Các quyết định về sản phẩm 1.Logo của apple:

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing của apple pdf (Trang 25 - 39)

4.3.1.Logo của apple:

Lịch sử phát triển logo Apple

25MARLịch sử phát triển và ý nghĩa của các phiên bản logo Apple.

Dấu ấn của Newton: 1975-1976

Logo đầu tiên của Apple do Ronald Wayne thiết kế vào năm 1976, người thỉnh thoảng được cho là đồng sáng lập thứ 3 công ty Apple. Logo minh họa Isaac Newton ngồi dưới một cái cây cùng một quả táo treo lủng lẳng trên đầu. Câu viết trên đường diềm ngoài có ghi: “Newton… A Mind Forever Voyaging Through Strange Seas of Thought … Alone.” – Tạm dịch: Newton…một trí tuệ mãi dong duổi qua các

miền suy tưởng kỳ lạ… một mình.

Phiên bản Cầu vồng: 1976-1998

Không ngạc nhiên, logo hình ảnh cầu kỳ trên chỉ tồn tại một năm cho đến khi Steve Jobs ủy thác cho nhà thiết kế Rob Janoff nghĩ ra hướng phát triển hiện đại hơn cho logo. Thiết kế cuối cùng của Janoff sau đó trở thành một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất trong lịch sử các thương hiệu trên thế giới.

Theo Janoff, “bite-vết cắn” trên quả táo lúc đầu là giúp cho người xem nhận biết nó chính là quả táo chứ không phải là quả cà chua. Từ này sau đó được liên tưởng tới cách chơi chữ trùng âm: ‘bite-byte’, một từ rất phù hợp với đặc thù công nghệ của công ty.

Sọc màu cầu vồng trên logo, nghe đồn là xuất phát từ chính yêu cầu của Steve Jobs vì muốn nó sẽ “nhân cách hóa” công ty. Tuy nhiên, Janoff lại cho rằng, bản thân các sọc màu chẳng có ý nghĩa gì sâu xa và rằng sở dĩ sọc màu trên cùng màu xanh lá vì cái lá nằm ngay chỗ đó (!)

Logo này của Apple được sử dụng trong vòng 22 năm cho đến khi Steve Jobs quay lại với Apple vào năm 1997. Chưa đầy một năm sau đó, ông đã yêu cầu thay thế nó.

(Theo cooldesignvn – lý do logo có nhiều sọc màu sặc sỡ vì thời điểm nó ra đời, phong trào hippi với đa số là thế hệ trẻ – đang phát triển mạnh, logo vì vậy phải hợp với xu thế nếu như nó muốn có được sự “đồng cảm” từ nhóm khách hàng đông đảo này)

Làm rõ thêm nguồn gốc sâu xa xoay quanh logo này, Jean-Louis Gassée – cựu chủ tịch Apple và nhà sáng lập của BeOS – hóm hỉnh cho biết:

Một trong những bí mật sâu kín đối với tôi chính là logo của chúng tôi, biểu tượng cho sự lòng ham muốn và sự hiểu biết, nó còn bị cắn và phủ đầy các sọc cầu vồng không theo đúng trật tự tự nhiên. Bạn không thể mong đợi một logo nào hơn thế: Ham muốn, Sự hiểu biết, Hy vọng và Sự nổi loạn.

Bổ sung thêm từ Cooldesignvn: Bàn về Sự ham muốn, vết cắn trong logo Apple đôi khi cũng được so sánh với quả táo của Adam và Eva. Khi xưa ấy, vì lỡ cắn vào, hai người đã bị Thượng đế đuổi khỏi vườn địa đàng, trở thành phụ mẫu của nhân loại ngày nay. Có lẽ vì thế, ngày nay, khi đứng trước bất kỳ sản phẩm nào của Apple, người tiêu dùng không thể nào không cảm thấy “thèm khát”, khó cưỡng lại việc “cắn” vào nó.

Logo mới đã lược bỏ các dải màu, trở nên đơn sắc với phong cách hiện đại hơn. Hình dáng tổng thể của logo tuy vậy, vẫn được giữ nguyên từ lúc ra đời cho đến tận ngày hôm nay.

Chăm chút cho một trong những logo nổi tiếng nhất trên thế giới không bao giờ là đơn giản vì Steve Jobs là người luôn kiếm tìm sự hoàn hảo. Khi Jobs quay lại Apple vào năm 1997, công ty đang phải đối mặt với sự sụt giảm doanh số, Jobs và các cộng sự nhận ra rằng, logo chính là đòn bẩy cơ hội của họ. Điều này có nghĩa sự thử nghiệm với các phiên bản logo lớn hơn có thể sẽ khiến nó trở nên nổi bật hơn. Jobs cho rằng hình dáng logo Apple đã trở nên quá quen thuộc trên toàn thế giới, thì tại sao lại không đặt nó vào những nơi mọi người có thể thấy nó?

Hãy thử hình dung: Nếu đặt phiên bản cầu vồng của logo Apple lên trên mẫu Imac vỏ xanh sẽ trông thật lố bịch, trẻ con và kỳ cục, hoàn toàn không đúng với định hướng mà Jobs đặt ra cho Apple. Vì vậy, thay vì đặt vào đâu đó trên sản phẩm, phiên bản cầu vồng logo Apple ở dạng kích thước bé, Apple bắt đầu sử dụng phiên bản logo đơn sắc, kích thước lớn, đặt nó vào những nơi như: Trên đầu iMac, bên hông Power Mac G3 Tower, và trên cả loạt sản phẩm iBooks nhiều màu sắc. Khuynh hướng từ năm 1998 này đã được tiếp tục duy trì cho tới tận ngày hôm nay.

Quả táo Cầu vồng không còn nữa có thể là sự nuối tiếc cho những người say mê nó, tuy vậy logo mới mang lại cho Apple sự linh hoạt cao khi cần triển khai các chiến dịch tiếp thị sản phẩm. Khi Jobs quay lại với Apple, ông nhận thấy cần thiết phải thay đổi hình ảnh Apple, từ một công ty đang xuống dốc trở thành một thế lực mới khuynh đảo lĩnh vực công nghệ cùng các sản phẩm tân tiến, vì thế logo mới phải đáp ứng tốt điều này. Có vẻ như Apple sẽ không dễ thay đổi logo của họ thêm lần nữa, tuy vậy dù cho việc đó có thể xảy ra, một điều chắc chắn là hình dáng của nó sẽ vẫn y như thế.

Tóm lại đây là trả lời câu hỏi tại sao Apple lại bỏ hết các sọc màu ra khỏi quả táo của họ: Logo nhiều màu đó không thể nào hợp với hình ảnh và thiết kế của iMac. Nếu để nó trên nền trắng? Tạm ổn ! nhưng nếu đặt nó trên nền kim loại? Ái chà vấn đề đây ! Chỉ cần tưởng tượng thế, đủ thấy quyết định của Apple là đúng như thế nào?

4.3.2.Quyết định về bao gói và dịch vu sản phẩm:

+Bao gói : Apple cho in logo lên tất cả sản phẩm và bao gói.lấy vd về Apple TV gen 2

Thông tin về sản phẩm:

Chuẩn hình ảnh HDMI và giao thức không dây 802.11n:

Mặt sau:

Còn nguyên seal - như cách Apple đóng gói các sản phẩm của mình:

Tem chứng nhận của Energy Star:

Bao quanh viền sản phẩm còn một "niêm phong" nữa:

Khi bóc seal cuối cùng này ra, các giao tiếp phía sau mới sẵn sàng để sử dụng, gồm có: Nguồn, giao tiếp HDMI, LAN, USB (dùng để nâng cấp phần mềm cho Apple TV), ngõ âm thanh Optical. Rất tiếc ngoài dây nguồn ra, hãng táo không cung cấp thêm bất kỳ loại dây nào khác trong hộp sản phẩm.

Toàn bộ thiết bị đóng gói trong hộp, bao gồm: Dây nguồn (nếu không thích dây này vì quá dài, các bác có thể thay bằng dây đài cassette cũng được), Điều khiển từ xa (bằng nhôm nguyên khối, rất đẹp), sách giới thiệu + hướng dẫn sử dụng.

Apple có đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và nhiệt tình nhất

Thứ bảy, 13 Tháng 3 2010 14:38 Tin tức iPad, iPhone - Tin tức khác từ Apple

Trong một cuộc khảo sát mới đây của Consumer Reports về dịch vụ chăm sóc khách hàng của một số hãng sản xuất MTXT và máy để bàn trên thế giới cho thấy Apple có đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và nhiệt tình nhất. Trong khi đó, Acer đứng cuối bảng về mức độ hài lòng khách hàng.

Consumer Reports đã khảo sát 7000 khách hàng mua máy tính để bàn và MTXT và thu thập ý kiến của họ về dịch vụ chăm sóc khách hàng sau một năm sử dụng. Ở thị trường MTXT, Apple dẫn đầu với 86/100 điểm, tất cả các hạng mục được khảo sát họ đều nhận được phản ứng tích cực từ phía người dùng như: Giải quyết vấn đề (Tốt), Hỗ trợ trực tuyến (Tốt), Hỗ trợ qua điện thoại (Tốt).

Dịch vụ chăm sóc khách hàng cho máy tính Laptop của Apple đứng đầu với 86 điểm Các vị trí sau lần lượt thuộc về Lenovo (63/100), Toshiba (60/100), Dell (56/100), HP (53/100) và Acer/Gateway (39/100). Đáng chú ý ngoài Apple ra, không một hãng sản xuất nào nhận được điểm Tốt (dấu tròn đỏ) từ khách hàng.

Với máy tính để bàn, Apple cũng dẫn đầu với 87/100 điểm. Đứng sau đó là Dell (55/100), HP (53/100) và Acer/Gateway (39/100). Khâu Giải quyết vấn đề của Acer là tồi tệ nhất, cả người dùng MTXT và máy để bàn của Acer đều đánh giá rất tồi (dấu tròn đen), họ chỉ nhận được 39/100 điểm ở cả hai thị trường.

Ở cuộc khảo sát năm ngoái, Apple cũng dẫn đầu về dịch vụ chăm sóc khách hàng. 3.Các quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm:

Các sản phẩm của Apple hiện nay:

Thứ nhất: iMac Thứ hai: I Pad Thứ ba: iStore Thứ tư: iPod Thứ năm: iPhone Thứ sáu: iOS X 4.Chu kì sống của sản phẩm :

Bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào cũng sẽ thay đổi theo thời gian và đi qua bốn giai đoạn trong vòng đời gồm giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn. Mỗi giai đoạn tượng trưng cho một thử thách riêng đối với những người làm công tác

Chiến lược marketing phải thay đổi trong từng giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Chúng ta cùng xem xét vấn đề này.

Giai đoạn giới thiệu

Trong giai đoạn này, một hoặc nhiều người tiên phong nỗ lực tập trung vào một thứ gì đó mới mẻ và còn xa lạ. Lúc này, marketing có hai nhiệm vụ: xây dựng ý thức về chủng loại sản phẩm và hướng dẫn khách hàng tiềm năng cách họ có thể sử dụng sản phẩm đó nhằm phục vụ lợi ích bản thân. Hãy xem lại trường hợp máy tính cá nhân. Vào cuối thập niên 1970, Apple, Atari, PET, Radio Shack, và các nhà tiên phong khác vừa quan tâm đến việc tạo lập thị trường, vừa thúc đẩy sản phẩm đặc biệt của họ. Việc tăng cường nhận thức và sự quan tâm vào máy tính cá nhân là điều tốt đẹp cho tất cả các đối thủ cạnh tranh. Khi gã khổng lồ IBM nhảy vào thị trường này vào năm 1981, mọi người vô cùng vui mừng vì sự tham gia của Big Blue đem lại cho sản phẩm của họ tính hợp pháp và thu hút nhiều khách hàng hơn.

Tổn thất tài chính là chuyện thông thường trong giai đoạn khởi đầu này vì doanh thu nhanh chóng bị ngốn sạch bởi các chi phí phát triển sản phẩm liên tục, marketing và sản xuất.

Thách thức marketing trong giai đoạn khởi đầu là xây dựng ý thức về sản phẩm và có nhiều người dùng thử sản phẩm nhằm mục đích tạo ra sự phát triển mạnh mẽ hơn.

Giai đoạn phát triển

Một số sản phẩm trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc. Doanh thu tăng vọt, kết thúc tình trạng thua lỗ trong giai đoạn khởi đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ một phần nhỏ doanh thu đem lại lợi nhuận ròng. Lý do là vì lợi nhuận công ty (hay dòng sản phẩm) thu được lại phải tái đầu tư vào các khâu phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu và

mở rộng thị trường. eBay - một công ty lớn về bán đấu giá trực tuyến - là ví dụ điển hình cho trường hợp này.

eBay bắt đầu hoạt động vào năm 1995 như một doanh nghiệp hoạt động gia đình. Tuy nhiên, khái niệm mua bán qua sàn đấu giá trực tuyến hấp dẫn đến nỗi công ty phát triển rất nhanh chóng. Sự phát triển vũ bão trong giai đoạn thành lập của công ty là 1996-2002. Hãy lưu ý rằng doanh thu ròng tăng rất chậm trong những năm 1997-1999, mặc dù doanh thu năm sau vẫn cao gấp đôi năm trước. Khi thiếu những thông tin khác, chúng ta có thể nghĩ rằng eBay quản lý lợi nhuận của mình không hiệu quả. Trong thực tế, eBay đã dùng dòng tiền phát sinh từ doanh thu để phát triển cơ sở hạ tầng trực tuyến, xây dựng một thương hiệu nổi tiếng và phát triển các loại hình bán đấu giá mới. eBay cũng tích cực đầu tư vốn để mở rộng phạm vi kinh doanh, thường bằng cách mua lại các công ty khác, nhờ đó ngăn chặn sự gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh.

Thách thức thị trường trong giai đoạn phát triển là chuyển từ việc xây dựng nhận thức về sản phẩm sang xây dựng thương hiệu. Vì các đối thủ cạnh tranh mới luôn bị hấp dẫn trước sự gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nên bạn cần tập trung vào việc tối đa hóa sự phát triển của công ty. Để có thể tăng doanh thu, hãy mở rộng sản phẩm, chẳng hạn như sự giới thiệu iPod Mini giá thấp hơn năm 2005 của Apple.

Giai đoạn chín muồi

Cuối cùng, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh và chủng loại sản phẩm đều đạt đến điểm chín muồi, thể hiện qua sự ổn định về số lượng nhà sản xuất, sự phát triển doanh thu trên đơn vị sản phẩm chững lại và tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm. Trong giai đoạn chín muồi, thị trường của người bán nhường chỗ cho thị trường của người mua. Lợi nhuận giảm khi các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau để giành thị phần. Sự thay đổi sản phẩm chỉ dừng ở mức độ cải tiến chứ không có tính đột phá. Kinh phí chủ yếu được tập trung cho việc quảng cáo và giảm giá. Công ty nào cũng cố gắng giành giật thị phần từ các doanh nghiệp khác.

Lĩnh vực máy tính hiện đang tiến gần đến giai đoạn chín muồi, nếu không muốn nói là đang trong giai đoạn chín muồi. Các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm liên tục cải tiến sản phẩm, nhưng điều đó không kích thích khách hàng từ bỏ loại máy họ đang sử dụng để chuyển sang các loại máy mới. Ngay cả Microsoft cũng nhận ra rằng những khách hàng vốn là công ty lớn cũng không thích phải thường xuyên cập nhật những phiên bản mới nhất của Microsoft. Những khách hàng này thấy rằng chi phí bỏ ra để mua và huấn luyện sử dụng những sản phẩm thay thế này chẳng đem lại lợi ích gì nhiều. Còn những người kinh doanh máy tính cá nhân phải dùng đến phương án giảm giá để kích thích mua hàng. Cũng như các giai đoạn khác trong vòng đời sản phẩm, sự chuyển tiếp từ việc phát triển nhanh chóng sang chín muồi đòi hỏi sự thay đổi chiến lược của các nhà marketing - một chiến lược thừa nhận sự thay đổi giữa cung và cầu. Ở đây, công ty cố gắng tạo nên sự khác biệt về giá và bất kỳ đặc điểm mới nào mà nhân viên R&D (nghiên cứu và phát triển) của bạn tích hợp được vào sản phẩm chín muồi. Nếu quan sát ngành công nghiệp ô tô, bạn sẽ thấy chiến lược marketing trong giai đoạn. Chẳng hạn, trong thị trường Mỹ bão hòa, các nhà sản xuất xe hơi phải dùng đến phương án giảm giá để bán được hàng. Họ chào

hàng các tính năng kỹ thuật mới như kỹ thuật OnStar GPS của GM. Họ cũng cung cấp các công nghệ mới để làm cho mình trở nên khác biệt.

"Mới và cải tiến" - có lẽ đó là cụm từ mà mọi người đã nghe hàng ngàn lần để mô tả các sản phẩm chín muồi. Quả thật, chiến lược trong giai đoạn chín muồi là cố gắng đem lại sinh khí cho thương hiệu nhằm mục đích tăng doanh thu. Hình 1-5 trình bày mục tiêu hồi sinh thương hiệu. Nó chỉ ra các giai đoạn khởi đầu, phát triển nhanh chóng và chín muồi, cũng như giai đoạn bắt đầu suy tàn đối với một thương hiệu cụ thể. Đường tô đậm biểu diễn những gì mà các nhà chiến lược doanh nghiệp và marketing đã làm thông qua một số hình thức hồi sinh thương hiệu với mục đích giúp thương hiệu phát triển trở lại. Sau đây là một số ví dụ về việc hồi sinh sản phẩm:

* Máy tính xách tay truyền thống được hỗ trợ thêm các chức năng vô tuyến. * Ứng dụng GPS trong các loại xe chở khách.

* Các thành phần chống vôi răng được bổ sung cho kem đánh răng truyền thống. * Những ứng dụng mới cho một sản phẩm đã sản xuất từ lâu.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing của apple pdf (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w