Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại địa bàn thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2009 đến 2011 (Trang 50 - 92)

3. Yêu cầu

2.3.4. xuất một số giải pháp

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình tiến hành đề tài, nhiều phương pháp nghiên cứu được sử dụng kết hợp nhằm đạt được mục đích và yêu cầu của đề tài đề ra. Các phương pháp chủ yếu bao gồm:

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Thu thập số liệu tại Phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Bắc Kạn, qua mạng Internet, qua sách báo… Dùng để thu thập các thông tin liên quan đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất và các tài liệu liên quan đến giá đất ở đô thị khu vực nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Căn cứ vào giá quy định của UBND tỉnh Bắc Kạn năm 2011 và điều kiện thực tế thị xã Bắc Kạn. Tôi chọn 12 đường phố có tính chất đại diện, phản ánh được sự phát triển kinh tế, xã hội của thị xã và giá đất của các trục đường có nhiều biến động và chia làm 4 nhóm:

Nhóm I (trên 13 triệu đồng/m2) gồm các đường phố: Đường Thành Công; Đường Trường Chinh; Đường Trần Hưng Đạo.

Nhóm II (từ 7 đến trên 12 triệu đồng/m2) gồm các đường phố: Đường Hùng Vương; Đường Kon Tum; Đường Đường thuộc khu đô thị phía Nam.

Nhóm III (từ 4 đến cận 7 triệu đồng/m2) gồm các đường phố: Đường Cứu Quốc; Đường Đội Kỳ, Đường Phùng Chí Kiên.

Nhóm IV (từ 2 đến cận 4 triệu đồng/m2) gồm các đường phố: Đường Quốc lộ 3; Đường Thanh niên; Đường Nguyễn Văn Tố.

- Trên cùng một tuyến đường chính với giá đất được quy định theo Quyết định 2800/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn, về việc ban hành bảng giá các loại đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Lựa chọn một số lô đất trên cùng tuyến đường. Để tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí lô đất đến giá trị thửa đất.

- Trên cùng một tuyến đường lựa chọn một số ô đất liền nhau nhưng kích thước chiều mặt tiền khác nhau nên giá thị trường khác nhau. Để tìm hiểu ảnh hưởng của chiều rộng mặt tiền của lô đất đến giá đất.

- Lựa chọn 02 khu dân cư được quy hoạch trên địa bàn thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2009 - 2011, các dự án đã hoàn thành và đã giao xong: Khu đô thị

phía Nam và khu dân cư Đức Xuân I, II để tìm hiểu ảnh hưởng của các dự án quy hoạch đến giá đất.

2.4.3. Phương pháp điều tra dữ liệu thị trường theo mẫu phiếu

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, người dân địa phương qua mẫu phiếu điều tra, được lập cho việc thu thập thông tin từng thửa đất… Qua đó, dữ liệu được sử dụng để điều tra giá chuyển nhượng, cho thuê đất ở đô thị trên thực tế thị trường thị xã Bắc Kạn.

2.4.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê: tổng hợp sắp xếp các số liệu theo thời gian từng năm của giai đoạn điều tra.

- Phương pháp xử lý số liệu: từ những số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel.

- Phương pháp so sánh: so sánh giá đất theo quy định của Nhà nước với giá đất thực tế trên thị trường nhằm làm nổi bật những tương tác qua lại, những ảnh hưởng phát sinh đến hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người dân. Đánh giá các quy định về giá đất do thị xã áp dụng cho địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích: phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến giá đất ở đô thị.

Tổng hợp, nghiên cứu giá đất và một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trong khu vực, từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về đất đai của chính quyền cấp cơ sở.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại thị xã Bắc Kạn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý

Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thị xã Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị. Trên địa bàn thị xã có đường Quốc lộ số 3 chạy xuyên suốt (Hà Nội - Thái Nguyên - Cao

Bằng) là tuyến giao thông chính giao lưu với bên ngoài; đồng thời có một số

tuyến kết nối thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, thị xã có Sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạo môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh - huyện Bạch Thông;

- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong - huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục - huyện Chợ Mới;

- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông;

Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh, nơi tập trung hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến… Do có những lợi thế đó, thị xã Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.

* Địa hình, địa mạo

Thị xã Bắc Kạn có địa hình thung lũng lòng chảo, nằm theo hai bờ sông Cầu, xung quanh đều có các dãy núi bao bọc, hướng dốc từ Tây sang Đông.

Độ cao trung bình từ 150 đến 200 m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Nặm Dắt (xã Xuất Hóa) cao 728 m, núi Khau Lang (xã Dương Quang) cao 746 m. Nhìn chung thị xã Bắc Kạn bao gồm 03 loại địa hình chính:

-Địa hình núi đá vôi tập trung ở xã Xuất Hóa, địa hình cheo leo, đỉnh núi sắc nhọn, hiểm trở.

-Địa hình vùng núi đất phân bố hầu hết ở các xã, phường, độ cao từ 150 m đến 160 m so với mực nước biển. Thành phần đá mẹ chủ yếu là sa kết, bột kết, sét kết, rải rác có khu vực thành phần đá mẹ có nguồn gốc Mác ma hoặc biến chất. Dưới các thung lũng nhỏ hẹp kéo dài đã được nhân dân khai thác trồng trọt.

-Địa hình thung lũng: hầu hết các phường nội thị, là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng.

* Thổ nhưỡng

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh đất đai của thị xã được chia làm 2 nhóm chính:

- Nhóm đất địa thành, được hình thành do quá trình phong hóa tại chỗ của đá mẹ.

- Nhóm đất thủy thành được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa của các sông, suối.

* Khí hậu thời tiết

Nằm trong vùng có đặc điểm thời tiết mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu của thị xã Bắc Kạn được chia làm hai mùa: Mùa khô từ tháng 10 năm nay tới tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 10 năm trong năm. Nhìn chung, thời tiết trên địa bàn thị xã với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, lượng bức xạ cao, thuận tiện cho phát triển nông – lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

* Thủy văn

Thị xã Bắc Kạn có con Sông Cầu chảy từ phía Tây sang phía Đông là con sông có chế độ thuỷ văn khá phức tạp đặc biệt vào mùa mưa lũ thường có ảnh hưởng đến khu vực bên bên sông, đây là nguồn nước chính, phục vụ cho bà con nhân dân, ngoài ra còn hệ thống suối và ngầm tương đối đều khắp trên địa bàn để đáp ứng cho sinh hoạt và canh tác sản xuất nông nghiệp về cơ bản chỉ đáp ứng vào mùa mưa, vào mùa khô vẫn bị khan hiếm.

Hệ thống mương thuỷ lợi, phai, đập của được xây dựng và cải tạo nâng cấp kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu cấp thoát nước trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất

Thị xã Bắc Kạn có diện tích tự nhiên 13.195 ha, chiếm 2,72% diện tích

tự nhiên của tỉnh. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất đai thị xã được chia làm 3 nhóm chính:

- Đất nông nghiệp là: 11276,19 ha, chiếm 82,38% so với tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã.

- Đất phi nông nghiệp là: 1180,69 ha, chiếm 8,63% tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã.

- Đất chưa sử dụng là: 1231,12 ha, chiếm 8,99% tổng diện tích tự nhiên.

* Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của thị xã gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm: - Nguồn nước mặt: chủ yếu được khai thác từ sông, suối, ao hồ có trên địa bàn, trong đó sông Cầu là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong phường. Mực nước sông Cầu dao động từ 8000 – 30000m3/ ngày đêm.

- Nguồn nước ngầm: theo kết quả thăm dò ở thị xã Bắc Kạn cho thấy nguồn nước ngầm trong, không mùi, không mặn, độ pH từ 7,8 – 8,1. Nhìn chung, chất lượng đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu.

* Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của thị xã vào loại trung bình, theo kết quả thống kê đất đai năm 2011 diện tích đất lâm nghiệp của thị xã có 9.943,81 ha, chiếm 72,65% diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất chiếm 93,88% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 6,12%. Hàng năm diện tích rừng trồng mới đều đạt khoảng 150 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt từ 55,47% năm 2005 lên trên 63,49% năm 2011.

* Tài nguyên khoáng sản

Hiện nay trên địa bàn thị xã chưa phát hiện được nguồn tài nguyên khoáng sản nào ngoài cát, sỏi…với trữ lượng hạn chế nên đã hạn chế việc phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thị xã.

3.1.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Những thuận lợi và lợi thế

Vị trí địa lý của thị xã tương đối thuận lợi để phát triển giao lưu, trao đổi hàng hóa, bố trí các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán.

Trên địa bàn thị xã có Quốc lộ 3 chạy qua và mạng lưới giao thông dày đặc thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các phường, xã, các tỉnh, huyện phụ cận. Đây là những điều kiện cơ bản để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thương mại, thuận lợi cho việc cơ giới hóa giao thông, xây dựng vùng kinh tế tập trung…

Đất đai khí hậu của thị xã có tính ổn định cao về địa chất, khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của của thị xã.

* Những khó khăn hạn chế

Lượng mưa hằng năm lớn nhưng phân hóa theo mùa, đặc điểm địa hình không thuận lợi cho việc lựa chọn địa điểm xây dựng các nhà cao tầng. Với đặc thù là một tỉnh miền núi phía Bắc, hàng năm cứ vào mùa mưa lũ nguy cơ sạt lở đất tại tỉnh Bắc Kạn nói chung và địa bàn thị xã Bắc Kạn nói riêng thường xảy ra rất cao, đe doạ đến cuộc sống của những hộ dân sinh sống xung quanh. Do lượng mưa nhiều, lại thường mưa to về đêm, vì vậy đã có một số hộ dân đã bị đất, đá sạt lở, đổ sập xuống nhà cửa và cây cối hoa màu gây thiệt

hại không nhỏ đến cuộc sống và tâm lý của người dân. Điển hình là dọc đoạn đường Thái Nguyên thuộc địa phận phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Kạn.

Các nguồn tài nguyên không được ưu đãi, hạn chế đến phát triển các ngành công nghiệp. Vào mùa khô việc khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn.

Diện tích đất canh tác thấp, hạn chế đến khả năng phát triển đa dạng hóa vùng chuyên canh và cơ hội việc làm cho người lao động.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động

- Theo số liệu thống kê tính đến 01/04/2010 toàn thị xã Bắc Kạn có 37.789 người, với 12.598 hộ. Số người trong độ tuổi lao động có khoảng 14.541 người, chiếm 58,30% dân số.

- Thành phần dân tộc gồm: Kinh, Tày, Dao.

- Trình độ dân trí: Nhìn chung so với mặt bằng xã hội hiện nay còn thấp. Song đa số nhân dân trong thị xã có ý thức về pháp luật và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống sinh hoạt. Trong những năm gần đây, có những nhân tố mới dám đầu tư vào thâm canh sản xuất và chuyển hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ trong phạm vi hẹp, chưa thành hệ thống phong trào.

3.1.2.2. Tình hình phát triển giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng * Giáo dục

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của thị xã ngày càng phát triển, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư nâng cấp, 90% số trường và phòng học được xây dựng kiên cố (cao nhất tỉnh Bắc Kạn). Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, giữ vững là đơn vị dẫn đầu chất lượng và thành tích học. Nhiều loại hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Công tác xã hội hóa giáo dục có chuyển biến, bước đầu đã huy động được toàn xã hội chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

Mặt khác, trên địa bàn thị xã có trường Cao đẳng cộng đồng, trung cấp y tế, các cơ sở dạy nghề, truyền nghề của tư nhân…hàng năm đào tạo hàng ngàn lao

động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung.

* Y tế

Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị đang từng bước được nâng cao. Đội ngũ thầy thuốc được đào tạo bồi dưỡng cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Trên địa bàn thị xã có một bệnh viện đa khoa tỉnh, một bệnh viện 500 giường, 01 phòng khám khu vực, một viện điều dưỡng, 01 trung tâm y tế thị xã và 08 trạm y tế do thị xã quản lý.

Tuy nhiên, về cơ sở vật chất, phương tiện khám chữa bệnh ở các tuyến cơ sở còn rất hạn chế. Một số trạm y tế còn chung với trụ sở làm việc của UBND xã, phường. Kinh tế Nhà nước dành cho sự nghiệp y tế còn hạn hẹp, chưa có điều kiện để nâng cấp trang thiết bị.

* An ninh quốc phòng

- An ninh: Tình hình chính trị trên địa bàn thị xã ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Bảo vệ an toàn các ngày lễ tết, và các hoạt động văn hoá thể thao, vui chơi của quần chúng nhân dân trên địa bàn thị xã.

- Quốc phòng: Công tác tổ chức xây dựng lực lượng của thị xã theo đúng tỉ lệ quy định.

Trong năm 2011 qua công tác huấn luyện chiến đấu đơn vị thị xã đạt đơn vị giỏi và được cấp trên công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

3.2. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2009 - 2011 giai đoạn 2009 - 2011

3.2.1. Tình hình sử dụng và quản lý đất đai

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai là thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ hàng năm với đơn vị cấp xã, phường, thị trấn.

Vì vậy, UBND thị xã Bắc Kạn đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn thu thập số liệu biến động đất đai qua các năm. Cụ thể năm 2011, căn cứ hiện trạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại địa bàn thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2009 đến 2011 (Trang 50 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)