3. Yêu cầu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý
Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thị xã Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị. Trên địa bàn thị xã có đường Quốc lộ số 3 chạy xuyên suốt (Hà Nội - Thái Nguyên - Cao
Bằng) là tuyến giao thông chính giao lưu với bên ngoài; đồng thời có một số
tuyến kết nối thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, thị xã có Sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạo môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:
- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh - huyện Bạch Thông;
- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong - huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục - huyện Chợ Mới;
- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông;
Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh, nơi tập trung hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Do có những lợi thế đó, thị xã Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.
* Địa hình, địa mạo
Thị xã Bắc Kạn có địa hình thung lũng lòng chảo, nằm theo hai bờ sông Cầu, xung quanh đều có các dãy núi bao bọc, hướng dốc từ Tây sang Đông.
Độ cao trung bình từ 150 đến 200 m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Nặm Dắt (xã Xuất Hóa) cao 728 m, núi Khau Lang (xã Dương Quang) cao 746 m. Nhìn chung thị xã Bắc Kạn bao gồm 03 loại địa hình chính:
-Địa hình núi đá vôi tập trung ở xã Xuất Hóa, địa hình cheo leo, đỉnh núi sắc nhọn, hiểm trở.
-Địa hình vùng núi đất phân bố hầu hết ở các xã, phường, độ cao từ 150 m đến 160 m so với mực nước biển. Thành phần đá mẹ chủ yếu là sa kết, bột kết, sét kết, rải rác có khu vực thành phần đá mẹ có nguồn gốc Mác ma hoặc biến chất. Dưới các thung lũng nhỏ hẹp kéo dài đã được nhân dân khai thác trồng trọt.
-Địa hình thung lũng: hầu hết các phường nội thị, là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng.
* Thổ nhưỡng
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh đất đai của thị xã được chia làm 2 nhóm chính:
- Nhóm đất địa thành, được hình thành do quá trình phong hóa tại chỗ của đá mẹ.
- Nhóm đất thủy thành được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa của các sông, suối.
* Khí hậu thời tiết
Nằm trong vùng có đặc điểm thời tiết mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu của thị xã Bắc Kạn được chia làm hai mùa: Mùa khô từ tháng 10 năm nay tới tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 10 năm trong năm. Nhìn chung, thời tiết trên địa bàn thị xã với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, lượng bức xạ cao, thuận tiện cho phát triển nông – lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
* Thủy văn
Thị xã Bắc Kạn có con Sông Cầu chảy từ phía Tây sang phía Đông là con sông có chế độ thuỷ văn khá phức tạp đặc biệt vào mùa mưa lũ thường có ảnh hưởng đến khu vực bên bên sông, đây là nguồn nước chính, phục vụ cho bà con nhân dân, ngoài ra còn hệ thống suối và ngầm tương đối đều khắp trên địa bàn để đáp ứng cho sinh hoạt và canh tác sản xuất nông nghiệp về cơ bản chỉ đáp ứng vào mùa mưa, vào mùa khô vẫn bị khan hiếm.
Hệ thống mương thuỷ lợi, phai, đập của được xây dựng và cải tạo nâng cấp kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu cấp thoát nước trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Thị xã Bắc Kạn có diện tích tự nhiên 13.195 ha, chiếm 2,72% diện tích
tự nhiên của tỉnh. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất đai thị xã được chia làm 3 nhóm chính:
- Đất nông nghiệp là: 11276,19 ha, chiếm 82,38% so với tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã.
- Đất phi nông nghiệp là: 1180,69 ha, chiếm 8,63% tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã.
- Đất chưa sử dụng là: 1231,12 ha, chiếm 8,99% tổng diện tích tự nhiên.
* Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của thị xã gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm: - Nguồn nước mặt: chủ yếu được khai thác từ sông, suối, ao hồ có trên địa bàn, trong đó sông Cầu là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong phường. Mực nước sông Cầu dao động từ 8000 – 30000m3/ ngày đêm.
- Nguồn nước ngầm: theo kết quả thăm dò ở thị xã Bắc Kạn cho thấy nguồn nước ngầm trong, không mùi, không mặn, độ pH từ 7,8 – 8,1. Nhìn chung, chất lượng đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu.
* Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của thị xã vào loại trung bình, theo kết quả thống kê đất đai năm 2011 diện tích đất lâm nghiệp của thị xã có 9.943,81 ha, chiếm 72,65% diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất chiếm 93,88% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 6,12%. Hàng năm diện tích rừng trồng mới đều đạt khoảng 150 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt từ 55,47% năm 2005 lên trên 63,49% năm 2011.
* Tài nguyên khoáng sản
Hiện nay trên địa bàn thị xã chưa phát hiện được nguồn tài nguyên khoáng sản nào ngoài cát, sỏi…với trữ lượng hạn chế nên đã hạn chế việc phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thị xã.
3.1.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Những thuận lợi và lợi thế
Vị trí địa lý của thị xã tương đối thuận lợi để phát triển giao lưu, trao đổi hàng hóa, bố trí các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán.
Trên địa bàn thị xã có Quốc lộ 3 chạy qua và mạng lưới giao thông dày đặc thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các phường, xã, các tỉnh, huyện phụ cận. Đây là những điều kiện cơ bản để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thương mại, thuận lợi cho việc cơ giới hóa giao thông, xây dựng vùng kinh tế tập trung…
Đất đai khí hậu của thị xã có tính ổn định cao về địa chất, khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của của thị xã.
* Những khó khăn hạn chế
Lượng mưa hằng năm lớn nhưng phân hóa theo mùa, đặc điểm địa hình không thuận lợi cho việc lựa chọn địa điểm xây dựng các nhà cao tầng. Với đặc thù là một tỉnh miền núi phía Bắc, hàng năm cứ vào mùa mưa lũ nguy cơ sạt lở đất tại tỉnh Bắc Kạn nói chung và địa bàn thị xã Bắc Kạn nói riêng thường xảy ra rất cao, đe doạ đến cuộc sống của những hộ dân sinh sống xung quanh. Do lượng mưa nhiều, lại thường mưa to về đêm, vì vậy đã có một số hộ dân đã bị đất, đá sạt lở, đổ sập xuống nhà cửa và cây cối hoa màu gây thiệt
hại không nhỏ đến cuộc sống và tâm lý của người dân. Điển hình là dọc đoạn đường Thái Nguyên thuộc địa phận phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Kạn.
Các nguồn tài nguyên không được ưu đãi, hạn chế đến phát triển các ngành công nghiệp. Vào mùa khô việc khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn.
Diện tích đất canh tác thấp, hạn chế đến khả năng phát triển đa dạng hóa vùng chuyên canh và cơ hội việc làm cho người lao động.