Khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm

Một phần của tài liệu Các khu dữ trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam ppt (Trang 53 - 59)

- San hô: 177 loà

Khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm

Cù lao Chàm

3.8.1. Giới thiệu chung

Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.

Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.

Bài báo cáo

Môn: ĐA DẠNG SINH HỌC

CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GiỚI (KDTSQTG)

tại Việt Nam

3.8.2. Vị trí địa lí

Cù lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông.

Bài báo cáo

Môn: ĐA DẠNG SINH HỌC

CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GiỚI (KDTSQTG)

tại Việt Nam

3.8.3. Hình thành

Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên

Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm năm 2007.

Ngày 29/5/2009,Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là KDTSQTG trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).

Bài báo cáo

Môn: ĐA DẠNG SINH HỌC

CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GiỚI (KDTSQTG)

tại Việt Nam

KDTSQ Cù Lao Chàm có sự đa dạng sinh học ở mức độ cao.

Dưới mép nước xung quanh chân các đảo Cù Lao Chàm có hệ sinh thái rạn san hô rất phong phú, với khoảng 282 loài san hô, phân bố trong 125 hecta; trong đó, trên 261 loài san hô cứng, 15 loài san hô mềm, 3 loài thủy tức san hô, 1 loài san hô xanh và 2 loài san hô gai.    Diện tích rong cỏ biển tại Cù Lao Chàm vào khoảng 500 hecta, với 4 loài cỏ biển và 47 loài rong biển.

Trong các rạn san hô tại Cù Lao Chàm, đã phát hiện có khoảng 200 loài cá rạn thuộc 85 giống, 36 họ. Trong đó, họ cá thia (Pomacentridae) - 39 loài, cá bàng chài (Labridae) - 33 loài và họ cá bướm (Chaetodontidae) - 19 loài. Một số họ cá phổ biến khác như cá đuối gai (Acanthuridae) - 12 loài, cá mó (Scaridae) 12 loài, cá dìa (Siganidae) - 6 loài, cá mú (Serranidae) - 6 loài, và cá hồng (Lutjanidae) - 5 loài. Trong đó, một số loài có giá trị thực phẩm, kinh tế đã được ghi nhận là cá dìa, cá mú, cá hồng, cá hè (Lethrinidae) và cá kẽm (Plectorhynchus).

56

3.8.4. Hệ sinh thái

Ngoài các loài cá, rạn san hô cũng là nơi cư trú, sinh sản của các loài thân mềm. Cũng theo kết quả điều tra cho biết, có khoảng 66 loài thân mềm sống phụ thuộc vào các rạn san hô, thuộc 43 giống và 28 họ. Trong đó, trai ngọc môi đen (Pinctada margaritifera) và trai tai

57

Cua đá Cù lao Chàm (Gecarcoidea lalandii Milne Edwards, 1837)

Bài báo cáo

Môn: ĐA DẠNG SINH HỌC

CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GiỚI (KDTSQTG)

tại Việt Nam 4. Tình hình hiện nay

Ngày nay bảo tồn đa dạng sinh học đang dần trở thành một vấn đề vô cùng cấp thiết.

Chính vì vậy trách nhiệm của mỗi quốc gia không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ và củng cố những khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển… đã có. Xây dựng mới cũng như nâng cấp của các vườn quốc gia… là việc rất cần thiết. Với xu hướng đó, cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã đề xuất thêm 2 khu dự trữ sinh quyển để được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.Đó là:

• Khu dự trữ sinh quyển Cúc Phương - Ngọc Sơn - Pù Luông: thuộc địa bàn 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa.

• Khu dự trữ sinh quyển cửa sông Cửu Long: nằm ở ven biển 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng.

Bài báo cáo

Môn: ĐA DẠNG SINH HỌC

CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GiỚI (KDTSQTG)

tại Việt Nam

Thế giới sinh vật vô cùng đa dạng, nhưng mỗi ngày có 1 số lượng không nhỏ loài tuyệt chủng và có nguy cơ tuyệt chủng.

Qua hơn 30 năm thành lập, hiệu quả của mạng lưới đã cho thấy vai trò quan trọng của các khu dự trữ sinh quyển trong việc giảm thiểu nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học.

5. Kết luận

Với 8 khu dự trữ sinh quyển được thế giới công nhận và 2 khu đang đề xuất công nhận, Việt Nam đã mở ra khả năng bảo tồn các loài động thực vật quí hiếm, đồng thời nhờ vào đó có thể thúc đây các hoạt động du lịch sinh thái và tiềm năng kinh tế.

Một phần của tài liệu Các khu dữ trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam ppt (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(59 trang)