Thí nghiệm trừ Bọ xít muỗi bằng bẫy đèn

Một phần của tài liệu nghiên cứu sâu hại và các biện pháp phòng trừ (Trang 27 - 28)

16

- Đối với những loài gây hại như bọ xít muỗi: Chúng thường hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối. Lợi dụng tính hướng sáng của các loài côn trùng , đã tiến hành hai thí nghiệm khác nhau sử dụng bẫy đèn để thu hút côn trùng vào bẫy.

+ Thí nghiệm 1: Bẫy đèn sử dụng trong thí nghiệm có hình trụ tam giác, bao gồm đèn, mái che và một miếng lót tấm dính đặt xuống mặt đáy của bẫy đèn. Khi sử dụng thắp ánh sáng trắng bên trong là đèn pin.

Mái che được làm từ 3 tấm nhựa ghép lại với nhau có chiều dài 40 cm, rộng 24 cm và chiều cao là 30 cm trên đỉnh có một móc treo bằng thép.

Miếng lót là một tấm giấy cứng, một mặt để nguyên, mặt kia có quét một lớp keo trong (miếng dính chuột) có tác dụng dính và giữ chặt côn trùng khi chúng rớt xuống (tính giả chết) sau khi va chạm vào mái che.

Thí nghiệm được tiến hành vào lúc 18 giờ ngày 14 tháng 4 năm 2012 và kết thúc vào lúc 21 giờ cùng ngày.

+ Thí nghiệm 2: làm tương tự như thí nghiệm 1 nhưng có dán thêm giấy màu vàng vào xung quanh đèn.

Thí nghiệm được tiến hành vào lúc 18 giờ ngày 16 tháng 4 năm 2012 và kết thúc vào lúc 21 giờ cùng ngày.

Chỉ tiêu ghi nhận: Thành phần và số lượng loài côn trùng dính bẫy sau khi kết thúc thí các nghiệm.

Tỷ lệ loài gây hại chính được tính bằng công thức sau:

Tỷ lệ côn trùng gây hại ghi nhận được = Số cá thể của loài đó x 100 / tổng số cá thể thu thập được sau thí nghiệm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sâu hại và các biện pháp phòng trừ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)