Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty tnhh kiểm toán á châu. (Trang 27 - 33)

2.2.3.1. Xác lập mức trọng yếu

Kiểm toán viên phải xác lập mức trọng yếu cho khoản mục hàng tồn kho. Để xem xét

vấn đề có tính trọng yếu hay không thì kiểm toán viên xem xét trên hai phương diện:

•Mặt định lượng: Số tiền càng lớn thì tính trọng yếu càng cao và ngược lại. Một sai

phạm được coi là trọng yếu nếu nó vượt quá một giới hạn nhất định. Tùy theo qui mô, đặc

điểm hoạt động của doanh nghiệp, cũng như kinh nghiệm, khả năng xét đến thực tế của kiểm

toán viên, đặt trong mỗi tình huống cụ thể khác nhau mà kiểm toán viên sẽ đưa ra một mức sai

sót có thể chấp nhận được. Nếu sai sót vượt quá mức độ này thì sai sót đó là trọng yếu và ngược lại. •Mặt định tính: Những sai xót trọng yếu về mặt định tính liên quan đến các vấn đề sử dụng các phương pháp nhập, xuất hàng tồn kho. Những sai sót nhỏ xét về mặt định lượng thì có thể là không trọng yếu nhưng xét về mặt định tính thì nó có thể là trọng yếu. Tính trọng yếu chỉ có ý nghĩa khi có sai phạm xảy ra, mà những sai phạm có thể xảy ra xuất phát từ khoản mục và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Cụ thể đối với hàng tồn kho,

tính trọng yếu phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng của nó và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị

mà chúng ta kiểm toán. Như vậy, nếu doanh nghiệp không có hàng tồn kho thì tính trọng yếu

của hàng tồn kho sẽ không hiện hữu, nghĩa là tính trọng yếu phụ thuộc vào phương

thức kinh

doanh của doanh nghiệp.

2.2.3.2. Rủi ro khoản mục hàng tồn kho

Kiểm toán viên cần xem xét, đánh giá rủi ro kiểm toán và những sai sót gian lận có thể

xảy ra trong quá trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho.

Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà chuyên gia kiểm toán đưa ra ý kiến không xác đáng về các

thông tin tài chính và đó là các sai phạm trọng yếu. (ISA 400) Ví dụ: KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ các thông tin được kiểm toán trong khi nó

vẫn còn có các sai phạm trọng yếu, hoặc KTV đưa ra ý kiến không chấp nhận các thông tin

được kiểm toán trong khi nó không có các sai phạm trọng yếu => Hậu quả: Người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh tế, quyết định quản

lý…. Sai

Ba loại rủi ro ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán:

Rủi ro tiềm tàng:

Là khả năng các thông tin được kiểm toán có chứa đựng những sai phạm (trọng yếu) khi

tính riêng biệt hoặc khi tính gộp với các sai phạm khác, dù rằng có hay không có kiểm soát

nội bộ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng: + Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

+ Bản chất công việc kinh doanh và đặc điểm của đơn vị + Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên

+ Qui mô tổng thể, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.

 Đối với hàng tồn kho thì rủi ro tiềm tàng biểu hiện:

•Dễ bị mất mát: Hàng tồn kho thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của

đơn vị. Số lượng chủng loại hàng tồn kho rất phong phú. Số lượng nghiệp vụ phát sinh trong

một kỳ cũng rất lớn. Hàng tồn kho được bảo quản, phân tán ở nhiều nơi sẽ dẫn đến hao hụt. Vì

vậy sự khác biệt về số lượng hàng tồn kho ghi trên sổ sách và thực tế thường khó tránh khỏi.

•Hao mòn vô hình: Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nên một số hàng

tồn kho dễ bị lỗi thời. Có khả năng doanh nghiệp sẽ không làm dự phòng giảm giá hàng tồn

kho hoặc phương pháp lập dự phòng không hợp lý, không xác đáng với hao mòn vô hình trên

thực tế của hàng tồn kho. Do đó, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho ghi trên

sổ sách thường lớn hơn giá trị thực tế của hàng tồn kho. •Quyền sở hữu về hàng tồn kho: Đôi khi

hàng có trong kho nhưng quyền sở hữu thuộc về các đơn vị khác, có thể dẫn đến gian lận và sai sót là: Doanh nghiệp cố tình nhận là

hàng của mình (gian lận) hoặc nhầm lẫn ghi là hàng của mình (sai sót). Ví dụ: Hàng kí gửi mà

đơn vị nhận của các doanh nghiệp khác, khi xuất hàng ra bán, vì muốn trốn thuế nên đơn vị

không ghi hóa đơn xuất bán, cũng như các giấy tờ sổ sách khác có liên quan làm cho

hàng tồn

kho bị thiếu so với sổ sách. Do đó, đơn vị sẽ lấy hàng của người khác bù vào cho đủ số

lượng…

•Tính đa dạng của hàng tồn kho: Hàng tồn kho thường gồm nhiều chủng loại mặt

hàng khác nhau và tỉ trọng của từng loại so với tổng số hàng tồn kho cũng không giống nhau

nên việc kiểm kê, đánh giá hàng tồn kho rất khó chính xác. •Việc đánh giá: Có nhiều phương pháp đánh giá hàng tồn kho, việc

đánh giá giá trị

hàng xuất kho hàng tồn kho và việc áp dụng nhất quán phương pháp tính giá sẽ dẫn đến những

kết quả khác nhau về lợi nhuận, giá trị hàng tồn kho. Do đó, việc áp dụng các phương pháp

đánh giá hàng tồn kho không phù hợp với những chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc

áp dụng không nhất quán có nhiều khả năng xảy ra.

•Sự liên tục trong cung ứng hàng tồn kho có thể dẫn đến sai sót trong ghi chép hoặc

thất thoát hàng.

Rủi ro kiểm soát:

Là rủi ro mà sai phạm (trọng yếu) trong các thông tin được kiểm toán khi tính riêng lẻ

hay gộp với các sai phạm khác đã không được hệ thống kiểm soát nội bộ ngăn ngừa hoặc phát

hiện và sửa chữa.

Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro kiểm soát: + Môi trường kiểm soát

+ Hệ thống kế toán + Vấn đề nhân sự

+ Vấn đề tổ chức: tổ chức chồng chéo, không khoa học.

 Đối với hàng tồn kho thì khả năng rủi ro kiểm soát được biểu hiện: •Do hệ thống kiểm soát nội bộ của hàng

tồn kho không tốt nên hàng tồn kho dễ bị

người bên ngoài hay nhân viên trong đơn vị lấy cắp. Sự quản lý kém hiệu quả thể hiện qua hàng tồn kho không phù hợp với nhu cầu xản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc dự trữ hàng

tồn kho quá ít sẽ ảnh hưởng đến sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, việc

dự trữ quá lớn hàng tồn kho sẽ dẫn đến tăng chi phí bảo quản và ứ đọng vốn, tăng nguy cơ mất phẩm chất và lỗi thời của hàng tồn kho. Khả năng này có thể xảy ra rất cao.

•Hàng tồn kho bị sử dụng lãng phí, sai mục đích và điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến

chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị.

•Hàng tồn kho được đánh giá không phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán hiện

hành, do nhân viên kế toán hiểu sai hoặc cố tình áp dụng sai để điều chỉnh gí trị hàng tồn kho

và lợi nhuận theo chủ quan của mình.

•Các nghiệp vụ khóa số vào cuối mỗi niên độ kế toán: Đơn vị thường nhầm lẫn

nghiệp vụ phát sinh của năm này vào năm sau và ngược lại, dẫn đến những kết quả không hợp

khóa sổ không đúng có ảnh hưởng rất lớn đến sự trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính, nhất là đối với các đơn vị sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ

không có các sổ sách theo dõi chi tiết hữu hiệu cho hàng tồn kho. •Giá mua vào của hàng tồn kho thường được cộng hoặc trừ các

khoản như chi phí

mua, các khoản giảm giá, bớt giá… dễ dẫn đến các gian lận như: Nhân viên thu mua vật tư

khai tăng chi phí thu mua hoặc ăn chận các khoản chiết khấu, giảm giá mà đơn vị được

hưởng…

•Những gian lận mà doanh nghiệp cố tình tạo ra nhằm vào mục đích nào đó (cố tình

khai thiếu hàng tồn kho, dấu bớt doanh thu để tạo lỗ giả hoặc khai khống hàng tồn kho, dấu

bớt đi chi phí để tạo lời giả…)

Rủi ro phát hiện:

Là rủi ro mà kiểm toán viên không phát hiện ra các sai phạm trọng yếu trong các thông

tin được kiểm toán khi chúng nằm riêng biệt hay khi gộp với các sai phạm khác.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện: + Do trình độ, năng lực, kinh nghiệm của KTV.

+ Sự xét đoán của KTV về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không chính xác, do đó

đã áp dụng các phương pháp, phạm vi kiểm toán không thích hợp. + Do sự gian lận: đặc biệt là sự gian lận có hệ thống từ Ban Giám Đốc.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty tnhh kiểm toán á châu. (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w