Giới thiệu

Một phần của tài liệu Các khu dữ trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam ppt (Trang 34 - 40)

- San hô: 177 loà

Kiên Giang

3.5.1. Giới thiệu

Với diện tích hơn 1,1 triệu ha, khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 trong 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt

Nam đã được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới, sau khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.

Bài báo cáo

Môn: ĐA DẠNG SINH HỌC

CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GiỚI (KDTSQTG)

tại Việt Nam

3.5.2. Vị trí địa lí

Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang bao gồm địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải.

Khu dự trữ sinh quyển này có ba vùng lõi thuộc các Vườn quốc gia U Minh Thượng, VQG Phú Quốc, và Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương - Kiên Hải.

Bài báo cáo

Môn: ĐA DẠNG SINH HỌC

CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GiỚI (KDTSQTG)

tại Việt Nam

3.5.3. Hình thành

Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển thế giới thuộc vùng ven biển và vùng biển Kiên Giang.

Tại kỳ họp thứ 19 từ ngày 23 đến 27/10/2006 tại Paris, UNESCO đã công nhận khu dự trữ sinh quyển này.

Bài báo cáo

Môn: ĐA DẠNG SINH HỌC

CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GiỚI (KDTSQTG)

tại Việt Nam

37

3.5.4. Hệ sinh thái

Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang là nơi tập trung nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới: hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh với ưu thế cây họ Dầu (Dipterocarpaceae); hệ sinh thái rừng trên núi đá với ưu thế của loài ổi rừng (Trestonia mergvensis) và

hoàng đàn (Dacrydium pierrei)

Hệ sinh thái rừng ngập chua phèn (Tràm Melaleuca cajuputi); hệ sinh thái rừng ngập mặn (đước, sú, vẹt,

mắm,... đặc biệt là loài cóc đỏ Lumnitzera rosea (Gaud.) Presl. còn sót lại duy nhất ở Việt Nam); hệ sinh thái rú bụi ven biển; hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển…

Hệ động vật ở U Minh Thượng tuy không giàu so với các khu bảo vệ khác ở Việt Nam, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với hệ sinh thái rừng ngập nước úng phèn và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt các nhà khoa học phát hiện được loài Rái cá lông mũi (Lutra sumatrana) là loài hiếm ghi trong Sách Đỏ động vật Việt Nam và Sách Đỏ thế giới (IUCN)

Phú Quốc có 529 loài thực vật thuộc 118 họ và 365 chi, trong  đó có 8 loài đặc hữu, đặc biệt có 2 loài mới cho khoa học là 

Ceremium phuquoensis Phamh nov sp và loài Porphyra tanake Phamh nov sp thuộc họ Rhydophyceae. Trong 42 loài được ghi  vào sách đỏ, có 11 loài tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt 

chủng, 20 loài quý hiếm, 8 loài bị đe doạ và 3 loài nguy cấp. 

Động vật đặc hữu đảo Phú Quốc ngoài chó Phú Quốc (Canis dingo), còn có hai phân loài chim là chìa vôi vàng (Motacilla flava), và hút mật đỏ (Aethopyga siparaja).

Tính quý hiếm của động vật đảo Phú Quốc còn thể hiện ở 23 loài ghi trong Sách Đỏ, trong đó loài có nguy cơ

tuyệt chủng là rắn hổ mây, vích (Chenolia mydas), cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis), đồi mồi

(Eretmochelys imbricata), chồn bay (Petaurista

petauríta), vượn má trắng (Hylopetes lar), voọc mông trắng (Presbytis francoisi), gấu chó (Helaretos

malayanus).

Trong 55 loài chim phát hiện được, nhiều loài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam và trên thế giới như: sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh và hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), là những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

38

Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus)

39

Crocodylus siamensis

Chồn bay (Petaurista petauríta)

Vượn má trắng (Hylopetes lar)

Bài báo cáo

Môn: ĐA DẠNG SINH HỌC

CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GiỚI (KDTSQTG)

tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các khu dữ trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam ppt (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(59 trang)