Nghiên c ứ u thi ế t l ậ p bài toán quy ho ạ ch tuy ế n tắnh trong phân b ổ tà

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng phương pháp quy hoạch tuyến tính trong bài toán phân bổ tài nguyên nước tỉnh cao bằng (Trang 92 - 94)

Qua bảng trên, nhận thấy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nguồn nước dưới đất chỉ phục vụ cho một phần nhu cầu sử dụng nước của sinh hoạt, còn các ngành khác sử dụng nguồn nước mặt.

b. Phương án 2

Kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng phát triển theo quy hoạch, công tác tìm kiếm nguồn NDĐ thuận lợi, việc khai thác nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp theo hướng giảm dần khai thác nước mặt, tăng phương thức khai thác nước ngầm. Căn cứ xây dựng phương án này dựa vào kết quả tắnh toán trữ lượng tiềm năng nước ngầm ở tỉnh vào khoảng 1.592.425 m3/ngày, ngưỡng khai NDĐ được tắnh bằng 40% trữ lượng tiềm năng thì trữ lượng nước trong tỉnh có thể khai thác được là 636.970 m3/ngày, trong khi hiện trạng khai thác nước ngầm ở tỉnh mới đạt 15.013 m3/ngày chiếm 2,36% trữ lượng có thể khai thác.

Dựa trên các cơ sở trên, nguồn nước mặt và nguồn NDĐ cung cấp cho nhu cầu sử dụng nước năm 2015 và 2020 thể hiện chi tiết Bảng 3.20

Bảng 3.20. Tỷ lệ phân bổ chia sẻ nguồn nước năm 2015 và 2020 _ PA2

Đơn vị: %

Nguồn nước phân bổ cho các ngành

Sinh hoạt + dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

Khu dùng nước Nhu cầu Khai thác từ NDĐ Khai thác từ NM Nhu cầu Khai thác từ NDĐ Khai thác từ NM Nhu cầu Khai thác từ NDĐ Khai thác từ NM Sông Gâm 100 98,01 1,99 100 96,75 3,25 100 0 100 Sông Bằng 100 77,16 22,84 100 77,34 22,66 100 0 100 Sông Bắc Vọng 100 100 0 100 100 0 100 0 100 Sông Quây Sơn 100 100 0 100 100 0 100 0 100

3.3. Ứng dụng quy hoạch tuyến tắnh trong phân bổ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng Bằng

3.3.1.Nghiên cứu thiết lập bài toán quy hoạch tuyến tắnh trong phân bổ tài nguyên nước nguyên nước

Các bước cơ bản khi tiếp cận phân tắch ứng dụng quy hoạch tuyến tắnh trong phân bổ tài nguyên nước, bao gồm:

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quy hoạch tuyến tắnh trong bài toán phân bổ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng

1. Lựa chọn hệ thống, trong trường hợp này là một lưu vực hay một phụ lưu sông với số liệu đầy đủ về các hộ sử dụng trên lưu vực đó để phân tắch

2. Thu thập số liệu và phân tắch sơ bộ toàn cảnh lưu vực; nếu lưu vực gồm nhiều phụ lưu lớn có các hộ sử dụng nước với các yêu cầu về sử dụng nước và giá trị sinh ra từ việc sử dụng nước đó khác nhau thì phải cân nhắc phân chia toàn bộ hệ thống (lưu vực sông) thành các phụ hệ thống (phụ lưu vực); trong trường hợp này phải xác định mối quan hệ qua lại giữa các phụ hệ thống này để làm cơ sở cho việc thiết lập hàm toán học mô tảđại diện mối tương tác này.

3. Đối với mỗi hệ thống (lưu vực, phụ lưu vực) tiến hành phân tắch và xác định các thành phần cấu thành nên toàn bộ hệ thống. Các thành phần của hệ thống bao gồm: các cơ sở hạ tầng kiểm soát nguồn nước (hồ đập chứa nước, các đoạn sông chắnh, các cơ sở và hộ sử dụng nước chắnh); các nguồn cung cấp nước chắnh trong lưu vực/phụ lưu vực và chất lượng nguồn nước theo các tiêu chuẩn và mục đắch sử dụng khác nhau; các chắnh sách, yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước.

4. Xác định mối tương tác giữa các thành phần của hệ thống và định lượng hóa các quan hệ tương tác này.

5. Xác định mức độưu tiên và nhu cầu cấp nước cũng như lượng nước tiêu thụ thực tế hiện tại của từng hộ sử dụng, đồng thời xác định giá trị sinh lợi từ việc sử dụng nước nêu trên của từng hộ sử dụng nước trong lưu vực/phụ lưu vực.

6. Xác định tập hợp các nguyên tắc và quy tắc để quy đổi và chuyển đổi mức độưu tiên, nhu cầu cấp nước và lượng nước tiêu thụ thực tế về một đại lượng đơn vị có thể tắnh được.

7. ỀCông thức hóaỂ các quan hệ của việc tiêu thụ sử dụng nước giữa các hộ sử dụng và các phụ hệ thống nêu trong điểm 2 nói trên, các nguồn cung cấp nước nêu trong điểm 3 nói trên và giá trị sinh lợi từ việc sử dụng nước; từđó thiết lập hàm tối ưu hóa (hay còn gọi là hàm mục tiêu).

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quy hoạch tuyến tắnh trong bài toán phân bổ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng

8. ỀCông thức hóaỂ các mức độưu tiên cũng như nhu cầu cấp nước của các hộ sử dụng nhưđã nêu trong điểm 4 nói trên để thiết lập các hàm ràng buộc (hay còn gọi là các hàm điều kiện).

9. Sử dụng một phần mềm chuyên môn để tìm lời giải của hàm tối ưu hóa hàm mục tiêu theo tập hợp các điều kiện ràng buộc.

10. So sánh lượng nước phân bổ tối ưu (theo lời giải nêu trong mục 8 nói trên) và lượng nước thực tế mà các hộđang tiêu thụđểđánh giá hiệu quả của hệ thống.

11. Đề xuất các giải pháp để sử dụng tài nguyên nước hiệu quả hơn. Như vậy, phân tắch hệ thống trong phân bổ chia sẻ tài nguyên nước dù theo hướng tiếp cận bài toán xuôi hay ngược như đã nêu ở trên là rất phức tạp, đòi hỏi đóng góp của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước (vắ dụđể phân chia ra các phụ hệ thống, xác định nhu cầu sử dụng của từng hộ sử dụng tài nguyên nước, xác định các nguồn tài nguyên nước trong lưu vực), các ý kiến của các nhà hoạch định chắnh sách (vắ dụđể xác định mức độưu tiên cấp tài nguyên cho các hộ sử dụng khác nhau), các chuyên gia toán - tin học (vắ dụ để trợ giúp Ềcông thức hóaỂ và thiết lập các hàm tối ưu và các hàm ràng buộc và lựa chọn phần mềm để giải tập hợp các hàm này).

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng phương pháp quy hoạch tuyến tính trong bài toán phân bổ tài nguyên nước tỉnh cao bằng (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)