rai đánh vào mặt sau của chiêng.

Trong những ngày hội, lễ khi xuất hiện cồng chiêng là xuất hiện văn nghệ. Tùy theo khả năng kinh tế (rượu thịt) mức độ từng nơi có khác nhau.

Nhưng về hình thức mỗi con người hầu như bộc lộ hết mình trong các sinh hoạt cộng đồng. Ðánh chiêng, múa hát đã trở thành phong tục truyền thống, thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống đồng bào. Vì thế cồng chiêng đã đạt tới mức độ hoàn chỉnh khá cao về giai điệu, tiết tấu, hòa âm và đối vị. Con người Tây Nguyên thông qua nghệ thuật biểu hiện của

cồng chiêng đã biểu lộ tinh thần thượng võ, đoàn kết thương yêu nhau, hiểu biết tâm tư, tình cảm của nhau. Nó còn biểu lộ những khả năng sử dụng cồng chiêng tuyệt vời của từng cá nhân và tập thể.

Một thực tế hiện nay ở Tây Nguyên là nạn "chảy máu cồng chiêng". Cồng chiêng đã bị mua bán, cân lên như những thứ phế liệu khác. Theo điều tra gần đây nhất, số lượng cồng chiêng ở Tây Nguyên đã giảm 80% so với trước đây. Việc săn lùng cồng chiêng như một món đồ cổ là vấn đề quan tâm hiện nay ở Tây Nguyên. Cồng chiêng là vốn di sản văn hóa dân tộc cần phải được bảo vệ và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và phát huy vốn truyền thống này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền văn hóa dân tộc tây nguyên (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w