Công tác xây tô

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN cổ PHẦN xây DỰNG HOA SEN (Trang 42 - 48)

Các dụng cụ dùng cho công tác xây

- Xẻng, cuốc dùng để nhào trộn, xúc vữa.

- Bay, dao xây dùng để xúc vữa trong lúc xây trát. - Thước đo.

- Dây căng dùng để kiểm tra độ thẳng của bức tường. - Xô, thùng để vận chuyển vữa và nước.

- Thước để kiểm tra độ phẳng.

Công tác xây

* Cách bố trí căng dây

Đầu tiên ta căng 2 dây ngang lên trên cao làm dây cố định.

Điểm xây đầu tiên ta căng 2 dây đứng thẳng từ trên xuống. Ở trên thì cố định bởi 2 dây ngang, đầu dưới cố định bằng viên gạch. Sau đó ta dùng dây rọi để chỉnh 2 dây đứng cho thẳng và vuông góc với mặt đất.

Tiếp theo, ở hàng gạch đầu tiên ta căng 2 dây ngang, 2 dây này phải song song với nhau qua hàng gạch, điểm đầu và cuối dây ngang phải chạm sát vào dây dọc đã cố định rồi ta tiến hành xây.

* Phương pháp xây

- Vệ sinh mặt sàn thật sạch, ghém cao độ hai đầu, trét hồ dầu tại vị trí tiếp giáp giữa tường gạch và bê tông.

Đối với tường 220 thì cần dùng 4 chỉ đứng và 2 chỉ ngang và căng cả hai bên của bức tường. Ở những bức tường có bắt góc thì phải căng tất cả các chỉ đứng cần thiết để việc bẻ góc được chính xác.

- Chuyển gạch và xếp gạch: trước khi xây gạch phải được phải tưới gạch đủ ẩm trước khi xây 12h vì nếu gạch khô thì khi xây gạch sẽ hút nước của vữa làm vữa chóng khô.

- Rải vữa: dùng dao xây hoặc bay đảo qua vữa sau đó dải lên mặt gạch cách mép ngoài của viên gạch, dải thành một lớp đủ để xây một viên gạch. Các lớp vữa phải được dải đều ở các hàng gạch.

-Đặt gạch: Các viên gạch ở hàng ngoài cùng được xây trước sau đó đến viên gạch ở phía trong. Sau khi dải vữa vào viên gạch cần xây người thợ cầm viên gạch ép vào lớp vữa đã trải cách chỗ viên gạch 5÷6cm.

- Người thợ cầm nghiêng viên gạch rồi vừa điều chỉnh vừa đặt sát vào viên gạch đã xây trước, thao tác này có tác dụng tạo nên mạch vữa đồng thời vữa được chảy vào các phần rỗng của viên gạch. Động tác tiếp theo đó là ép viên gạch xuống, lúc này vữa sẽ chảy ra hai bên người thợ xây phải dùng bay miết vữa vào mạch xây để không cho vữa chảy ra xung quanh.

- Sau khi hoàn thành khối xây người thợ dùng chổi quét qua bức tường-cột vừa xây để tránh lượng vữa còn xót lại bám thành cục trên mặt tường-cột, ảnh hưởng đến việc trát tường.

Khối xây đúng kỹ thuật

- Mạch vữa trong khối xây phải đông đặc, mạch vữa ngang cũng như mạch vữa đứng nhất là mạch đứng khi xây phải kín các mạch vữa, không để hở, môi trường sẽ xâm thực làm cho tính chịu lực của bức tường yếu đi. Theo quy phạm mạch vữa thường dày 0,8÷1,2cm. Mặt khác, lớp vữa cũng không nên quá dày vì vữa chỉ có tác dụng liên kết các viên gạch lại với nhau nếu lớp vữa quá dày cũng làm yếu khối xây. Chiều dày trung bình mạch ngang của khối xây gạch trong phạm vi chiều cao của tầm nhà phải bằng 12mm và chiều dài trung bình của mạch dọc là 10mm. Khi đó chiều dày của các mạch riêng biệt không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm.

- Tại các vị trí có bổ trụ đặt râu.

- Trét vữa bít tất cả các lỗ gạch quay ngang của 2 lớp tường và cạnh cửa.

- Lớp xây phải bằng nhau, từng hàng xây phải ngang nhau trên mỗi mặt phẳng vì vậy mỗi khối xây phải kiểm tra độ ngang bằng theo chiều cao ít nhất hai lần. - Khối xây phải thẳng đứng: để kiểm tra độ thẳng đứng của bức tường người ta dùng quả dọi bằng thép, đối với tường ngoài và các góc người ta dùng quả dọi nặng 60g, còn đốivới kết cấu bên trong người ta dùng quả dọi 40g. Độ nghiêng của các mặt và các góc khối xây theo chiều cao không được vượt quá 10mm. - Mặt khối xây phải thẳng người ta dùng thanh thước gỗ (nhôm) thẳng dài từ 2÷2,5m để kiểm tra độ phẳng của khối xây.

- Yêu cầu về góc xây: các góc xây phải vuông và thẳng đứng, để cho góc xây được thẳng trong khi xây người ta thường dùng cữ góc bằng gỗ, hoặc thép điều chỉnh và đặt thêm vào bên trong góc xây. Khối xây không được trùng mạch mà phải ngắt quãng khoảng cách giữa các mạch đứng của hai hàng trên dưới cách nhau 1/4 viên gạch trong hàng ngang là 1/2 viên.

Công tác trát

-Phải dọn dẹp vệ sinh trước khi tô.

- Tạo ghém thật kỹ, đảm bảo độ phẳng, thẳng đứng và vuông góc vào tường. Khoảng cách các viên ghém không quá 1,5m và không ít hơn 4 viên (cột và các bức tường nhỏ).

- Tưới nước tường xây thật kỹ trước 12h và đóng lưới phần giáp giữa tường gạch và bê tông trước khi tô.

- Trong khi tô phải lót ván để thu hồi hồ rơi.

VI. KỸ THUẬT THI CÔNG

Móng nằm trực tiếp lên nền đất, làm chỗ tựa cho cột, nhận tải trọng từ cột, trọng lượng của các tường, dầm móng, dầm giằng v.v... để truyền vào nền đất.

Phân loại móng : 1. Theo biện pháp thi • Móng đổ tại chỗ • Móng lắp ghép 2. Theo tính chất làm • Móng cứng • Móng mềm • Móng cọc 3. Theo cấu tạo • Móng băng • Móng bè •Móng đơn.

Nhà xưởng số 5 là xưởng cán ống sử dụng loại móng băng và móng máy đặc biệt cứng nên móng được đổ tại chỗ.

Để bảo đảm điều kiện cẩu lắp, liên kết, ổn định cột vào móng người ta qui định quan hệ kích thước giữa cột và móng như sau :

* dtm: chiều rộng thành trên móng Dtm ≥ 200 mm

Dtm ≥ 0,75 hb

* hb: chiều cao của bậc móng * hc: độchôn sâu cột vào móng Hc ≥ a (cạnh dài tiết diện cột)

Hc ≥ 20 da(đường kính cốt thép chịu lực ởcột) Nếu cốt thép chịu lực ởđầu mút cóneo thì : hc≥15

3. Dầm móng : đặt dưới tường nhận và truyền tải trọng từ tường xuống móng hoặc cột .

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN cổ PHẦN xây DỰNG HOA SEN (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w