Phong tục kỳ thú ở Tây Nguyên –Nguồn:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền văn hóa dân tộc tây nguyên (Trang 36 - 43)

http://taynguyennews.net/TabID/87/EntryID/834/4-phong-tuc-ky-thu-o-Tay- Nguyen.aspx

Nhà Rông còn là nơi để các thanh niên nam nữ đến gặp gỡ, tỏ tình và kết duyên chồng vợ. Theo tập tục ở đây, thanh niên chưa vợ, chưa chồng ban đêm phải đến ngủ tại nhà Rông, ngay cả phụ nữ chết chồng hay li dị chồng cũng vậy. Tuy gần gũi nhau, nhưng trai gái các buôn làng không bao giờ để xảy ra chuyện ái tình vụng trộm, do bị phong tục lên án gắt gao và bị lệ làng phạt vạ rất nặng. Người ta gọi một ngôi làng không có nhà Rông là "làng đàn bà", tức cũng gần như nói một cái làng chưa ra làng, chưa xứng đáng là làng. Đấy mới chỉ là một tập hợp rời rạc những cái nhà chưa có hồn, trong đó chứa những sinh linh cũng chưa có hồn, chưa thật sự là con người, bởi người ta chỉ thành người khi được thổi vào đấy hồn người, mà hồn người đối với người Tây Nguyên thì phải là hồn làng.

Nhà Rông được coi là linh hồn của làng,nơi hội tụ khí thiêng của đất trời, sông núi, là nơi lưu giữ những giá trị thiêng liêng của buôn làng. Buôn làng có nhà Rông như được tiếp thêm sức sống.Theo tư duy truyền thống của đồng bào các dân tộc thì nhà Rông là một thành tố không thể thiếu trong đời sống cộng đồng (văn hóa làng). Nhà Rông bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh thái tự nhiên, vừa hùng vĩ vừa tiềm ẩn những yếu tố tâm linh, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên.

một làng, một tộc người. Nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số thì “Dân tộc – Làng – Nhà Rông” là mối quan hệ không thể tách rời, cũng như làng của người Kinh gắn với cây đa, bến nước, sân đình. Nhà Rông hùng vĩ vươn lên bầu trời với hình dáng như một lưỡi búa khổng lồ biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, thể hiện tinh thần thượng võ, đầy uy quyền, như là chế ngự không gian và thời gian để khẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng.

Làng – nhà Rông – lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Văn hóa làng sản sinh ra văn hóa lễ hội và văn hóa nhà Rông, lễ hội dân gian truyền thống tôn vinh quyền uy của nhà Rông còn nhà Rông lại là điều kiện và môi trường để thể hiện lễ hội. Cả hai đều có ý nghĩa duy trì lẫn nhau và nằm trong nhau. Trong khi đó thì lễ hội là đất sống của gần như tất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phong tục, tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục, ngôn ngữ, ứng xử... bởi thế nên nhà Rông lại càng có vị trí hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhà Rông vừa có giá trị văn hóa vật thể (hữu hình), lại vừa có giá trị văn hóa phi vật thể (nội dung bên trong, nơi thể hiện lễ hội). Những hình ảnh bếp lửa nhà Rông bập bùng, những ghè rượu cần cột thành dãy hai bên bếp, âm thanh trầm hùng của cồng chiêng, những vòng xoang uốn lượn và gương mặt rạng rỡ của các già làng, các chàng trai cô gái trong lễ hội ở nhà Rông thể hiện một không gian văn hóa hết sức mộc mạc, đầm ấm, quây quần trong sự cố kết cộng đồng không thể tách rời làm nên bản sắc phong phú, độc đáo của văn hóa truyền thống dưới mái nhà Rông.

Men theo những huyền thoại trong những trường ca, sử thi cổ, tôi lặn lội đến Tây Nguyên để được chìm vào không gian văn hóa nhà rông, nơi hội tụ toàn bộ văn hóa tinh thần của làng, vốn được coi là bộ phận thiêng liêng trong đời sống đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, cả về vật chất cũng như tinh thần Nhà Rông thường dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15 - 16m, nhưng có những ngôi chỉ cao 7-8m... Tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên còn là ở kết cấu của ngôi nhà. Nhà Rông của người Tây Nguyên không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối, chắp đều được chặt, đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc.Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau. Cầu thang lên Nhà Rông, các dân tộc thường đẽo 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc khác nhau. Người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn, người Ja Rai là hình quả bầu đựng nước, người Xê Đăng, Jẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền, có Nhà Rông trên nút đầu của cầu thang lại tạo dáng hình ngực thiếu nữ... Kể từ ngày Nhà Rông được khánh thành, con trai làng chưa vợ đều phải đến đây ngủ để bảo vệ. Bởi vậy, kiến trúc dân gian của nhà Rông hết sức độc đáo và mỗi dân tộc mang một kiểu cách khác nhau. Tất cả được xây dựng bằng đôi tay tài hoa, bằng cả trí tuệ và sức lực của cộng đồng. Nhà Rông gắn chặt với tâm lý, tình cảm và sinh hoạt xã hội, tôn giáo của đồng bào Tây Nguyên. Xa nhà Rông thì nhớ, đến với nhà Rông thì vui. Nhà Rông là trái tim của buôn làng đời đời không thể nào xoá nhoà trong tâm trí người Tây Nguyên.

Tây Nguyên gồm có 2 nhà Rông là nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống, tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao, có mái to, cao chót vót. Có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu. Nhà Rông mái được gọi là Rông Ana, nhỏ hơn, có mái thấp. Hình thức bên

ngoài và bên trong đơn giản hơn.Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những vật, những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà Rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Nhà Rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ. Truyền thuyết kể rằng, tổ tiên của người Ê Đê là ở vùng biển, nên trong tâm thức hay văn hóa, sinh hoạt của người Ê Đê cũng có ảnh hưởng ít nhiều.

Người Ê Đê chọn hướng Bắc - Nam

để làm cổng chính cho nhà Dài

của mình. Vách nhà hẹp dần từ

trên xuống, giống như lòng con

thuyền cũng thu hẹp dưới đáy...

Thường nhà Dài Ê Đê có hai cầu

thang, một là cầu thang Cái - dành riêng cho phụ nữ và khách quý lên xuống. Đỉnh của cầu thang được đẽo giống như mũi con thuyền, phía dưới có một vầng trăng khuyết và bộ ngực phụ nữ tượng trưng cho chế độ mẫu hệ. Cầu thang Đực thường nhỏ hơn rất nhiều và được đặt cách xa phía bên trái (cũng có nhà được thiết kế có nhiều cầu thang Đực) dành cho những người đàn ông trong gia đình lên xuống. Thường bậc của 2 loại cầu thang trên có số lẻ: 3, 5, 7 (người Ê Đê thích nhất con số 7).

Điều thú vị là nếu bạn muốn biết gia đình nào có bao nhiêu con gái, hãy nhìn vào cửa sổ. Nhà nào có bao nhiêu cửa sổ thì có bấy nhiêu con gái, cửa sổ nào đóng kín nghĩa là cô gái ấy chưa bắt chồng, còn cửa sổ nào mở rộng có nghĩa là cô gái ấy đã bắt chồng.

Và mỗi dân tộc Tây nguyên thường có một nhà rông với những nét riêng về hình dáng và cách trang trí nhưng đều là ngôi nhà chung lớn nhất của cả buôn, nơi đây thường diễn ra các buổi sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn… Nhà rông nào càng to thì chứng tỏ buôn đó càng giàu có và thịnh vượng.

Lễ hiến trâu

Trong những dịp trang trọng như mừng

chiến thắng, khánh thành nhà Rông, lễ

cầu an, lễ xóa điềm gở cho buôn làng, hay

hội hè, tết nhất... không thể thiếu lễ đâm

trâu - một nghi thức thể hiện lòng tin với các

vị thần; đặc biệt là Yàng (Trời). Lễ đâm trâu (hay còn gọi là lễ ăn trâu) thường kéo dài trong khoảng 2 - 3 ngày tại sân trước nhà Rông.

Con Trâu (vật hiến thần) được cột vào gốc nêu bằng dây rừng mềm và dẻo. Ngày đầu tiên của lễ đâm trâu bắt đầu bằng màn nhảy múa, đánh trống, khua chiêng của đồng bào xung quanh cây nêu. Chờ tới khi dân làng tề tựu đông đủ, già làng (có nơi mời thầy cúng) đến đứng gần cột Gingga cất giọng trang nghiêm, cầu khẩn các vị Thần linh về chứng giám tấm lòng thành và nhận lễ vật làng dâng tặng. Khi tiếng cầu khẩn vừa dứt cũng là lúc âm thanh của cồng, chiêng nổi lên vang động với điệu cổ Juar. Hai trai làng cởi trần đóng khố, tay cầm gươm và tấm khiêng từ phía nhà Rông tiến tới gần cây nêu. Trong tư thế vờn nhau, 2 dũng sĩ cố tìm ra những điểm yếu của đối phương. Bất chợt xuất hiện một nhân vật thứ ba cũng với trang phục dũng sĩ nhưng dáng vẻ oai phong mạnh mẽ hơn nhiều, tay cầm cây

mác dài vờn con trâu. Bị khiêu khích, trâu bắt đầu lồng lên trong tiếng reo hò vang động của lũ làng vây chung quanh. Hai dũng sĩ diễn lại cuộc đọ sức với mức độ mỗi lúc một căng thẳng. Cuối cùng, một trong hai đối thủ đuối sức đành buông gươm và khiên, cúi xuống chịu bại trận. Người thắng trận hiên ngang bước đi trong tiếng ca vang của những người xung quanh. Tiếp theo là điệu múa của các cô gái núi rừng Tây Nguyên và đêm lửa hồng bập bùng.

Bí ẩn về cây si ở buôn Đôn

Khắp Buôn Đôn (Đắk Lắk), đâu cũng có những cây si xanh um và mát rượi, giống cây sống dẻo dai và mặc nắng to, mưa lớn, mặc gió bão hay những trận lũ quét ầm ầm từ thượng nguồn sông Sêrêpốk đổ về. Giờ đến du lịch buôn Đôn, không chỉ được ngắm tận mắt, sờ tận tay và nghe tận tai câu chuyện về tàng si hiếm thấy, bạn còn được đi dạo trên chiếc cầu treo luồn ngoằn ngoèo giữa đám rễ si dài hàng trăm mét kéo hút tầm mắt. Đi giữa “tấm mạng nhện khổng lồ” ấy trong tiếng suối róc rách, bạn còn được nghe tiếng chim K'tia hót láy và đung đưa theo nhịp của chiếc cầu để sang ngắm đảo Ea Nô. Mát và trong vắt, dòng nước từ thượng nguồn đổ về đều bị chùm rễ chia thành những dòng nước nhỏ trôi tiếp về phía xa xa... Truyền thuyết kể rằng: “Ngày xưa, xưa lắm, có một cô gái Ê Đê bên này sông Sêrêpốk yêu một chàng trai M'Nông bên kia sông. Nhà cô giàu có lắm, bắp đầy nhà, trâu đầy chuồng, ché rượu đầy vách... nên không chấp nhận chàng trai vì nhà chàng nghèo. Để được sống bên nhau suốt đời, cô gái trốn nhà cùng chàng trai. Cha mẹ cô gái sai người đuổi theo và bắt được, nhốt cô vào buồng. Tìm đủ cách nhưng không cứu được cô gái, chàng trai ngồi buồn bã rồi chết ngay bên dòng sông. Một thời gian sau, nơi ấy mọc lên một

cây si nhỏ. Nhận được tin, cô gái xót thương, khóc lóc nhiều ngày nên đổ bệnh rồi cũng hồn lìa khỏi xác bay đi tìm chàng trai. Bỗng một ngày, phía bờ sông bên này cũng mọc lên một cây si nhỏ. Cứ thế, theo từng con trăng, hai cây si lan ra mép nước, vươn ra bờ bên kia để mọc, cuối cùng là chúng mọc đan xen nhau như 10 ngón tay thon nhỏ của cô gái được sự che chở từ 10 ngón tay gân guốc và ấm áp của chàng trai... Lâu dần, lũ làng Ê Đê và M'Nông cũng coi đó như một biểu tượng vĩnh cửu trong tình yêu của con trai, con gái buôn mình...” Giờ đây, khi đi trên chiếc cầu treo ấy (được làm cách đây 6 năm bằng tre, nứa, lồ ô, dài trên 500m, bắc qua một trong 7 nhánh sông Sêrêpốk), đôi khi người ta vẫn cảm được hay chợt nghe thấy tiếng thì thầm, than vãn của đôi trai gái yêu nhau nhưng bạc mệnh thuở nào...

Hội voi Đắk Lắk

Mỗi khi bước vào hội, voi phải được cúng trước cổng trại mỗi buôn để Yàng (Trời) đuổi con ma đi và mang thêm nhiều sức mạnh tới cho voi và các quản tượng. Ba ché rượu cần ngon

nhất, gà, heo con thui (chia ba phần), rượu trộn huyết heo, cơm trăng, gạo sống là những thực phẩm dùng cho các thầy cúng, già làng thực hiện lễ cúng trong tiếng cồng chiêng vang dội. Sau lễ cúng, các nài voi uống rượu cần, ăn thịt heo và đổ rượu lên đầu voi, khi ấy mới chính thức công nhận cho voi vào hội.

Hay là các nghi thức cúng bếp lửa, cầu nữ thần Mặt trời theo phong tục của người M'Nông, lấy lửa theo cách cổ xưa từ đá và từ tre, nứa. Đan xen trong đó là nghi lễ Gọi Yàng (Drông Yang) trong tiếng chiêng Aráp cổ truyền: “Hỡi

thần lửa, thần mặt trời! Hãy ban cho buôn làng ngọn lửa, cho con trai khỏe mạnh, con gái duyên dáng, cho trẻ con tiếng cười... ơi Yàng”.

Bên cạnh đó là diễn tấu các loại chiêng Cưng Knah, Ky pah, Cung Bor, Goong pêh, Tưng Kok, đàn đá, múa nến,... Kết thúc lễ hội lửa, trong tay mọi người ai cũng được trao một cây nến lửa và cùng chung vui bên ché rượu cần, múa xoay quanh cột lễ, đống lửa khổng lồ. Đặc biệt, các nhạc cụ gọi là chiêng như trên đều làm bằng tre nứa, có tiếng kêu khi như tiếng đàn T'rưng gọi Tiên lúa về mừng mùa mới, khi lại róc rách như tiếng suối chảy,

lúc như tiếng gió thổi trên ngàn, tiếng giã gạo,...

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nền văn hóa dân tộc tây nguyên (Trang 36 - 43)