3/Thềm sông hay thềm phù sa

Một phần của tài liệu bài giảng địa chất đại cương chương 6 tác dụng của nước chảy dòng và lũ lụt (Trang 43 - 45)

C/ CẢNH QUAN DO SÔNG SUỐI TẠO RA Dòng nước:* đào khoét thung lũng,

3/Thềm sông hay thềm phù sa

3/Thềm sông hay thềm phù sa

• °Thềm sông được thành lập khi sông đào khoét thung lũng mới ngay trong đồng bồi đã được bồi đắp từ trước.

• °Thềm sông là một vùng mặt đất bằng phẳng, bị dòng nước cắt thành một triền dốc đứng và có độ cao đáng kể, mà mực nước sông không bao giờ vượt đến, ngay cả những trận lũ lụt to lớn.

• °Nguyên nhân của sự tạo lập thềm sông là do hiện tượng hạ thấp mực gốc, gây ra sự bào mòn các loại vật liệu

được trầm tích từ trước. Sự thay đổi mực gốc theo thời gian tạo nên các bậc thềm với các độ cao khác nhau

Khi mực gốc hạ xuống sông lại đào thung lũng Mới ngay trong vật liệu đã được bồi đắp từ trước

• °Sự thay đổi mực gốc có thể do lực kiến tạo làm cho lục địa nâng lên cao, ngoài ra cũng có thể do sự thay đổi của khí hậu, ảnh hưởng đến lưu lượng để vận chuyển chất trầm tích.

• °Theo thời gian con sông có bao nhiêu lần thay đổi mực

gốc, là có bấy nhiêu thềm sông được thành lập, với độ cao thấp khác nhau.

• Ví dụ: Sông Đồng Nai có ba bậc thềm, thềm bậc I cao mười

mét, thềm bậc II cao hai mươi đến ba mươi mét và thềm bậc III cao từ bốn mươi đến năm mươi mét.

• °Thềm sông được xem như một tiêu chuẩn tốt để giải thích

lịch sử địa chất của một khu vực. Ở những nơi mặt đất có nhiều xáo trộn như Nhật Bản, thềm là hậu quả của sự nâng cao lục địa, nhưng ở nơi khác nó được coi là do sự thay đổi của khí hậu.

Một phần của tài liệu bài giảng địa chất đại cương chương 6 tác dụng của nước chảy dòng và lũ lụt (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(58 trang)