N2.c Khi vừa phối hợp nhũ tương đồng nhất Sau

Một phần của tài liệu nghiên cứu bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid phối hợp với dung dịch tiêm truyền glucose, acid amin và chất điện giải (Trang 38 - 42)

- Với cùng mẫu dầu nghiên cứu và cách phối hợp CNH vào pha nước, cả 3 phương pháp bào chế cho kết quả về cảm quan của nhũ tương và

4N2.c Khi vừa phối hợp nhũ tương đồng nhất Sau

tương đồng nhất. Sau 1h, nhũ tương bị tách lớp

Khi vừa phối hợp, KTTP lớn lên rất nhanh, chiếm 91% là các hạt có kích thước 3-5μm. 5 N3 Nhũ tương đồng nhất.

Không có hiện tượng tách lớp sau 3h

KTTP không thay đổi nhiều so với nhũ tương trước khi phối hợp.Gần như toàn bộ là các hạt có kích thước khoảng 300- 400nm.

Nhận xét : Từ kết quả trên cho thấy:

Các mẫu nhũ tương nghiên cứu khi phối hợp thêm các thành phần cung cấp dinh dưỡng và các chất điện giải mất ổn định về trạng thái tập hợp. Đặc biệt với mẫu N1.a và N2.c, khi cho thêm thành phần CaCl2, nhũ tương bị phá hủy tức thời

Mẫu nhập ngoại ổn định về trạng thái tập hợp và cho cảm quan tốt hơn so với mẫu nhũ tương nghiên cứu

Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành lựa chọn mẫu N2.a; N1.c và N3 để đo KTTP và độ dẫn điện riêng.

3.4.2. Nghiên cứu đánh giá độ dẫn điện riêng, kích thước tiểu phâncủa các mẫu nhũ tương phối hợp của các mẫu nhũ tương phối hợp

Để đánh giá một cách chính xác tương tác giữa nhũ tương lipid và các dung dịch tiêm truyền: glucose, acid amin và các chất điện giải, chúng tôi tiến hành khảo sát theo KTTP, và độ dẫn điện riêng của các mẫu N2.a; N1.c và N3 ngay sau khi phối chế và sau 3h bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng, đo 3 lần lấy kết quả trung bình thu được kết quả như bảng 3.4.2 (phụ lục 2):

Bảng 3.4.2.Đánh giá kết quả một số chỉ tiêu vật lý của các mẫu phối hợp

Thời gian bảo Mẫu Kết quả

quản( giờ ) 0 N2.a 2617 5.02 0 N1.c 2681 4.97 0 N3 335.9 4.4 3 N2.a 2697 4.3 3 N1.c 2686 4.2 3 N3 339.63 4.4

Nhận xét : Từ kết quả được trình bày trong bảng 3.4.2 cho thấy:

Các mẫu nhũ tương nghiên ra được, nhưng khi phối chế với các thành phần: dung dịch tiêm truyền glucose, acid amin và chất điện giải không bền vững về trạng thái tập hợp. KTTP to lên rất nhanh.

Mẫu nhập ngoại vẫn ổn định trạng thái tập hợp khi phối chế với các thành phần khác.

3.4.3. Nghiên cứu đánh giá tương tác hóa học trong mẫu nhũ tươngphối hợp phối hợp

Để đánh giá tương tác hóa học trong nhũ tương phối hợp, chúng tôi tiến hành định lương acid amin có trong mẫu nhũ tương phối hợp so với mẫu acid amin tiêm truyền ban đầu

Nguyên tắc tiến hành được trình bày ở mục 2.6. Kết quả định lượng acid amin được trình bày ở bảng 3.4 (phụ lục 3) như sau:

Bảng 3.4. Nồng độ acid amin trong dịch truyền hỗn hợp tại thời điểm 0 h và 4h sau khi phối chế

Thành phần Nồng độ acid amin (%)

Ngay sau khi phối hợp

Sau 4h bảo quản ở nhiệt độ phòng (25ºC±2ºC)

Acid aspartic 73.35 74.42

Alanin 81.11 83.30

Valin 82.44 85.03

Tryptophan 89.67 90.39

Phenylalanin 79.16 80.73

Isoleucin 78.96 81.22

Leucin 73.35 85.33

Nhận xét: Kết quả đánh giá tương tác hoá học trong mẫu nhũ tương trình bày trong bảng 3.4 cho thấy:

Nồng độ acid amin tại thời điểm sau 4h bảo quản không có sự thay đổi so với thời điểm ban đầu, mặc dù nồng độ của mỗi acid amin tại thời điểm 4h (X2)cao hơn so với ngay khi vừa phối hợp (X1) nhưng với sai số phép đo là 3%, sự khác biệt này là không đáng kể.Điều này chứng tỏ không có tương tác hóa học giữa acid amin và nhũ tương tiêm truyền lipid trong dịch truyền nuôi dưỡng phối chế từ nhũ tương Lipovenoes nhập ngoại.

3.5. Bàn luận

3.5.1. Về quy trình bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid

Do điều kiện bào chế thực nghiệm không có máy đồng nhất hóa nên trong kỹ thuật bào chế chỉ dùng lực gây phân tán là máy khuấy từ và máy siêu âm để đồng nhất hóa. Tiến hành tạo nhũ tương đặc trước khi tạo nhũ tương có nồng độ mong muốn để phát huy tối đa lực gây phân tán của máy khuấy từ và khả năng nhũ hóa của lecithin. Mẫu nhũ tương bào chế được theo quy trình đã xây dựng đạt yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu KTTP: KTTPtb = 307.06nm, 90% lượng hạt có kích thước dưới 427nm, 100% lượng hạt có kích thước dưới 1.5μm. Do hạn chế về điều kiện nguyên vật liệu và thời gian, chúng tôi chưa lựa chọn được nguyên liệu thích hợp cho pha chế dịch tiêm truyền, thiếu chất diện hoạt Natri oleat nên nhũ tương có hạn chế về độ ổn định, khi phối hợp các dung dịch tiêm truyền: glucose, acid amin và chất điện giải gây tương tác.

3.5.2. Về tương tác khi phối chế nhũ tương lipid với các dung dịchtiêm truyền:glucose, acid amin và chất điện giải. tiêm truyền:glucose, acid amin và chất điện giải.

Mẫu nhũ tương bào chế được khi phối hợp với dung dịch truyền chứa các chất dinh dưỡng và dung dịch tiêm truyền các chất điện giải bị phá hủy. Mẫu nhập ngoại ổn định về trạng thái tập hợp . Ngoài ra độ dẫn điện riêng của mẫu nhập ngoại cao hơn so với mẫu bào chế được, có thể do trong mẫu nhập ngoại có Natri oleat x% tăng cường tác dụng hình thành và ổn định nhũ tương, tạo lớp áo bền vững bảo vệ tiểu phân khi thêm dung dịch chất điện giải vào nhũ tương.

Mặt khác nhà sản xuất nước ngoài đã nghiên cứu lựa chọn loại dầu thích hợp về cấu trúc và thành phần của các acid béo chưa no để bào chế nhũ tương lipid đảm bảo cho độ bền vững trạng thái tập hợp của nhũ tương là tốt nhất. Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài đã công bố cũng nêu ra nhận xét: khi phối hợp nhũ tương tiêm truyền lipid với các dịch tiêm truyền khác cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về tương tác vật lý- hóa lý.

Về tương tác hóa học trong mẫu nhũ tương phối chế : do điều kiện hạn chế của khóa luận về kinh phí và thiết bị, bước đầu chúng tôi tiến hành khảo sát đối với nhũ tương lipid nhập ngoại của Áo. Các mẫu nhũ tương bào chế chưa được nghiên cứu hoàn thiện nên chúng tôi không tiến hành khảo sát.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid phối hợp với dung dịch tiêm truyền glucose, acid amin và chất điện giải (Trang 38 - 42)