Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng, dự báo gia tăng, đề xuất biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 72 - 74)

thải sinh hoạt tại TP.Thái Nguyên

Cộng đồng có vai trò rất lớn trong công tác bảo vệ môi trường. Nguồn phát sinh rác thải là từ hoạt động của con người. Do đó để công tác vận chuyển, thu gom, xử lý rác thải được tốt, có hiệu quả thì cần có sự chung tay đóng góp của tất cả mọi người. Với ý nghĩa đó, qua việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân sinh sống trên đại bàn các phường, xã nhằm đánh giá và tìm hiểu về nhận thức của họ về vấn đề rác thải, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác. Trong quá trình điều tra, phỏng vấn chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra những người dân tại các phường, xã với số lượng là 150 phiếu và thu được kết quả như sau:

- 96/150 hộ đóng lệ phí thu gom rác, 39/150 hộ tự xử lý bằng cách chôn lấp, hoặc đổ ra sông, suối, khu đất trống, 15/150 hộ tự xử lý bằng cách đốt rác.

- 45/150 hộ đều tiến hành tách các thức ăn thừa, cộng rau, vỏ hoa quả,… và các trai, lọ nhựa… ra để chăn nuôi, bán hoặc cho người công nhân thu gom rác, 105/150 hộ là không phân loại ra mà bỏ đi luôn.

- 87/150 hộ cho rằng các điểm tập kết rác thải ở phường, xã là gây ảnh hưởng đến đi lại, mỹ quan đường phố, 43/150 cho rằng không có ảnh hưởng, 25/150 hộ không có ý kiến.

- 30/150 hộ cho rằng rác trong ngõ thường xuyên được thu gom, 76/150 hộ tự quét ở khu vực nhà mình, 44/150 hộ cho rằng ngõ xóm không được quét dọn thường xuyên.

- 31/150 hộ chưa được thu gom, 82/150 hộ cho rằng việc thu gom rác như hiện nay là đã đảm bảo VSMT, 37/150 hộ cho rằng chưa đảm bảo.

- 135/150 hộ cho rằng nên phân loại rác tại nguồn, 15/150 hộ không biết về phân loại rác tại nguồn và không muốn phân loại rác tại nguồn.

- Để công tác thu gom rác thải được tốt hơn nữa thì 76/150 hộ không đồng ý đóng thêm tiền, 30/150 hộ đồng ý đóng ở mức là 5.000 - 10.000 đồng/tháng; 23/300 hộ đóng ở mức 1.000 - 2.000 đồng/tháng; 12/300 hộ đóng ở mức 2.500 - 5.000 đồng/tháng, (44/150 hộ chưa được thu gom nên không có ý kiến).

- 83/150 hộ có theo dõi các thông tin về môi trường trên đài, báo, ti vi, 67/300 hộ không để ý đến vấn đề môi trường.

- Ý kiến của nhân dân về công tác quản lý rác thải hiện nay: 12/150 hộ cho rằng cần tăng lương cho công nhân thu gom, 23/300 hộ cho rằng mức phí thu gom rác hiện nay là cao, 15/150 hộ cho rằng nên phân loại tại nguồn, 75/150 hộ không có ý kiến gì, 14/150 hộ cho rằng thu gom chưa tốt, 35/150 hộ cho rằng như hiện nay là tốt.

- Nhận xét về thái độ làm việc của công nhân thu gom: 72/150 hộ cho rằng tốt, 48/150 hộ không có ý kiến, 30/150 hộ còn phàn nàn chưa thu gom sạch sẽ.

Bảng 3.13. Mức độ quan tâm của người dân về vấn đề môi trường

STT Nội dung Kết quả Tỷ lệ

(%)

1 Theo dõi các thông tin về môi trường qua đài, ti vi… 83/150 55.33 2 Sử dụng rác vào nhiều mục đích khác nhau 45/150 30

3 Đóng phí môi trường đầy đủ 96/150 64

4 Số hộ đồng ý phân loại rác tại nguồn 135/150 90 5 Ý kiến cho rằng công tác thu gom tốt 72/150 48 6 Số hộ không quan tâm đến các vấn đề môi trường 67/150 44.67

Từ kết quả trên cho thấy mức độ quan tâm của người dân đến môi trường là khá tốt, nhiều hộ gia đình rất có ý thức tiết kiệm và tận dụng những sản phẩm thừa để sử dụng lại, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường tăng lên qua việc họ chịu khó nghe các thông tin trên ti vi, đài báo. Rất nhiều hộ quan tâm đến đời sống của công nhân thu gom rác và họ ý thức được đây là một nghề khá vất vả và độc hại. Do đó để công tác quản lý rác thải được tốt hơn nữa thì các phường, xã cần tăng cường hơn việc phổ biến các kiến thức về môi trường đến với người dân, kêu gọi nhân dân bảo vệ môi trường. Nếu làm được như vậy thì môi trường sẽ được bảo vệ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng, dự báo gia tăng, đề xuất biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)