Bảng 4.1: Số lượng côn trùng trên cây Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh năm
(Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012)
STT
Tên Số loài thu thập
Khoa học - Việt Nam Tổng số Định danh tới Họ Loài Sâu hại Thiên địch Sâu hại Thiên địch 1 Orthoptera - Bộ Cánh thẳng 3 3 0 3 0 2 Homoptera - Bộ Cánh đều 5 4 0 5 0 3 Hemiptera - Bộ Cánh nửa 2 2 0 2 0 4 Coleoptera - Bộ Cánh cứng 4 2 1 2 2 5 Lepidoptera - Bộ Cánh vảy 6 4 0 6 0 6 Mantodea - Bộ Bọ ngựa 1 0 1 0 1 7 Neuroptera -Bộ Cánh mạch 1 0 1 0 1 8 Hymenoptera - Bộ Cánh màng 1 0 1 0 1 9 Diptera - Bộ Hai cánh 1 0 1 0 1 Tổng số 24 14 5 18 6
20
Nhận xét
Trong quá trình điều tra chúng tôi đã ghi nhận được trên cây Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh có 24 loài côn trùng nằm trong 19 họ thuộc 9 bộ khác nhau (Bảng 4.1). Trong số các loài côn trùng ghi nhận được có 18 loài sâu hại và 6 loài thiên địch. Điều này cho thấy mức độ đa dạng và phong phú của các loài côn trùng gây hại trên Ca cao đang ở mức khá cao, còn số lượng thiên địch thì hạn chế. Các loài côn trùng tìm thấy trên cây Ca cao chủ yếu thuộc bộ Cánh vảy (25%), tiếp theo là bộ Cánh đều (21%), bộ Cánh cứng (17%) và bộ Cánh thẳng (13%), các bộ khác chiếm tương đối ít chỉ 4% (Hình 4.2).
Hình 4.1: Tỷ lệ loài côn trùng theo bộ trên cây Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh
21
Bảng 4.2: Các loài côn trùng gây hại trên cây Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh
(Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012)
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
BPBH MĐXH
I Orthoptera Bộ Cánh thẳng
1.Acrididae Họ Châu chấu
1 Oxya diminuta Walker Cào cào cánh ngắn Lá ++
2 Atratomorpha lata
Motschulsky Cào cào úc Lá +
3 Pternoscrita caliginosa Haan Cào cào nâu Lá ++
II Homoptera Bộ Cánh đều
2. Aphididae Họ Rệp muội
4 Toxoptera aurantii Boyer Rệp muội nâu Cành,
lá non ++
3. Flatidae Họ Ve sầu bướm
5 Geisha distinctissima Walker Ve sầu bướm xanh Lá + 6 Lawana conspersa Walker Ve sầu bướm trắng Lá
4. Pseudococcidae Họ Rệp sáp giả
7 Planococcus citri Risso Rệp sáp giả cam Cành,
lá trái +
5.Ricaniidae Họ Ve sầu bướm
nâu xám
8 Ricanula sublimata Jacobi Ve sầu bướm nâu
đen Lá, trái +++
III Hemiptera Bộ Cánh nửa
6. Coreidae Họ bọ xít mép
9 Leptocorisa varicormis Fabr Bọ xít chân dài
Trái, cành lá
non
+++
22
10 Helopeltis antonii Sign Bọ xít muỗi
Trái, cành lá non ++++ V Cleoptera Bộ Cánh cứng 8.Scolitydae Họ Mọt gỗ ngắn
11 Xyleborus morstatti Hazed Mọt đục cành Cành, hạt +
9.Scarabaeidae Họ Bọ hung
12 Anomata cupripes Hope Cánh cam Lá -
VI Lepidoptera Bộ Cánh vảy
10.Noctuidae Họ Ngài đêm
13 Spodoptera litura Fabricius Sâu khoang Lá +
11.Crambidae Họ Bướm đêm
14 Conogethes punctiferalis
Guen. Sâu đục quả Quả ++++
15 Picrostomastis inductalis
Walker Sâu cuộn ống lá Lá -
12.Psychidae Họ Ngài sâu kèn
16 Clania lewinii Westwood Sâu bao cành dài Lá ++ 17 Eumeta variegata Snellen Sâu bao cành lá Lá ++
18 Thyridopteryx sp. Sâu bao lá Lá +
Ghi chú: BPBH: Bộ phận bị hại MĐXH: Mức độ xuất hiện
-: Rất ít với tần suất bắt gặp < 5% +: ít với tần suất bắt gặp 5 - 10%
++: Trung bình với tần suất bắt gặp 11 - 35% +++: Nhiều với tần suất bắt gặp 36 - 50% ++++: Rất nhiều với tần suất bắt gặp > 50%.
Nhận xét:
Dựa vào bảng thu thập kết quả về các loài sâu hại trên Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh ta thấy: trong số 23 loài côn trùng thu thập được có hơn 2 / 3 trong số đó là
23
loài gây hại. Trong đó có hai loài gây hại nặng nhất là bọ xít muỗi (Helopeltis
theivova Waterhouse) thuộc bộ Cánh nửa (Hemiptera) và sâu đục quả (Conogethes punctiferalis) thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera). Chúng có mức độ xuất hiện cao, gây hại nặng cho cây Ca cao đặc biệt là trong giai đoạn ra trái vào mùa mưa. Gây hại nặng nhất là bọ xít muỗi, chúng có thể làm cho quả bị hư hại nặng. Quả bị hại nặng thối dần, rụng dẫn đến năng suất giảm ảnh hưởng lớn tới nguồn lợi thu nhập Ca cao. Gây khó khăn trong việc mở rộng diện tích để đa dạng hóa cây trồng. Thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Bên cạnh những loài gây hại mạnh như bọ xít muỗi và sâu đục quả còn có những loài có mức độ xuất hiện rất ít, gây hại không đáng kể như ve sầu bướm xanh (Geisha distinctissima Walker), rệp sáp giả cam (Planococcus citri Risso), ve sầu bướm nâu đen (Ricanula sublimata Jacobi), rệp muội nâu (Toxoptera
aurantii Boyer) thuộc bộ Cánh đều (Homoptera). Sâu bao lá (Thyridopteryx sp.), Sâu cuộn ống lá (Picrostomastis inductalis Walker) thuộc bộ Cánh vảy
24
Bảng 4.3: Các loài thiên địch trên cây Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh
(Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012)
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vật chủ MĐXH
I Mantodae Bộ Bọ ngựa
1.Mantidae Họ Bọ ngựa
1 Hierodula patellifera
Serville Bọ ngựa Nhiều loài sâu
hại +++
II Coleoptera Bộ Cánh cứng
2.Coccinellidae Họ Bọ rùa
2 Cryptogonus orbiculus
Gyllenhal Bọ rùa 2 chấm đỏ Rệp muội +
3 Coccinella transversalis
Fabr. Bọ rùa chữ nhân Rệp muội ++
III Neuroptera Bộ Cánh mạch
3.Chrysopidae Họ Cánh mạch
4 Mallanda basalis Walker Chuồn chuồn cỏ Các loại rầy
rệp ++
IV Hymenoptera Bộ Cánh màng
5.Formicidae Họ Kiến vàng
5 Oecophylla Smaragdina
Fabricius Kiến vàng Nhiều loại sâu
hại ++++
V Diptera Bộ Hai cánh
6. Syrphidae
6 Episyrphus baltteatus De
Geer Ruồi ăn rệp Rệp muội +++
Ghi chú: MĐXH: Mức độ xuất hiện
-: Rất ít với tần suất bắt gặp < 5 % +: ít với tần suất bắt gặp 5 - 10 %
++: Trung bình với tần suất bắt gặp 11 - 35 % +++: Nhiều với tần suất bắt gặp 36 - 50 % ++++: Rất nhiều với tần suất bắt gặp > 50 %.
Nhận xét:
Trong quá trình điều tra các loài sâu hại chúng tôi cũng đã ghi nhận được một số loài thiên địch có lợi cho cây Ca cao tại Tp. Hồ Chí Minh.
25
Những loài thiên địch được tìm thấy có 6 loài thuộc 5 bộ côn trùng (Bảng 4.3), trong số các loài thiên địch trên thì xuất hiện nhiều nhất là kiến vàng (O.
smaragdina) thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera). Bên cạnh đó còn ghi nhận được
một số loài côn trùng mà vật chủ chủ yếu của chúng là rệp muội như bọ rùa 2 chấm đỏ (C. orbiculus), bọ rùa chữ nhân (C. transversalis)... chúng thuộc 2 bộ khác nhau và chủ yếu là tìm ăn trứng và con non để ngăn ngừa sự lây lan phá hại của các rệp muội. Dựa vào bảng kết quả có thể khẳng định các loài thiên địch xuất hiện với tần số khá ít (trừ kiến vàng).
26
Hình 4.2: Ấu trùng ve sầu bướm nâu Hình 4.3: Ầu trùng ve sầu bướm nâu chuẩn bị hóa trưởng thành
Hình 4.4: Ve sầu bướm nâu non Hình 4.5: Trưởng thành Ve sầu bướm nâu (Ricanula sublimata Jacobi)
Hình 4.6: Trứng rệp sáp giả cam Hình 4.7: Rệp sáp giả cam
27
Hình 4.8: Ve sầu bướm xanh Hình 4.9 :Ve sầu bướm trắng
(Geisha distinctissima Walker) (Lawana conspersa Walker)
Hình 4.10: Sâu đục quả Hình 4.11: Trưởng thành sâu đục quả
(Conogethes punctiferalis Guen.)
Hình 4.12: Bọ xít muỗi Hình 4.13: Bọ xít chân dài
28
Hình 4.14: Cánh cam (Anomata cupries Hope) Hình 4.15: Mọt đục cành (Xyleborus morstatti Hazed)
Hình 4.16: Cào cào cánh ngắn Hình 4.17: Cào cào nâu
(Oxya diminuta Walker) (Pternoscrita caliginosa Haan)
Hình 4.18: Sâu bao lá Hình 4.19: Sâu bao cành dài
29
Hình 4.20: Sâu bao cành lá Hình 4.21: Nhộng sâu đục quả
Hình 4.22:Tổ kiến vàng Hình 4.23: Kiến vàng rệp sáp giả cam
Hình 4.24: Rệp muội nâu Hình 4.25: Bọ ngựa
30
Hình 4.26: Bọ rùa chữ nhân Hình 4.27: Bọ rùa 2 chấm đỏ
(Coccinella transversalis Fabrricius) (Cryptogonus orbiculus Gyllenhal)
Hình 4.28: Cào cào úc
(Atratomorpha lata)
31