Xuất các giải pháp hợp lý để quản lý, tái sử dụng nguồn rác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng, dự báo gia tăng, đề xuất biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 80 - 87)

sinh hoạt, nâng cao hiệu quả kinh tế đối với chất thải và góp phần bảo vệ môi trường đô thị ở Thái Nguyên

3.4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

Ban hành các quy định về cơ chế hành chính trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, cơ chế phối hợp triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở (các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, cộng đồng liên quan), nhất là trong nhiệm vụ thẩm định và quản lý sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; giám sát môi trường hoặc công khai hóa công tác truyền thông, thông tin trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Xây dựng và ban hành chính sách chung về nhiệm vụ phát triển bền vững của thành phố, trong đó tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực chính là phát triển kinh tế, xã hội; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vốn và ưu đãi thuế đối với các cơ sở áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải, phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom, xử lý chất thải và xã hội hóa các thành phần kinh tế tham gia quản lý bảo vệ môi trường. Xây dựng chính sách, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giá đối với hoạt động bảo vệ môi trường.

Xây dựng và ban hành các quy chế về bảo vệ môi trường cho các vùng phát triển kinh tế xã hội và quản lý môi trường xác định theo quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2020.

3.4.2.2. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân trong tỉnh, từng bước tạo thói quen, nếp sống và ý thức về bảo vệ môi trường của mỗi người dân. Phổ biến rộng rãi cho nhân dân, cán bộ các cơ quan, ban, ngành những vấn đề môi trường quan trọng của tỉnh, các mục tiêu cơ bản, các nội dung hoạt động cần thiết bảo vệ môi trường, các chương trình trọng điểm bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ tiến hành.

Tăng cường vai trò của phát thanh, truyền hình, báo chí và các phương tiện truyền thông khác, khuyến khích tham gia mạnh mẽ, thiết thực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hoạt động thường xuyên, mở chương mục luật pháp liên quan đến bảo vệ môi trường và phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường. Huy động toàn thể quần chúng tham gia bảo vệ môi trường cùng cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Xây dựng mạng lưới giáo dục môi trường và xã hội hóa bảo vệ môi trường gồm tất cả cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác, có sự tham gia của các lĩnh vực truyền thông, báo chí, văn hóa nghệ thuật cũng như các tổ chức đoàn thể và các doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, cùng với mục tiêu của tỉnh, thành phố có một mạng lưới hoàn chỉnh về giáo dục và truyền thông môi trường phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

3.4.2.3. Giải pháp về nguồn vốn

Đa dạng hóa nguồn vốn và huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Bố trí mục chi riêng cho sự nghiệp môi trường từ nguồn chi ngân sách tỉnh, đảm bảo hàng năm đạt không dưới 1% tổng chi ngân sách và tăng dần theo tốc độ phát triển kinh tế.

- Nguồn vốn từ thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường.

- Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách các bộ, ngành.

- Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Huy động các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ môi trường như xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tại các đô thị, thu gom và xử lý chất thải rắn.

- Gắn liền công tác bảo vệ môi trường trong các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng ngành và từng cơ sở sản xuất trong tỉnh.

3.4.2.4. Tăng cường năng lực quản lý môi trường

Rà soát, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, các chương trình, kế hoạch nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chương trình hành động tương ứng đã ban hành của Chính phủ.

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, chú trọng đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ở cấp cơ sở. Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp, các ngành.

Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý về môi trường cho cán bộ công chức làm công tác bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các quy định pháp luật và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tăng cường quan trắc, dự báo diễn biến chất lượng môi trường, xác định kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách của tỉnh. Phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm tiêu chuẩn môi trường.

3.4.2.5. Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong môi trường, công nghệ sạch thân thiện với môi trường, phát triển công nghệ xử lý và tái

chế, tái sử dụng chất thải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo vệ môi trường; xây dựng và nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường, tạo thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ môi trường, phát triển kinh tế môi trường.

Đẩy mạnh và khuyến khích công tác đầu tư nghiên cứu sâu về lĩnh vực tận dụng và tái chế chất thải, nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ sản xuất (nhất là đối với các cơ sở cũ, công nghệ lạc hậu) từng bước thay đổi công nghệ hiện đại, theo hướng giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, giảm lượng chất thải và rủi ro.

Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học phục vụ công tác hoạch định chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững.

Hiện nay có rất nhiều công nhệ cho việc xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng và chất thải nói chung. Nhưng để lựa chọn được những giải pháp tối ưu cần phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của từng địa phương, việc lựa chọn sao cho ít tốn kém, hợp vệ sinh và bảo vệ môi trường.

- Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh: đây là hình thức đang phổ biến ở

nhiều tỉnh thành trong cả nước.

- Phương pháp nhiệt: là hình thức phổ biến ở nhiều nước châu Âu, Hoa Kỳ và một số nước ở châu Á như Nhật Bản, Singapo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm phân ủ: đây là công nghệ đã và đang được sử dụng trong nhiều

tỉnh thành trong cả nước và đang đem lại hiệu quả cao trong xử lý rác thải.

- Công nghệ xử lý SERAPHIN:được sử dụng để phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt bằng thiết bị cơ khí và áp lực để tái chế hầu như hoàn toàn khối lượng rác thải sinh hoạt dựa trên nguyên tắc là phân rác thải thành 3 dòng như sau: dòng các chất hữu cơ dễ phân hủy, dòng các chất vô cơ, dòng phế thải dẻo.

- Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của công ty cổ phần Tâm Sinh Nghĩa: đây là công nghệ có sự kết hợp giữa 3 công nghệ chủ yếu đó là công

nghệ xé, tách và tuyển rác; công nghệ ủ rác với những quy trình và chế phẩm hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay; công nghệ tái chế đối với vật liệu dẻo và các phế thải để tận dụng tối đa rác thải. Với công nghệ này trên 90% dòng vật

chất chất thải rắn sinh hoạt được chuyển hóa, tái sinh, tái chế, tái sử dụng. Tỷ lệ chôn lấp dưới 10% ở dạng bã thải đã được làm sạch các chất hữu cơ bám dính và không còn khả năng gây ô nhiễm cho môi trường. Đây là công nghệ phù hợp với đặc điểm rác thải sinh hoạt ở nước ta, chưa qua phân loại tại nguồn đối với cả rác tươi và rác đã chôn lấp.

Hình 3.7: Sơ đồ quy trình công nghệ Tâm Sinh Nghĩa xử lý chất thải rắn sinh hoạt

A. Tiếp nhận rác, cân điện tử, khử mùi hôi B. Tách tuyển rác đặc biệt

C. Dây chuyền phân loại rác bằng máy

I1. Dây chuyền xử lý kiểm soát thành phần, kích thước rác hữu cơ khó phân hủy

I2. Hệ thống tháp ủ phân giải hỗn hợp hữu cơ dễ phân hủy I3. Dây chuyền tách tuyển mùn hữu cơ

I.4.1. Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ

I.4.2. Tận thu mùn vụn hữu cơ để sản xuất mùn hữu cơ vi sinh loại 2 phục vụ cho cải tạo đất đồi rừng ven biển.

I.4.3. Tận thu xơ hữu cơ khó phân hủy làm chất đốt thu hồi nhiệt sinh để sấy giảm ẩm mùn hữu cơ và sấy khô phế thải dẻo.

I.4.4. Dây chuyền công nghệ đóng rắn phế thải trơ và vô vơ.

II.1. Dây chuyền phân loại, băm cắt nhỏ làm sạch và sấy khô phế thải dẻo.

C I 1 I2 I3 N1 N2 II1 II2 II3 I4.2 I4.4 I4.3 B I4.1 A

II.2. Dây chuyền tái chế phế thải dẻo.

II.3. Dây chuyền sản xuất các sản phẩm nhựa tái chế.

- Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp tùy nghi yếm khí A.B.T (Anoxy Bio Technology)

Nguyên lý hoạt động: rác tại các điểm tập kết trong thành phố được xử

lý mùi hôi bằng chế phẩm sinh học, sau đó đưa vào hầm ủ, trước khi đưa rác vào, hầm ủ có phun chế phẩm sinh học và chất phụ gia sinh học. Rác tại các điểm tập kết đưa về sân xử lý không cần phân loại cho vào hầm ủ, quá trình thực hiện có phun và trộn chế phẩm sinh học, dùng bạt phủ kín hầm và ủ trong thời gian 28 ngày; trong thời gian ủ cứ 3 ngày mở bạt kiểm tra, phun bổ sung chế phẩm sinh học lên bề mặt. Sau 28 ngày tiến hành đưa rác lên phân loại rác, các thành phần phi hữu cơ xử lý riêng, mùn hữu cơ được chế biến thành phân hữu cơ sinh.

Hình 3.8: Sơ đồ công nghệ xử lý CTR bằng phương pháp tùy nghi A.B.T

3.4.2.6. Áp dụng các công cụ kinh tế

Thực hiện nguyên tắc gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục bồi thường. Thực hiện việc thu phí, ký quỹ bảo vệ môi trường, buộc bồi

thường thiệt hại về môi trường.

Áp dụng các chính sách cơ chế hỗ trợ vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động bảo vệ môi trường.

Khuyến khích áp dụng các cơ chế chuyển nhượng, trao đổi quyền phát thải và trách nhiệm xử lý chất thải phù hợp với cơ chế thị trường.

3.4.2.7. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế về bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh công tác phát triển với các tỉnh nhằm tận dụng kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đồng thời thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Tích cực tham gia các cuộc hội thảo, diễn đàn về phát triển bền vững, tham quan học tập kinh nghiệm từ các tỉnh có nền khoa học phát triển cũng như tiếp thu thêm kiến thức cho quá trình phát triển bền vững tại thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước, các tổ chức phi chính phủ của quốc tế. Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của tổ chức trong nước và quốc tế như UNDP, WB, WHO,... về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học,... Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để học hỏi, tận dụng các kinh nghiệm, sự trợ giúp của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng, dự báo gia tăng, đề xuất biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 80 - 87)