0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phân tích thể tích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG SẮT, MANGAN TRONG NƯỚC GIẾNG KHOAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP PHỤ NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA (F-AAS) (Trang 31 -32 )

Trong phương pháp này người ta đo lượng thuốc thử cần dùng để phản ứng với một lượng đã cho của một chất cần xác định. Định lượng bằng phương pháp thể tích, nhanh chóng, đơn giản. Xong chỉ phù hợp với xác định hàm lượng lớn (≥0,1%). Do đó khi xác định hàm lượng vết nguyên tố Mn cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phải làm giàu nhiều lần, rất phức tạp. Tùy thuộc vào loại phản ứng chính thường dùng mà người ta chia phương pháp phân tích thể tích thành các nhóm: Phương pháp trung hòa, phương pháp oxi hóa khử, phương pháp kết tủa và phương pháp Complexon.

Mangan được xác định bằng phương pháp complexon với EDTA, chất chỉ thị là 4-(2-piriđinazo)-rezoxin hay còn gọi là tắt là PAR.

Mn2+ + PAR = MnPAR Đỏ nho vàng

MnPAR + H2Y2- = MnY2- + PAR

Đối với sắt thì lgFeY = 25,10. Các phép chuẩn độ complexon thường tiến hành khi có mặt của chất tạo phức phụ để duy trì pH xác định nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện kết tủa hiđroxit kim loại. Với sắt thường tiến hành như sau: Dung dịch chứa ion sắt cần xác định được điều chỉnh pH về 2,0; thêm vài giọt chỉ thị axit sunfosalixylic 0,1M, lúc này dung dịch có màu tím, đun nóng đến 700

C, và chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,02M đến khi mất màu tím. Sau đó từ lượng EDTA đã tác dụng khi chuẩn độ sẽ tính được hàm lượng Fe trong mẫu.

Phương pháp này tiến hành đơn giản nhưng cho sai số lớn, nồng độ Fe trong dung dịch nhỏ thì khó chuẩn độ do phải quan sát sự chuyển màu bằng mắt thường, thiếu chính xác. Mặt khác, nếu dung dịch mẫu có lẫn các ion khác gây ảnh hưởng đến kết quả của phép phân tích.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG SẮT, MANGAN TRONG NƯỚC GIẾNG KHOAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP PHỤ NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA (F-AAS) (Trang 31 -32 )

×