Sử dụng bản đồ động nhằm cung cấp kiến thức mới cho học sinh

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm tin học thiết kế một số bản đồ động trong dạy học lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (Trang 52 - 54)

6. Cấu trúc khoá luận

3.3.1. Sử dụng bản đồ động nhằm cung cấp kiến thức mới cho học sinh

Để thực hiện được nhiêm vụ này GV phải xuất phát từ kiến thức cơ bản của bài để định hướng cách sử dụng bản đồ một cách hợp lí và hướng dẫn học sinh khai thác những kiến thức có trong bản đồ. Biện pháp chủ yếu là thông qua hệ thống các câu hỏi gợi mở để hướn dẫn học sinh khai thác những nội dung có trong bản đồ.

Chẳng hạn khi dạy bài „„chiến tranh thế giới thứ II ( 1939-1945)‟‟ khi sử dụng bản đồ động “Lược đồ Đức và I-ta-li-a gây chiến và bành trướng (từ tháng

10 – 1935 đến tháng 8 – 1939)”, GV trình chiếu bản đồ trên máy chiếu hướng

dẫn HS những kí hiêu trên bản đồ vùng màu vàng là các nước thuộc phe Trục; vùng màu đỏ là nước bị phe Trục chiếm đóng; vùng màu nâu là vùng Liên minh của Pháp; kí hiệu mũi tên màu da cam chỉ phe Trục xâm lược; kí hiệu mũi tên màu tím chỉ phe Trục can thiệp; mũi tên màu xanh lá cây chỉ Đức gây hấn (các đối tượng được biểu diễn thông qua màu sắc và các hiệu ứng được thiết kế để giới thiệu).Sau đó giáo viên miêu tả: Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã thực hiện phát xít hoá bộ máy Có thể sử dụng thống trị, liên kết với nhau thành lập liên minh phát xít còn gọi là trục Béc lin – Rô ma – Tô ki ô, chuẩn bị cho sự bùng nổ cuộc chiến tranh trên quy mô lớn nhằm chia lại thế giới. Đây là lược đồ thể hiện sự bành trướng thees lực của Đức và Italia ở châu Âu và châu Phi trước khi bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Cụ thể:

Năm 1933, ngay sau khi nắm chính quyền, Hitle tiến hành tái vũ trang, nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên.

Năm 1935, Italia tiến hành xâm lược Ê ti ô pi a, biến nơi đây thành thuộc địa. Tháng 12/bản đồ1937 tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên đưa quân chiếm đóng Anbani.

Tháng 3/1936, Hitle cho quân đội vào chiếm đóng vùng sông Ranh với lí do Pháp kí với Liên Xô hiệp ước tương trợ, trái với hiệp ước La các nô.

Cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (1936) thực chất là cuộc chiến tranh xâm lược của Đức và Italia hỗ trợ lực lượng phát xít Phrancô đánh bại chính phủ cộng hoà ở Tây Ban Nha, thiết lập chế độ phát xít. Nhân dân Tây Ban Nha tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng chống sự xâm lược của phát xít nhưng bị thaats bại. Tháng 3/1939 chế độ phát xít được thiết lập ở Tây Ban Nha.

Ngày 13/3/1938, Đức ban hành đạo luật sáp nhập Aó vào đế quốc Đức, việc làm này được Anh, Pháp công nhận, Mútxôlini thì coi đây là một tất yếu lịch sử, chỉ có Liên Xô phản đối.

Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy nich được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức, Italia. Một hiệp định được kí kết, trao toàn bộ vùng Xuy đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Hitle cam kết chấm dứt mọi thôn tính ở châu Âu và kí với Anh, Pháp Bản Tuyên bố không xâm phạm lẫn nhau. Tháng 3/1939 do thái độ thoả hiệp của Anh, Pháp, Đức đưa quân chiếm toàn bộ Tiệp Khắc. Trong thời gian này Đức buộc Rumani phụ thuộc vào mình còn Italia thôn tính Anbani.

Sau khi chiếm Tiệp Khắc, Hitle ráo riết chuẩn bị xâm chiếm Balan. Cuối tháng 8/1939, Hitle gửi tối hậu thư cho chính phủ Balan. Không đợi trả lời, không tuyên chiến, ngày 1/9/1939 Đức bất ngờ tấn công Balan mở màn cho chiến tranh thế giới thứ hai.

Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích hàng loạt các vấn đề như: vì sao Ba Lan lại là mục tiêu tấn công đầu tiên của phát xít Đức? Lúc này trên bản đồ ta tạo hiệu ứng là vùng đường kẻ chéo màu xanh. Đức chọn Ba Lan là để tạo yếu tố bất ngờ, vì lúc này Ba Lan đang tập trung phần lớn quân đội ở biên giới phía Đông để chống Liên Xô nên thiếu sự chuẩn bị cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong khi đó Đức lại có ưu thế về quân số và trang bị với chiến thuật “đánh chớp

nhoáng”,dùng xe tăng và máy bay thọc sâu, bao vây khiến cho Ba Lan chống đỡ

không nổi. Mặt khác Ba Lan lại giáp Liên Xô chiếm được Ba Lan sẽ tạo bàn đạp cho Đức tấn công vào Liên Xô một cách thuận lợi. Vì sao Đức thất bại trong kế

hoạch „„sư tử biển‟‟ để tiêu diệt nước Anh? vì sao phát xít Đức lại tấn công phía nam Liên Xô mà nơi đầu tiên là xtalingrat? Đức chon Xtalingrat là nơi tấn công đầu tiên vì đây là trung tâm hành chính quan trọng của tỉnh Vologgrad, một thành phố công nghiệp lớn và là đầu mối giao thông quan trọng. Thành phố lại nằm trong khu vực sông Volga (vựa lúa mì) và gần vùng Kavkaz (vùng dầu lửa quan trọng của Liên Xô). Không những thế thành phố lại mang tên lãnh tụ vĩ đại của Liên Xô là Xtalin, nên một trận chiến diễn ra ở đây sẽ mang ý nghĩa tinh thần và chính trị rất lớn cho cả hai bên. Ngay từ đầu cuộc chiến xâm lược Liên Xô, Hít-le đã xác định đây là một trong các mục tiêu quan trọng. Cách làm này sẽ giúp học sinh thấy rằng bản đồ động không đơn thuần là ĐDTQ mà là một

„„cuốn sách giáo khoa thứ hai‟‟ hữu ích đối với các em. Từ đó, việc nắm kiến

thức lịch sử của học sinh có „„điểm tựa‟‟ các em nắm chắc kiến thức hơn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm tin học thiết kế một số bản đồ động trong dạy học lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)