Nối hàn: Dùng phương pháp hàn hồ quang

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN cổ PHẦN xây DỰNG HOA SEN (Trang 30 - 32)

Dùng dòng điện (40- 60V) tạo ra tia hồ quang đốt chảy que hàn lắp trống chỗ hàn. Chỉ dùng hàn cốt thép có đường kính lớn hơn 8 mm, tốt nhất là lớn hơn 12mm. Khi hàn phải đảm bảo bề mặt mối hàn nhẵn, không chảy, không đứt quãng và thu hẹp cục bộ, đảm bảo chiều cao và chiều dài đường hàn. Khi hàn chú ý trục của hai thanh thép phải trùng nhau.

Cách di chuyển que hàn:

* Que hàn chuyển động theo chiều trục que hàn, chủ yếu để duy trì chiều dài hồ quang theo yêu cầu. Muốn vậy, tốc độ chuyển động phải phù hợp với tốc độ nóng chảy của que hàn. Nếu tốc độ chuyển động chậm hơn so với tốc độ nóng chảy của que hàn, thì chiều dài hồ quang tăng lên dần làm tắt hồ. Ngược lại thì que hàn và vật hàn tiếp xúc với nhau tạo thành chập mạch, cũng làm tắt hồ.

* Que hàn chuyển động theo chiều trục mối hàn, mục đích để hàn hết chiều dài mối hàn

* Chuyển động que hàn theo dao động ngang để làm cho mối hàn tương đối rộng. Phạm vi dao động của que hàn có quan hệ với chiều rộng của mối hàn và đường kính que hàn. Dao động càng rộng thì bề rộng của mối hàn càng lớn. Bề rộng mối hàn tông thường không quá 2 5÷ lần đường kính que hàn.

Các cách đưa que hàn:

* Cách đưa que hàn hình đường thẳng: khi hàn sử dụng kết hợp 2 chuyển động cơ bản của que hàn (chuyển động theo chiều trục que hàn, chuyển động theo chiều trục mối hàn). Không dao động ngang.

* Cách đưa que hàn theo hình đường thẳng đi lại: đưa đầu que hàn di động theo đường thẳng đi lại theo chiều dọc của mối hàn.

* Cách đưa que hàn hình răng cưa: đầu que hàn di động liên tiếp theo hình răng cưa chuyển động về hướng trước và ở 2 cạnh thì ngừng một tí đề phòng khuết cạnh.

* Cách đưa que hàn hình bán nguyệt: cho đầu que hàn di động sang trái, phải theo hình bán nguyệt theo hướng hàn. Tốc độ di động căn cứ vào hình thức, yêu cầu và cường độ dòng điện của mối hàn để quyết định ở 2 cạnh ngừng lạimột tí đề phòng hiện tượng khuyết cạnh và để cho 2 bên cạnh mối hàn chảy thấu.

* Cách đưa que hàn hình tam giác: cho đầu que hàn liên tục di động theo hình tam giác và không ngừng di động về hướng trước. Căn cứ vào phạm vi ứng dụng khác nhau của nó có thể phân chia thành 2 loại: Cách đưa que hàn hình tam giác nghiêng thích hợp ở những mối hàn vát cạnh ở vị trí nằm ngang và mối hàn lắp góc ờ những vị trí hàn bằng và hàn ngửa; Ưu điểm là có thể dựa vào sự di động của que hàn, để khống chế được kim loại lỏng, làm cho mối hàn hình thành tốt. Cách đưa que hàn hình tam giác cân chỉ thích hợp khi bàn đứng có vát cạnh hàn đứng lấp góc. Đặc điểm là một lần có khả năng hàn được mặt cắt mối hàn tương đối dày, mối hàn không bị lẫn xỉ.

* Cách đưa que hàn hình tròn: đầu que hàn liên tục di động theo hình vòng tròn và không ngừng di động về hướng trước. Cách đưa que hàn hình tròn chỉ thích hợp hàn những vật hàn tương đối dày ở vị trí hàn bằng. Ưu điểm là có khả năng làm cho kim loại nóng chảy có nhiệt độ cao đảm bảo cho Oxy, Nitơ trong vùng cháy kịp thoát ra, đồng thời làm cho xỉ hàn nổi lên.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN cổ PHẦN xây DỰNG HOA SEN (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w