Samsung hiện là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới. Hãng công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc này hiện cung cấp chip và ổ đĩa flash cho Apple. Mối quan hệ hợp tác của Samsung và Apple mới có từ vài năm trở lại đây, Samsung vừa là nhà cung cấp vừa là đối thủ của Apple trong mảng điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Năm ngoái, hai công ty này đã có nhiều tranh chấp khi Apple buộc tội Samsung nhái phần mềm và kiểu dáng của iPhone. Đáp lại, Samsung cũng kiện Apple tội vi phạm bản quyền. Trong phiên giao dịch hôm thứ 5, cổ phiếu của Samsung đã tăng giá sau phán quyết của tòa án Hà Lan và thông tin Steve Jobs từ chức.
Mặc dù có những tranh chấp, nhưng 2 công ty này vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và phân phối. Nhiều báo cáo cho biết mối quan hệ hợp tác này đáng giá trên 5 tỷ USD.
Apple - Sony: Đối thủ cạnh tranh trên thị trường giải trí gia đình
Những thiết bị "mình hạc xương mai" chính là vũ khí cạnh tranh của 2 gã khổng lồ này. Apple sẽ là đối thủ cạnh tranh của Sony trong cuộc đua phát triển thế hệ máy tính "siêu mẫu" - những chiếc máy tính xách tay siêu mỏng và siêu nhẹ. Đây là lời nhận xét của Aleksandra Bosnjak, chuyên gia phân tích của StrategyEye.
Bosnjak cho rằng chiếc laptop siêu mỏng MacBook Air mà Apple vừa giới thiệu tại Macworld năm nay là một bước đi thông minh của Quả táo.
"Chúng tôi cho rằng năm 2008, làng công nghệ sẽ được chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa hai gã khổng lồ Apple và Sony" - Bosnjak nhận xét.
Chuyên gia phân tích này cho rằng người dùng sẽ dễ dàng bỏ qua những hy sinh về mặt công nghệ (chẳng hạn như ổ đĩa quang) để được sở hữu chiếc laptop mỏng nhất thế giới. Bosnjak cho rằng nên nhìn nhận MacBook Air như một phần trong chiến dịch xâm lấn thị trường giải trí gia đình kết nối mạng đang phát triển hiện nay.
"Nếu nghĩ như thế thì MacBook Air là một bước đi thông minh của Apple. Với mức giá không quá cao đủ để hấp dẫn người dùng. Chắc chắn đối với một số người đó sẽ là một món hời nhất là khi so sánh MacBook Air với một số sản phẩm khác của hãng" - Bosnjak nhận xét.
Tuy nhiên, thị trường giải trí gia đình nối mạng không phải là chốn đồng không hiu quạnh. Tại đây, Apple sẽ phải đối mặt với Microsoft, Sony và Google.
"Người dùng chấp nhận MacBook Air vì mức giá của nó. Nhưng chính sự quá trau chuốt vào vẻ ngoài, việc thường xuyên nâng cấp và thay đổi thiết kế sản phẩm cũng khiến người dùng cảm thấy e dè với Apple" - Bosnjak phát biểu.
Sai lầm của các đối thủ Apple
HP, Samsung, Motorola, HTC và một loạt công ty đang ấp ủ giấc mơ máy tính bảng đã lạc lối khi quá tập trung vào phần cứng trong cuộc đua mà Apple gọi là thời kỳ "hậu PC" đầy hấp dẫn.
Samsung Galaxy Tab, Motorola Xoom, HP TouchPad... lần lượt ra đời và nhận được nhiều lời ca ngợi rằng đây là đối thủ xứng tầm, là kẻ ngáng đường iPad. Tuy nhiên, ngay
khi iPad 2 ra đời, quan điểm của các chuyên gia phân tích đã thay đổi. "Khi những đối
thủ khác còn đang cố bắt chước iPad thế hệ đầu thì chúng tôi công bố iPad 2 và nới rộng khoảng cách trong cuộc cạnh tranh, khiến họ một lần nữa lại bị tụt hậu", Steve Jobs tự hào tuyên bố.
iPad 2 ra đời làm lu mờ loạt tablet xuất hiện đầu năm 2011. Ảnh:EnGadget.
CEO của Apple thẳng thừng đả kích Xoom có giá quá cao, Galaxy Tab chỉ đạt doanh thu nhỏ bé còn nhiều hãng khác chỉ là những kẻ chuyên đi sao chép. Tổng hợp của trang Telegraph cho thấy giới quan sát có vẻ đồng ý với nhận xét của Jobs.
Chuyên gia Adam Leach, thuộc công ty Ovum, cho hay: "Apple có lợi thế dẫn đầu, nhưng các đối thủ như Samsung, Motorola, HP, HTC và RIM cũng đều chỉ biết cố gắng lặp lại trải nghiệm mà Apple đem đến cho người dùng, thay vì đem đến những điều mới mẻ". Sarah Rotman Epps, nhà nghiên cứu của Forrester Research, nhận xét: "Các sản phẩm cạnh tranh vớiiPad nghe có vẻ rất ấn tượng nhưng lại mắc sai lầm về chiến lược phân phối cùng giá bán quá cao bởi mức giá 500 USD của iPad rất khó để vượt qua".
Carolina Milanesi thuộc Gartner cũng nhận định các nhà sản xuất tablet vẫn không khắc phục được nhược điểm mà các hãng điện thoại mắc phải khi cạnh tranh với iPhone: họ cố tạo ra một cuộc chiến về phần cứng. Họ tự hào vì sản phẩm có đầy đủ các kết nối, bộ vi xử lý mạnh, có khả năng hoạt động đa nhiệm "thực thụ"... Nhưng rốt cuộc, cấu hình cao không đủ để những "đứa con cưng" của họ đạt doanh số 100 triệu máy chỉ với 4 phiên bản như iPhone hay 15 triệu máy chỉ sau 1 năm như iPad. Người ta có thể thấy Xoom hơn điểm này, TouchPad hơn điểm kia so với máy tính bảng của Apple, nhưng xét toàn diện, chúng không tạo cảm giác đột phá.
Trong khi đó, Steve Jobs cũng không cần che giấu bí quyết thành công của hãng: "Công nghệ thôi chưa đủ. Muốn hoàn hảo, công nghệ phải đi đôi với nghệ thuật và sự tiện dụng". Cùng quan điểm này, Rahul Sood, một giám đốc thuộc Microsoft, cũng phải ca ngợi MacBook và nói rằng các nhà cung cấp quá tập trung vào thông số kỹ thuật trong khi người tiêu dùng phổ thông lại không mấy để ý đến cấu hình, trừ một số chi tiết về bộ nhớ, dung lượng, tốc độ.
Thứ họ quan tâm hơn là kiểu dáng thiết kế. Bởi thế, dù tuần sau iPad 2 được phân phối, người sử dụng vẫn không hề biết sản phẩm sẽ có RAM 256 MB như bản cũ hay 512 MB giống iPhone 4, camera có cảm biến bao nhiêu megapixel... Giới công nghệ cho rằng phải chờ đến các kỹ sư iFixit "mổ bụng" iPad 2 thì mới có thể biết hết được cấu hình.
Tuy nhiên, không phải chuyên gia nào cũng đánh giá cao iPad 2. Theo Jack Gold thuộc công ty phân tích J. Gold Associates, người tiêu dùng đang bị Apple "mê hoặc" bằng những ngôn từ bỏng bảy chứ sản phẩm không quá khác biệt so với thế hệ đầu, đặc biệt là khi so sánh với Motorola Xoom. Đây chỉ đơn giản là bản nâng cấp chứ không phải là một sự thay đổi lớn, do đó Apple chỉ nên gọi máy tính bảng của họ là iPad 1.5.
Dù vẫn còn một số lời chê bai và những điểm thất vọng với iPad 2, qua thành công
của iPod,MacBook Air, iPhone và iPad, các hãng có thể rút ra bài học rằng cấu hình
mạnh chưa bao giờ đem lại lợi thế cho họ khi cạnh tranh với Apple.
-.Apple có chuỗi các của hàng bán lẻ trực tiếp của chính mình và website bánhàng trực tuyến qua mạng internet.Điều đó giúp khách hàng có nhiều lựa chọn trong phương thức tiếp cận sản phẩm
Ngày 19-5-2001, Apple chính thức khai trương 2 cửa hàng bán lẻ đầu tiên tại bang California và Virginia của Mỹ. Tại thời điểm đó, đây bị xem là một quyết định rất mạo hiểm của Apple khi chọn những vị trí có chi phí mặt bằng rất đắt đỏ, và cũng tại đấy, Gateway phải đóng cửa các cửa hàng bán lẻ trước đó không lâu. Tuy nhiên, chỉ sau 2 ngày cuối tuần, Apple vui mừng công bố "2 cửa hàng bán lẻ đã đón tiếp hơn 7.700 khách với tổng doanh thu đạt 599.000 USD", trích thông cáo báo chí ngày 21/05/2001, khách hàng đã phản hồi rằng họ rất thích thú với cửa hàng, từ đội ngũ nhân
viên có trình độ, quầy Genius Bar đến cách thiết kế cửa hiệu và bài trí các sản phẩm công nghệ, nhân viên bán hàng của hãng được học một triết lý bán hàng có vẻ hơi lạ: công việc không phải là bán sản phẩm, mà là giúp khách hàng giải quyết vấn đề. Apple đã đặt ra quy định về "các bước phục vụ khách hàng" bao gồm: "Lại gần khách hàng với thái độ chào đón thân tình", "Hỏi han lịch sự để hiểu các nhu cầu của khách", "Đưa ra một giải pháp để khách hàng có thể áp dụng tại nhà ngay trong ngày", "Lắng nghe và giải quyết bất kỳ vấn đề hay lo ngại nào của khách hàng", và "Kết thúc bằng lời chào tạm biệt thân tình và lời mời quay trở lại”
Cách Apple kiểm soát trải nghiệm của khách hàng cũng đi vào từng chi tiết nhỏ nhất. Tài liệu đào tạo mật của hãng thậm chí còn nêu rõ từng câu nói cụ thể mà các kỹ thuật viên tại các gian hàng bán lẻ phải nói với khách hàng để biểu lộ cảm xúc.
Chẳng hạn: "Hãy lắng nghe và hạn chế phản ứng của bạn bằng những lời trấn an đơn giản rằng bạn đang làm đúng như những gì khách yêu cầu. "Vâng, vâng, tôi hiểu ạ"..."
Bất kỳ nhân viên nào của Apple đến muộn 6 phút trong ca làm việc của người đó 3 lần trong 6 tháng sẽ bị cân nhắc sa thải. Mặc dù không chịu mức doanh số tối thiểu, các nhân viên phải bán được các gói dịch vụ đi kèm thiết bị. Những ai không bán đủ gói dịch vụ sẽ bị đào tạo lại hoặc chuyển vị trí công tác.
Để được nhận vào làm trong gian hàng bán lẻ của Apple, các ứng viên thường phải vượt qua hai vòng phỏng vấn, với các câu hỏi về kỹ năng lãnh đạo và giải quyết vấn đề, mức độ hứng thú đối với sản phẩm của Apple. Trong khi hầu hết các hãng bán lẻ phải chật vật tìm nhân viên, thì đơn xin việc tại các gian hàng của Apple luôn đầy chật. Một khi đã được tuyển, nhân viên mới sẽ được đào tạo kỹ lưỡng tại các lớp học về nguyên tắc dịch vụ khách hàng của họ. Khi đến nhận việc trực tiếp tại cửa hàng, nhân viên mới sẽ phải "núp bóng" các nhân viên có kinh nghiệm và không được phép tự mình tương tác với khách hàng cho tới khi được công nhận là đã sẵn sàng để làm công việc này. Giai đoạn "thực tập" này có thể kéo dài hai tuần hoặc hơn.
Các nhân viên hỗ trợ kỹ thuật thậm chí được đào tạo nhiều hơn tại nhiều cơ sở của Apple trên toàn thế giới, sau đó được cấp chứng chỉ và thường xuyên bị kiểm tra kỹ năng. Ngôn ngữ được các kỹ thuật viên sử dụng cũng là một vấn đề. Một cựu nhân viên kỹ thuật của Apple cho biết, họ được yêu cầu sử dụng từ "hóa ra là" thay vì "chẳng may" để giảm bớt tính tiêu cực khi không thể giải quyết một vấn đề kỹ thuật nào đó.
Apple nổi tiếng kín đáo. Chính sách “tối mật” của hãng rất nghiêm ngặt, với những điều nội quy, luật lệ “im hơi lặng tiếng” xuyên suốt từ hàng ngũ lãnh đạo cao cấp tới tất cả các nhân viên bán lẻ.
Cũng chính vì thế, đời sống công việc trong Apple diễn ra như thế nào luôn là đề tài hấp dẫn của những người không làm trong Apple, đặc biệt là bộ phận bán hàng, vì đây là nơi trực tiếp tiếp xúc với các khách hàng và thường xuyên phải trả lời các câu hỏi về sản phẩm nhiều nhất.
Một nhân viên giấu tên của một Apple Store đã tiết lộ với Popularmechanics, tạp chí của Mỹ chuyên về mảng thông tin khoa
học và công nghệ, về cuộc sống đằng sau các gian hàng bán lẻ. Thật thú vị là bài báo này đăng trên website của Popularmechanics với tác giả cũng là một người ẩn danh.
Những lần ra sản phẩm mới
Nhân viên Apple Store cho biết họ hoàn toàn không hề biết gì về sản phẩm mới cho đến khi công ty chính thức đưa ra lời công bố. “Chúng tôi không được thông báo gì về những sản phẩm sắp ra mắt, và cũng không được phép dự đoán công khai”, nhân viên này cho
biết và nhấn mạnh bất cứ ai dự đoán, tự biên tự chế ra các sản phẩm hoặc đặc điểm của sản phẩm – đặc biệt là “tán dóc” với khách hàng, họ sẽ gặp rắc rối. Vì tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng nên các nhân viên của Apple Store luôn bị hỏi về iPhone hay iPad tiếp theo, có lúc đến 5 lần mỗi ngày, nhưng họ hoàn toàn không biết gì. Tuy nhiên, chỉ cần họ hé lộ một chút gì đó, đại loại như “chiếc iPad tiếp theo sẽ có camera”, họ sẽ nắm chắc phần rắc rối, dù không biết lời nói trên đúng hay sai, có căn cứ hay chỉ là lời nói vô cớ. Vào ngày Apple đưa ra lời công bố chính thức về sản phẩm mới, mọi người tại các gian hàng bán lẻ đều xem sự kiện này.Ngày hôm đó, họ có thể dễ dàng xin nghỉ việc để ở nhà xem bài phát biểu của lãnh đạo. Các giám sát bán hàng không bao giờ nói “không”. Sau đó, họ bắt đầu chuẩn bị cho các nhân viên về sự kiện tung hàng lớn, bắt đầu lên lịch làm ca dày đặc. Trong kỳ Apple tung ra iPhone 4 vừa qua, công ty đã mua thực phẩm để phục vụ bữa ăn tận nơi cho các nhân viên bán hàng, thậm chí cả dịch vụ mat-xa cho những nhân viên làm thêm giờ. Ngoài ra, các nhân viên bán hàng sẽ được thưởng “đậm” nếu làm thêm vào ngày ra mắt sản phẩm mới.
Bán, bán và bán
Các nhân viên bán hàng không được trả hoa hồng, nhưng sẽ đáng lo ngại nếu không bán đủ định mức doanh số.Họ còn phải bán các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc AppleCare khác.Thực tế, những dịch vụ này không quá khó bán, vì chúng không quá tệ.Các nhân viên luôn phải công bố doanh số của họ, và tất nhiên họ có thể nhìn thấy doanh số của nhau.Nó cho thấy mỗi người kiếm được bao nhiêu tiền cho công ty.Nếu không bán tốt, họ sẽ phải gặp quản lý và trả lời các câu hỏi vì sao không bán được nhiều hàng.
Các nhân viên luôn bị hút vào nền văn hóa cạnh tranh cao.Họ luôn phải thấm nhuần tư tưởng bán, bán và bán.
Tinh thần tôn sùng Apple
Thỉnh thoảng, Apple cư xử như thể họ là một cái gì đó cần được tôn sùng. Họ đưa cho nhân viên những cuốn sổ tay nhỏ, trong đó viết những “khẩu hiệu” có nội dung đại loại như “Apple là linh hồn của chúng tôi, mọi người là linh hồn của chúng tôi”. Thậm chí, Apple còn tổ chức các phiên đào tạo, “rao giảng” về nhân cách con người. Apple có chính sách rất khoan dung. Các nhân viên bán hàng có thể đi muộn 15 lần mới bị sa thải. Nhưng chỉ cần nói với báo chí hay đoán mò, tán gẫu với khách hàng về chiếc iPad thế hệ mới, tất cả sẽ chấm dứt ngay.
Lực lượng an ninh có mặt khắp mọi nơi ở các gian hàng bán lẻ của Apple. Họ không mặc đồng phục an ninh, vì thế mọi người không thể biết họ là ai, ở đâu. Nhiều người trong số lực lượng này là các cảnh sát đã về hưu, và họ được Apple trả khá hậu hĩnh. Đối phó với khách hàng xấu tính
Thực sự sốc với cách cư xử của một số khách hàng. Các nhân viên bán hàng của Apple thường xuyên chứng kiến cảnh khách hàng chen lấn, xô đẩy như thể họ mới 2 tuổi. Một số
khách hàng la hét, khóc và chửi thề.Mọi người có thể trở nên rất kinh khủng vào ngày ra mắt sản phẩm, cố hết mọi cách để mua được sản phẩm mới.
Khi mẫu iPad đầu tiên được tung ra, các nhân viên bán hàng của Apple Store đã gặp rất nhiều người bán lại đến từ Trung Quốc và luôn mua hàng, trả bằng tiền mặt. Lúc đó, để mua được iPad phải đặt trước, và thế là, những khách hàng này ngay lập tức lao đến những chiếc máy tính đặt phía sau cửa hàng, tạo ra liên tục các loại địa chỉ email, chỉ để đặt mua iPad. Có rất nhiều địa chỉ email kiểu như 9494893@ymail.com xuất hiện. Và họ còn ra sức cãi cọ với các nhân viên bán hàng về giá của iPad.Song đây là Apple, và mức giá đã được ấn định từ trước, không có bất kỳ thỏa hiệp nào.
Các nhân viên bán hàng còn phải tiếp nhận rất nhiều những khách hàng là những kẻ đi