5. Ý nghĩa của đề tài
3.1.2. Điều kiện kinh tế,văn hó a xã hội
3.1.2.1. Một số chỉ tiêu tổng hợp
Tổng thu nhập trên địa bàn huyện năm 2011 là: 316,107 triệu đồng
Bảng 3.1: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011
1. Diện tích tự nhiên Km2 513.5
2. Dân số trung bình Người 87433
3. Giá trị sản xuất nông nghiệp Triệu đồng
- Theo giá cố định 1994 Triệu đồng 204673
- Theo giá thực tế Triệu đồng 708525
4. Giá trị sản phẩm trồng trọt/1ha đất nông nghiệp Triệu đồng 65
5. Sản lượng lương thực có hạt Tấn 49021
- Thóc Tấn 44040
- Ngô Tấn 4982
6. Tổng đàn gia súc, gia cầm hàng năm (Thời điểm 1.10)
- Trâu con 7130
- Bò con 1524
- Lợn con 30922
- Gia cầm 1000 con 505196
7. Số trang trại hiện có trên địa bàn có đến thời điểm 1/7
hàng năm Trang trại 58
Tr.đó: Trang trại cây hàng năm Trang trại
Trang trại cây lâu năm Trang trại 1 Trang trại chăn nuôi Trang trại 26 Trang trại lâm nghiệp Trang trại 13
8. Độ che phủ rừng % 47
9. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) Triệu đồng 37790
- Công nghiệp Quốc doanh Triệu đồng 8700
- Công nghiệp Ngoài Quốc doanh Triệu đồng 29090 Trong đó: Công nghiệp cá thể Triệu đồng 22400 10. Tổng thu Ngân sách Nhà nước Triệu đồng 316107 11. Tổng chi Ngân sách địa phương Triệu đồng 314978
12. Tổng số học sinh phổ thông HS 13726
13. Số giường bệnh trên địa bàn Giường 230
14. Số cán bộ y tế nhà nước trên địa bàn Người 269 15. Một số chỉ tiêu bình quân
- Sản lượng LT có hạt BQ/người Kg/Người 560.7
Tr.đó: Thóc Kg/Người 503.7
- Số Giường bệnh/1000 dân Giường 2.63
(Nguồn: Số liệu thống kê huyện Định Hóa năm 2011)
Qua bảng trên ta thấy, nhìn chung tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện tương đối đồng đều, các nguồn lực cho đầu tư phát triển được huy động và sử dụng có hiệu quả nhờ sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của các cấp, các ngành cùng với sự phối hợp và nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong toàn huyện, những khó khăn sản xuất và đời sống dần được khắc phục và nâng cao với tổng giá trị sản xuất toàn huyện là 316107 triệu đồng. Sản xuất nông lâm nghiệp từng bước ổn định và đạt kết quả tương đối cao, lĩnh vực sản xuất công nghiệp thương mại và dịch vụ ngày càng được quan tâm, chú trọng phát triển có hệ thống với quy mô lớn.
3.1.2.2. Dân tộc, dân số và lao động
a. Dân tộc
Trên địa bàn huyện gồm 8 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm: Tày, Nùng, Thái, Kinh, Sán Chỉ, Dao, Cao Lan, H’Mông. Trong đó, dân tộc Tày chiếm đa số với tỷ lệ 19,5%, ít nhất là dân tộc Sán Chỉ chiếm 7,45%. Mỗi dân tộc có tập quán sinh hoạt riêng, nhưng đều có điểm chung nổi bật là vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc mình, sinh sống hòa thuận. Nơi đây hàng năm vẫn còn những lễ hội lớn thu hút khoảng vài ba chục vạn người đến thăm cũng như được nhiều người khắp cả nước biết đến đó là: Lễ hội Lồng Tồng lớn nhất vùng Việt Bắc, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy lễ Cầu Thần Nông, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, các trò chơi dân tộc, và còn rất nhiều lễ hội khác nữa (lễ hội Gầu Tào của dân tộc H’mông), đều mang đậm bản sắc dân tộc của người dân nơi đây. Những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đó cần được giữ gìn và phát huy tạo nên sự đa dạng về bản sắc dân tộc trong huyện. Đó là những giá trị văn hóa phi vật thể quý giá, là nguồn tài nguyên nhân văn có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch, nhiều bản sắc dân tộc đang được các du khách ưa chuộng và tìm hiểu.
Trên địa bàn huyện dân số trung bình là 87,433 người, nhìn chung Định Hóa là một trong những huyện có mật độ dân số thấp so với các huyện còn lại trong tỉnh thái Nguyên.
Dân cư trên địa bàn huyện phân bố không đồng đều, nơi có dân số cao nhất là thị trấn Chợ Chu: 6,087 người, các xã phía Bắc huyện xa trung tâm có dân số thấp hơn như Bảo Linh 2,123 người, Kim Sơn 2,153 người…
Do đặc điểm địa hình, điều kiện đất đai cũng như giao thông, dân cư thường tập trung ở những nơi có đất canh tác nông nghiệp, ven đường giao thông và thị trấn. Ngoài ra vẫn còn một số tộc người sống ở các vùng núi cao, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn như người H’Mông, Dao,… Đây là yếu tố làm cản trở việc tổ chức phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
So với những năm trước đây thì tỷ lệ tăng dân số có chiều hướng giảm dần năm 2011 tốc độ tăng dân số là –0.33% và nguyên nhân làm giảm tỷ lệ tăng dân số là do trình độ dân trí ngày càng được nâng cao và công tác kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt.
Trên địa bàn huyện hiện nay có nguồn lao động dồi dào song trình độ lao động còn thấp vì vậy trong tương lai cần chú trọng tập trung đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và giới thiệu việc làm cho người lao động, đảm bảo việc tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cũng như sản lượng các sản phẩm làm ra, nâng cao thu nhập, cải thiện và ổn định cuộc sống cho người dân, từng bước đi lên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Định Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
3.1.2.3. Tình hình sản xuất, đời sống và thu nhập
a. Ngành nông lâm nghiệp * Về trồng trọt
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành liên quan và sự chủ động tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất của các địa phương đồng thời chuyển giao và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Năm 2011 công tác sản xuất Nông lâm nghiệp của huyện đã thu được nhiều kết quả cao, góp phần tích cực cùng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo và cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân.
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 11,142 ha với nhiều loại cây trồng chính như: lúa, ngô, đỗ tương, khoai lang và một số cây lâu năm khác như: bưởi, cam, nhãn, vải thiều,…
Cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn huyện, thực hiện đề án phát triển vùng chè, năm 2011 các xã đã trồng mới, trồng lại được 150 ha diện tích chè thâm canh cao sản là 1,956 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 20,073 ha.
Cây chè là cây công nghiệp chiếm ưu thế của huyện, mang lại hiệu quả và thu nhập cao, ổn định cho người dân Định Hóa, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội trên toàn huyện vì vậy trong tương lai cần chú trọng phát triển và nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của cây chè, đưa cơ giới hóa vào sản xuất và chế biến đồng thời gây trồng những giống chè mới có năng suất cao, đặc biệt là giống chè cành.
* Chăn nuôi
Thực hiện tốt công tác thú y, tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm theo định kỳ nên ngành chăn nuôi của huyện phát triển tương đối ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Theo số liệu thống kê năm 2011 hiện nay toàn huyện có: - Tổng đàn trâu là: 7,130con - Tổng đàn bò là: 1,524con - Tổng đàn lợn là: 30,922 con - Tổng đàn gia cầm là: 505,196 con b. Lâm nghiệp
Để đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, Hạt kiểm lâm huyện phối hợp với UBND các xã mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng rừng đồng thời phổ biến các quy định của nhà nước trong việc quản lý
và bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, được sự đầu tư hỗ trợ của các chương trình trồng và bảo vệ rừng như: Dự án 327, dự án 661, dự án rừng đặc dụng ATK, … Năm 2011 toàn huyện đã trồng mới bình quân hơn 868 ha rừng mỗi năm. Rừng Định Hóa là ATK của thủ đô kháng chiến, một bộ phận đặc biệt quan trọng trong quần thể di tích lịch sử cách mạng ATK và vậy việc trồng bảo vệ và phát triển rừng là một giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế xã hội. Nó không chỉ mang hiệu quả cao về mặt kinh tế mà còn mang lại hiệu quả cao về mặt sinh thái cũng như bảo vệ môi trường, đồng thời tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trong địa bàn huyện, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện và ổn định đời sống nhân dân.
3.1.2.4. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Là huyện có tiềm năng về nguồn nguyên liệu, lao động cũng như thị trường nhưng công nghiệp của huyện Định Hóa chỉ phát triển với nhịp độ thấp với nhiều ngành nghề như: Cơ khí, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản, mành cọ, máy móc, thiết bị, đồ gia dụng, may mặc...
Công nghiệp trên địa bàn huyện chỉ ở mức cơ sở vừa và nhỏ như: Sản xuất chè, làm đũa xuất khẩu... Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện vẫn giữ được nhịp độ phát triển nhờ có tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu và lao động. Toàn huyện có 62 cơ sở sản xuất công nghiệp khai thác, 645 cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.
Trong tương lai cần khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên toàn huyện với quy mô sản xuất lớn hơn, đặc biệt là về các lĩnh vực chế biến nông, lâm sản và sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch.
3.1.2.5. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông:
Trên địa bàn huyện Định Hóa có 33km đường tỉnh lộ chạy qua nối với các huyện của tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang. Tuyến đương liên tỉnh là đường nhựa, đường liên xã bao gồm cả đường nhựa và đường cấp phối, còn lại đường liên thôn chủ yếu là đương đất. Định Hóa có hệ thống giao thông
dường bộ tương đối thuận tiện, có đường ô tô chạy đến trung tâm các xã. Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông trong huyện là 280km, trong đó:
- Đường liên tỉnh lộ: 33km - Đường liên huyện: 59km - Đường liên thôn, bản: 188km
Định Hóa đã và đang từng bước đầu tư, nâng cấp các tuyến đường giao thông nội vùng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, lưu thông trao đổi hàng hóa và nhất là phục vụ du lịch.
- Thủy lợi:
Hệ thống kênh mương nội đồng năm 2011 là 129,001m. Tuy nhiên chất lượng công trình đang bị xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp sửa chữa đồng thời kiên cố hóa các hệ thống kênh mương còn lại, xây dựng thêm hồ chứa nước, các hệ thống tiêu lũ để đảm bảo tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện.
- Điện - nước sinh hoạt và thông tin liên lạc:
Tất cả các xã trong huyện đều đã có điện lưới quốc gia với 83 trạm biến áp đã cung cấp cho 89% dân số trong toàn xã, nhưng do bán kính phục vụ của các trạm quá lớn nên xảy ra quá tải vào giờ cao điểm. Trong tương lai cần cải thiện lại hệ thống điện sinh hoạt nhằm mục đích phòng chống cháy nổ đồng thời kéo thêm đường dây đến các hộ còn lại chưa có điện các xã trong huyện đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân.
Nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện chủ yếu là nguồn nước giếng, nước suối. Trong những năm gần đây, được sự đầu tư, hỗ trợ của chương trình 135, chương trình nước sạch của UNICEF đã xây dựng được một số công trình nước tự chảy nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, một số xã vùng cao vẫn thiếu nước vào mùa khô ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như nhu cầu sinh hoạt của người dân. Vì vậy trong tương lai cần đầu tư làm mới công trình nước sinh hoạt cho nhân dân trong toàn huyện như: Làm mới các công trình nước tập trung, các công trình nước nhỏ
lẻ (lu, bể, giếng đào, giếng khoan…) nhằm đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt của người dân cũng như phục vụ cho nhu cầu du lịch, dịch vụ.
Hiện nay tất cả 24 xã trong huyện đều có thông tin liên lạc đến trung tâm xã và hầu hết các thôn bản, trong đó có 20 xã có bưu điện văn hóa. Tuy vậy có nhiều hạn chế vì vậy trong thời gian tới cần chú trọng đầu tư nâng cấp toàn diện các mạng lưới thông tin liên lạc trong toàn huyện bao gồm (thông tin điện thoại, ti vi, báo chí, mạng…) để đảm bảo mọi thông tin sẽ được truyền đạt đến mọi người dân.
- Y tế, giáo dục: * Y tế:
Năm 2011, toàn huyện có 1 bệnh viện, 1 trung tâm y tế, 24 trạm y tế với tổng số 190 giường bệnh và 197 y, bác sỹ, các thôn bản đều có y tá cộng đồng đảm bảo việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện. Các chương trình y tế quốc gia như phòng chống lao, phòng chống sốt rét, phòng chống HIV, tiêm phòng mở rộng,… được triển khai đầy đủ, có hiệu quả và đạt được kế hoạch đề ra.
Để thực hiện tốt hơn nữa việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi Nhà nước và địa phương cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư xây dựng các cơ sở y tế, đào tạo các y, bác sỹ có tay nghề cao nhằm đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong toàn huyện.
* Giáo dục
Hiện nay toàn huyện có 73 trường học trong đó: + Mầm non: 24 trường
+ Tiểu học: 24 trường
+ Trung học cơ sở: 23 trường + Trung học phổ thông: 2 trường
Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục của cán bộ, giáo viên cũng như đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng (trường, lớp học,…) đã mang lại hiệu quả cao và có tác động tích cực đến người dân. Nhìn chung trình độ dân trí của người dân trong huyện đã được nâng cao, nhận thức của người dân về
việc học của con em mình có chiều hướng tích cực hơn vì vậy mà số trẻ em đến trường đạt 98%. Bên cạnh đó vẫn còn một số hiện tượng bỏ học giữa chừng, phần lớn thuộc các hộ gia đình nghèo, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn không có điều kiện cho con đi học.