5. Ý nghĩa của đề tài
3.6. Giải pháp
* Giải pháp về quy hoạch bảo tồn
- Xác định các loài cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng theo các mức độ khác nhau (theo Sách đỏ Việt Nam, 2007 và Danh lục đỏ IUCN, 2001), để có thể lựa chọn một trong hai biện pháp bảo tồn nguyên vị hay bảo tồn chuyển vị.
- Xác lập sự phân bố và dự báo diễn biến tài nguyên thực vật rừng để từ đó xác lập các khu vực ưu tiên bảo tồn, khu vực khoanh nuôi tự nhiên và các khu vực có thể tiến hành gây trồng kết hợp với tái sinh.
- Xây dựng mô hình quản lý và thu hái bền vững nguồn lợi từ cây thuốc dựa vào cộng đồng.
- Đưa các loại cây thuốc vào gây trồng trong các mô hình như: Vườn thực vật, thuốc vườn nhà,… góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và tăng hiệu quả về mặt môi trường.
* Giải pháp về chính sách và kinh tế
- Tập huấn, tuyên truyền cho người dân biết được các giá trị về cây thuốc các nguồn tài nguyên rừng khác tại khu vực là nguồn lợi to lớn nhưng có hạn. Tổ chức hướng dẫn kỹ thuật thu hái kết hợp với bảo tồn theo hướng bền vững.
- Chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa về việc phát triển nguồn lợi từ cây thuốc phục vụ công tác bảo tồn cũng như nhu cầu và lợi ích của cộng đồng.
- Giải pháp bảo vệ hữu hiệu nhất hiện nay là các cấp các ngành đang cố gắng thực hiện là việc ổn định đời sống cho người dân, gắn quyền lợi của người dân với nghĩa vụ bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên rừng có sẵn.
- Giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng địa phương để họ có ý thức bảo vệ rừng.
- Hỗ trợ vốn, kỹ thuật gây trồng, các vật tư cần thiết phục vụ cho công tác gây trồng, chăm sóc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ