HỆ THỐNG GIẰNG

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN cổ PHẦN xây DỰNG HOA SEN (Trang 57 - 60)

4. MÓNG CỘT THÉP

6.7 HỆ THỐNG GIẰNG

Đối với nhà công nghiệp hệ thống giằng đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng. Các công trình nghiên cứu cho thấy hệ giằng có tác dụng sau : 1. Tăng cường độ ổn định cánh trên kết cấu mang lực

mái trong khung ngang. Bảo đảm độ cứng cho toàn mái nhà.

2.Chịu tác dụng của gió và lực hãm của cầu trục truyền lực tác dụng từ các bộ phần nhà xuống móng theo đường ngắn nhất.

3. Tăng cường độ cứng không gian của nhà.

4. Bảo đảm cho toàn bộ kết cấu có độ ổn định tốt .

5. Phân phối lực do các thiết bị vận chuyển treo tác dụng trực tiếp vào kết cấu mang lực mái cho kết cấu chịu lực chủ yếu của nhà.

Hệ thống giằng trong xưởng chia làm 2 nhóm :

* Hệ thống giằng mái : có nhiệm vụ liên kết các kết cấu mái và bảo đảm độ ổn định độ cứng của toàn mái.

- Hệ thống giằng ngang : làm nhiệm vụ giằng cánh trên và giằng cánh dưới kết cấu mang lực mái.

- Hệ thống giằng đứng :đặt ở gối tựa kết cấu mang lực mái

* Hệ thống giằng cột :bảo đảm độcứng theo phương dọc nhà, nhận lực gió từ tường đầu hồi và lực hãm dọc do cầu trục gây ra.

Hệthống giằng cột gồm :

- Giằng cột trên :bố trí phần trên cột, bảo đảm độ cứng phần cột trên, nhận lực gió truyền vào đầu hồi. Giằng cột trên bố trí ở bước cột tiếp giáp với đầu hồi hoặc khe co giãn.

- Giằng cột dưới :từ mép dưới dầm cầu trục đến chân

cột, nhận lực từ hệ thống giằng trên, lực hãm cầu trục truyền xuống móng.

Giằng cột dưới bốtrí ở giữa của đoạn nhà

* Giằng cửa mái :bố trí ở bước cột đầu hồi (đầu hồi của mái khác hồi nhà)

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN cổ PHẦN xây DỰNG HOA SEN (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w