Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào phương trình cơ bản của phép đo AKCvà một dãy mẫu đầu để dựng một đường chuẩn, sau đó nhờ đường chuẩn này và giá trị A để xác định nồng độ CX của nguyên tố cần phân tích trong mẫu đo phổ, rồi từ đó tính được nồng độ của nó trong mẫu phân tích.
Trước hết phải chuẩn bị một dãy mẫu đầu, dãy mẫu chuẩn (thông thường là 5 mẫu) và các các phân tích trong cùng điều kiện. Ví dụ các mẫu đầu có nồng độ của nguyên tố X cần xác định C1,C2,C3,C4,C5 và các mẫu phân tích là , ....
2 1 X X C
C Rồi sau đó chọn một quá trình phân tích phù hợp để rồi đo phổ. Đo các mẫu chuẩn và các mẫu phân tích theo một vạch λ đã chọn. Ví dụ thu được các giá trị cường độ tương ứng với các nồng độ là A1,A2,A3,A4,A5
và , ....
2 1 X X A
A Sau đó dựng đường chuẩn theo hệ tọa độ A CX.
Nhờ đường chuẩn này và các giá trị AX ta dễ dàng xác định được nồng độ CX. Công việc cụ thể là đem các giá trị AX đặt lên trục tung A của hệ tọa độ, từ đó kẻ đường song song với trục hoành CX. Đường này sẽ cắt đường chuẩn tại điểm M. Từ điểm M hạ đường vuông góc với trục hoành cắt trục hoành tại CX. CX là nồng độ cần tìm.
Hình 2.1: Đồ thị của phƣơng pháp đƣờng chuẩn
♦ ♦ ♦ C1 ♦ ♦ C2 C3 C4 C5 C (mg/l) Ax Cx Aλ C6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn