Xây dựng qui trình bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid

Một phần của tài liệu nghiên cứu bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid phối hợp với dung dịch tiêm truyền glucose, acid amin và chất điện giải (Trang 31 - 35)

- Với cùng mẫu dầu nghiên cứu và cách phối hợp CNH vào pha nước, cả 3 phương pháp bào chế cho kết quả về cảm quan của nhũ tương và

3.3. Xây dựng qui trình bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid

Xây dựng qui trình bào chế ở qui mô nhỏ thử nghiệm

* Công thức cho 50ml và 500ml nhũ tương lipid 10% được trình bày

trong bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Công thức nhũ tương lipid 10% ở hai quy mô bào chế khác nhau

Thành phần Quy mô 50ml Quy mô 500ml

Dầu đậu nành (g) 5 50

Lecithin (g) 0.3 3

Glycerin (g) 1.1 11

Sơ đồ các giai đoạn bào chế nhũ tương lipid được trình bày trong sơ đồ 2.3 mục 2.3.4

Mô tả quy trình tiến hành:

Ở hai quy mô bào chế 50ml và 500ml đều tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra và cân thành phần theo công thức. Cần kiểm tra tất cả

các thông tin của nguyên liệu và cân chính xác theo công thức.

Bước 2: Pha chế nhũ tương

- Xử lý bao bì :

+ Chai thủy tinh trung tính 250ml và 500ml: Rửa sạch bằng nước, rửa sạch bằng dung dịch xà phòng bằng nước, tráng bằng dung dịch acid hydrochloric 10% để loại hoàn toàn chất gây sốt, tráng lại 2-3 lần bằng nước cất để pha thuốc tiêm. Tiệt khuẩn bằng nhiệt khô ở 180ºC/ 2h.

+ Nút cao su: Rửa sạch bằng nước cất, luộc sôi, rửa bằng dung dịch chất tẩy rửa, sau đó rửa sạch bằng nước, tráng lại bằng nước cất pha tiêm, tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm trong nồi hấp ở 121ºC/30 phút.

+ Cốc có mỏ 100ml và 1000ml, đũa thủy tinh: rửa sạch, tiệt khuẩn bằng cách luộc sôi ở 100ºC/1h.

- Chuẩn bị pha nước:

+ quy mô 50ml: phân tán lecithin vào glycerin và nước cất (5ml), khuấy đến đồng nhất, thu được pha nước.

+ quy mô 500ml: phân tán lecithin vào glycerin và nước cất (50ml), khuấy đến đồng nhất, thu được pha nước.

- Lọc pha nước qua màng lọc cellulose acetate 0.45μm hoặc dùng phễu thủy tinh xốp, sau đó tiệt khuẩn pha nước. Duy trì nhiệt độ pha nước ở 70-80ºC.

- Chuẩn bị pha dầu: cân đúng lượng ghi trong công thức. Hấp tiệt khuẩn pha dầu ở 121ºC/ 15 phút.

- Phối hợp hai pha:

+ quy mô 50ml: phối hợp pha dầu vào pha nước tạo nhũ tương đặc. Sử dụng lực gây phân tán là khuấy từ 700 vòng/ phút, chiều dài que khuấy 3cm. Pha loãng nhũ tương đặc bằng nước cất vừa đủ 50ml. Siêu âm đồng nhất hóa ở tần số f = 60Hz, biên độ 0.5mm trong thời gian t = 15 phút.

+ quy mô 500ml: phối hợp pha dầu vào pha nước tạo nhũ tương đặc. Sử dụng lực gây phân tán là máy khuấy 700 vòng / phút, chiều dài cánh khuấy 6cm. Pha loãng nhũ tương đặc bằng nước cất vừa đủ 500ml. Siêu âm đồng nhất hóa ở tần số f = 60Hz, biên độ 0.5mm trong thời gian 30phút. Sau đó siêu âm ở tần số f= 90Hz, biên độ 0.5mm trong thời gian 20 phút.

Với mẫu nhũ tương có pH =8 dùng NaOH 0.1N điều chỉnh pH của nhũ tương đến 8. Sau đó siêu âm lại cho đồng nhất.

Bước 3: Đóng lọ, dán nhãn

Đóng chai thủy tinh 500ml. Dán nhãn

Lưu ý: Các giai đoạn pha chế được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn

Để đánh giá các mẫu nhũ tương ở hai quy trình bào chế, chúng tôi tiến hành khảo sát KTTP và độ dẫn điện riêng của hai mẫu nhũ tương ở hai quy mô bào chế.

Bảng kết quả KTTP và độ dẫn điện riêng của hai mẫu nhũ tương ở hai quy mô bào chế khác nhau được trình bày trong bảng 3.3 trang 34.

Nhận xét: Từ kết quả KTTP và độ dẫn điện riêng của nhũ tương trình bày trong bảng 3.3 cho thấy:

bào chế khác nhau không khác nhau đáng kể về hai chỉ tiêu này.

- Các mẫu nhũ tương bào chế ở hai quy mô 50ml và 500 ml đều đạt tiêu chuẩn về KTTP theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất: KTTPtb < 350nm.

Ở quy mô 50ml không có tiểu phân nào có kích thước > 1.5µm Ở quy mô 500ml: > 98% lượng hạt có kích thước < 1.5µ m . 100% lượng hạt có kích thước < 5µm.

Kết quả theo dõi độ ổn định sau 3 tuần bảo quản ở nhiệt độ phòng, sơ bộ đánh giá càm quan và dùng kính hiển vi cho thấy: KTTP trong nhũ tương lipid tăng lên không đáng kể, vẫn đảm bảo đạt chỉ tiêu không có tiểu phân nào có kích thước lớn hơn 5μm, và không quá 2% lượng tiểu phân có kích thước từ 1.5-5μm.

Bảng 3.3. So sánh KTTP và độ dẫn điện riêng của các mẫu nhũ tương ở hai quy mô bào chế

Quy mô bào chế Mẫu Kết quả Κ (μS) KTTPtb ( nm) Phân bố (%) theo KTTP Đặc trưng <1.5μm < 5μm 50ml Mẻ 1 307.06 90% các hạt có kích thước dưới 427nm 100 100 120.3 Mẻ 2 312.5 90% các hạt có kích thước dưới 450nm 100 100 120.5 Mẻ 3 309.68 90% các hạt có kích thước dưới 400nm 100 100 121.2

500ml Mẻ 1 330.08 90% các hạt có kích thước dưới 405.01nm 95.12 100 119.8 Mẻ 2 315.67 90% các hạt có kích thước dưới 396.54nm 99.65 100 117.5 Mẻ 3 340.25 90% các hạt có kích thước dưới 502nm 96.97 100 120

Một phần của tài liệu nghiên cứu bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid phối hợp với dung dịch tiêm truyền glucose, acid amin và chất điện giải (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w