Đặc điểm kinh tế xã hội TP.Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng, dự báo gia tăng, đề xuất biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 97)

3.1.2.1. Dân số

Thành phố Thái Nguyên hiện có 28 đơn vị hành chính cấp phường, xã bao gồm 18 phường, 10 xã. Triển khai có hiệu quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Kết quả là dân số thường trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tính đến 0h00 ngày 01/4/2009 là 278.143 người (trong đó: nam 135.763 người, chiếm 48,81%; nữ 142.380 người chiếm 51,19%). Khu vực thành thị là 200.150 người, chiếm 72%, khu vực nông thôn: 77.993 người chiếm 28%. Mật độ dân số 1.466 người/km2 (khu vực thành thị 3.292 người/km2, nông thôn 605 người/km2

).

3.1.2.2. Mức tăng trưởng kinh tế

Do lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực, yếu tố lịch sử văn hóa truyền thống, thành phố Thái Nguyên được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng hiện nay cho thấy thành phố đã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, trung tâm kinh tế lớn của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Tỷ trọng của khối phi nông nghiệp tăng lên và khối nông nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 94,02% (năm 2008) lên 94,29% (năm 2009) trong khi tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 5,98% (năm 2008) xuống 5,71% (năm 2009).

Xét theo 3 nhóm ngành kinh tế lớn, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tuy không ổn định qua các năm nhưng ngành này vẫn luôn đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm tỉnh. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng lên trong giai đoạn 2006-2009; Ngành nông nghiệp tuy vẫn tăng trưởng về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong tổng sản phẩm thành phố giảm xuống phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại của cả nước cũng như vùng và tỉnh.

Về đóng góp cho tăng trưởng tổng sản phẩm thành phố, ngành công nghiệp – xây dựng luôn đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng tổng sản phẩm thành phố, tiếp đến là ngành dịch vụ và nông nghiệp. Tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng tổng sản phẩm của thành phố năm 2009 giảm so với năm 2008; Tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp – xây dựng năm 2009 cũng giảm nhẹ so với năm 2008; Riêng tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ năm 2009 tăng so với năm 2008. Theo thời gian, tốc độ tăng trưởng và mức đóng góp của các ngành sản xuất vào tăng trưởng tổng sản phẩm thành phố sẽ giảm xuống và ngược lại, tốc độ tăng trưởng và mức đóng góp của ngành dịch vụ sẽ tăng lên theo xu thế chung.

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu đầu tư đã dựa vào tính chất đặc thù của thành phố, từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả trong từng ngành,

tính theo cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ, thương mại - nông lâm nghiệp. Những năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố đã phát triển đúng hướng, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng cao và phát triển ổn định.

Năm 2009, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GDP) đạt 3.109,8 tỷ đồng, tăng 12,37% so với năm 2008 . Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.050,34 tỷ đồng. Giá trị gia tăng Nông, Lâm, Ngư nghiệp đạt 128,5 tỷ đồng (tăng 5,07% so với năm 2008), giá trị gia tăng Công nghiệp - Xây dựng đạt 1.676,6 tỷ đồng (tăng 11,22% so với năm 2008), giá trị gia tăng các ngành Dịch vụ đạt 1.304,7 tỷ đồng (tăng 14,68% so với năm 2008) (tất cả tính theo giá so sánh năm 1994)

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Giai đoạn 2007-2009 nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố theo giá trị so sánh là 14,42 %, cụ thể các năm như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP (theo giá 1994) đạt 3.109,8 tỷ đồng, tăng 12,37% so với năm 2008.

- GDP bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/năm = 121,9% kế hoạch (tăng 4,6 triệu đồng so với năm 2008).

- Giải quyết việc làm cho 5.500 lao động mới = 100 % kế hoạch. - Tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,9 %, = 131% kế hoạch.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, TP.Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng và có được cơ sở vật chất đáng phải kể tới:

- Giao thông: về đường bộ có 3 quốc lộ chạy qua TP đó là quốc lộ 3,

quốc lộ 1B và quốc lộ 37. TP có một bến xe khách tổng hợp được cải tạo và nâng cấp có chất lượng tốt. Toàn TP có 422 km đường ôtô trong đó có 30 km đường quốc lộ, giao thông bên trong TP có chiều dài 60 km, đường nhựa 53,14 km, đường đá 4,28 km, đường cấp phối 2,04 km.

+ Đường sắt có tuyến quốc gia: Hà Nội - Thái Nguyên, Thái Nguyên - Kép - Bãi Cháy và các tuyến địa phương. Có 3 ga là ga Thái Nguyên, ga Quan triều, ga Lưu Xá.

+ Đường thuỷ: quan trọng có tuyến sông Cầu chảy qua TP 15 km. Hiện nay, giao thông là vấn đề trở ngại lớn đối với TP.Thái Nguyên nhất là giao thông nội thị vì ngoài các trục đường chính còn lại vẫn còn nhiều con đường nhỏ giữa các khu dân cư gây khó khăn trong giao thông, đặc biệt vào mùa mưa.

- Thuỷ lợi: thuỷ lợi được xác định là yếu tố quan trọng để phát triển nông

nghiệp của thành phố. Hai hệ thống thuỷ nông sông Cầu và sông Công có đủ điều kiện để tưới tiêu ổn định phát triển nông nghiệp. Hiện tại có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000 m3/ngày đêm. Cả hai nhà máy đã đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100 lít/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.

- Hệ thống điện: mạng lưới điện phát triển mạnh, 28 đơn vị thuộc TP đều có điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Nguồn cung cấp điện cho TPTN hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110KV và 220KV và 95% các đường phố chính đều có điện chiếu sáng ban đêm.

3.1.2.4. Văn hoá - y tế - giáo dục

- Giáo dục: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm giáo dục đào tạo lớn

thứ 3 cả nước, chỉ sau sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống trường lớp được sắp xếp và đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn với tổng diện tích khoảng 295,7 ha, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường. Cơ cấu các ngành học được nâng cấp bổ sung. Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, đã hình thành nhiều loại hình đào tạo như các lớp dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ, tin học, các lớp kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp...Phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho ngành giáo dục đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Theo số liệu thống kê, đến năm 2009, toàn thành phố có 39 trường mầm non (với diện tích 28,23 ha ), 34 trường tiểu học (với diện tích 23,4 ha), 28 trường trung học cơ sở và 1 trường phổ thông dân lập (với diện tích 20,86 ha), 8 trường trung học phổ thông và 2 trường đạt chuẩn quốc gia, 1.512 lớp học với 3.086 giáo viên và 48.829 học sinh. Đã có 44/100 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 07 trường mầm non, 26 trường tiểu học (02 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II), 11 trường THCS. Tổng số học sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông là 4.430 học sinh; Trong đó tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông của thành phố chiếm 91,47%.

Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, trên địa bàn thành phố có hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, THCN và dạy nghề do trung ương và địa phương quản lý. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có 6 cơ sở đào tạo thuộc cấp đại học (diện tích 172,58 ha) và 11 cơ sở đào tạo thuộc cấp cao đẳng (diện tích 41,16 ha) với tổng số trên 2.500 giáo viên tham gia giảng dạy hàng nghìn sinh viên. Năm 2008 có 11.856 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hiện trên địa bàn thành phố có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên gồm 4.269 học sinh và 29 giáo viên và 1 Trung tâm giáo dục Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề cùng các Trung tâm học tập cộng đồng và 5 trung tâm dịch vụ việc làm cho số học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, tỉnh và khu vực lân cận.

- Y tế: Với mục tiêu chiến lược: “Phấn đấu để mọi người dân được hưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng ngay từ tuyến y tế cơ sở”, thành phố đặc biệt quan tâm và đầu tư các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia ở mỗi đơn vị phường, xã. Đến nay, thành phố có 14/28 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và tiếp tục phấn đấu đến hết năm 2010, 100% các trạm y tế ở các xã, phường đều đạt chuẩn quốc gia.

Thành phố Thái Nguyên có Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện lớn nhất vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với diện tích 6,91 ha. Theo số liệu thống kê năm 2009, bệnh viện có 700 giường bệnh (năm 2010 sẽ tăng lên 1.000 giường), có đội ngũ bác sỹ, dược sỹ, y sỹ đông đảo với 608 người, khám và chữa bệnh cho 266.418 lượt bệnh nhân. Ngoài ra còn có Bệnh viện Trường đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên (thành lập năm 2007 đã đi vào hoạt động) và 9 bệnh viện cấp tỉnh trực thuộc Sở Y tế (trong đó có 2 bệnh viện hạng II với tổng số 530 giường bệnh, 5 bệnh viện chuyên khoa cấp II và cấp III với 480 giường bệnh). Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế.

- Văn hoá thể thao: hoạt động văn hoá thể thao ngày càng phát triển mạnh, chất lượng được nâng cao, đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung góp phần nâng cao dân trí và đời sống tinh thần cho nhân dân.

 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội:

- Thuận lợi: Vị trí địa lý và kinh tế - chính trị của thành phố Thái Nguyên

là một trong những lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội. Với đầy đủ phương thức giao thông vận tải bằng đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, có quốc lộ 3, 1B và quốc lộ 37 đi qua và hiện nay đang thi công đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu với Hà Nội và các địa phương khác. Đồng thời, với vị trí gần thủ đô Hà Nội, thành phố có rất nhiều cơ hội trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

Trên địa bàn thành phố Thái nguyên có một số danh lam, thắng cảnh, cơ sở văn hoá và di tích lịch sử (đền thờ Đội Cấn, Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, chùa Đán, Hồ Núi Cốc, vùng chè Tân Cương...) đã góp phần thu hút hàng triệu khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng...

Nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất cao là một lợi thế phát triển hơn hẳn của thành phố so với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước.

Thành phố Thái Nguyên có truyền thống phát triển công nghiệp từ rất sớm và là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

Vai trò trung tâm của thành phố đối với tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ được khẳng định qua thực tiễn phát triển và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp lý. Đây là cơ hội lớn cho việc phát triển thành phố trong tương lai.

Nhu cầu thị trường trong nước đối với nhiều sản phẩm của thành phố Thái Nguyên (hàng công nghiệp, nông sản chế biến, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá...) Đang tăng nhanh là cơ hội rất lớn cho phát triển thành phố.

Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại và hợp tác phát triển cho thành phố.

Kiến trúc Thái Nguyên được góp thêm bằng sắc màu hiện đại với sự xuất hiện của các công trình mới. Đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nhiều tầng, cao tầng trong 10 năm qua, đã làm bộ mặt kiến trúc Thái Nguyên có nhiều thay đổi. Các công trình văn hóa, công trình phục vụ cộng đồng mới được xây dựng đã giúp cho cảnh quan thành phố đẹp và sinh động hơn. Bên cạnh đó, từ năm 2000 trở lại đây, người dân Thái Nguyên có khuynh hướng xây nhà theo thiết kế. Số lượng các ngôi nhà đẹp, gây ấn tượng về đường nét kiến trúc ngày càng nhiều, đã góp phần đem đến vẻ đẹp cho diện mạo đô thị.

Hệ thống các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị cũng được chú ý đầu tư, nâng cấp cải tạo thêm điều kiện sống cho nhân dân thành phố. Tất cả các tuyến đường nội thành đã được nhựa hóa, xây dựng đồng bộ với cống thoát nước và chiếu sáng; lưới điện được cải tạo và nâng cấp; hệ thống cấp nước

sạch đã phục vụ cho đời sống nhân dân trong vùng. Diện tích cây xanh, thảm cỏ ngày càng được mở rộng và đang phát huy hiệu quả. Nhìn chung, sau 8 năm trở thành đô thị loại II, bộ mặt đô thị thành phố đã thay đổi rõ nét và dần hình thành vóc dáng một đô thị mang bản sắc riêng của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

- Khó khăn: đường xá giữa liên các xã, phường hay thôn xóm còn nhỏ

hẹp hạn chế cho phát triển kinh tế và cho việc vận chuyển thu gom rác thải. Hơn nữa ở TP.Thái Nguyên có nhiều trường học nên số lượng học sinh, sinh viên đông nhất là lượng sinh viên; thêm và đó là lượt người tới làm ăn sinh sống cũng khá đông nên lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Đây là một áp lực cho môi trường, nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

3.2. Đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại các phƣờng, xã khu vực TP. Thái Nguyên

3.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên

Thái Nguyên là thành phố đô thị loại 1, là thành phố đông dân thứ 10 cả nước, là thành phố tập trung nhiều các trường đại học, cao đẳng, thành phố lớn thứ 3 ở miền Bắc Việt Nam sau Hà Nội và Hải Phòng, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cuộc sống của người dân ngày càng được tăng cao dẫn đến nhu cầu và việc sử dụng tài nguyên ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng lượng rác thải rắn nói chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng ngày càng nhiều.

Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt rất đa dạng từ hộ gia đình, công sở, trường học, đường phố, khu thương mại, chợ... Cụ thể rác thải được phát sinh từ các nguồn như sau:

- Rác từ hộ dân: Phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư, khu trọ của

các sinh viên, công nhân,... thành phần chủ yếu là thực phẩm dư thừa, đồ hộp, túi nilon,... ngoài ra còn chứa một lượng rác thải độc hại như pin, bơm kim

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng, dự báo gia tăng, đề xuất biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 97)