Mục tiêu

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm tin học thiết kế một số bản đồ động trong dạy học lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (Trang 25 - 74)

6. Cấu trúc khoá luận

2.1.2. Mục tiêu

Về kiến thức

- Biết được quá trình xâm lược, sự thống trị của CNTD Âu, Mĩ ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ La Tinh. Đồng thời các cuộc đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc bùng nổ mạnh mẽ.

- Giúp học sinh có những hiểu biết tương đối chắc chắn, nắm vững sự kiện cơ bản, có biểu tượng chính xác về các sự kiện, nắm được nguyên nhân và diễn biến của hai cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn từ yếu tố thị trường và thuộc địa.

Về kĩ năng

- Học sinh tiếp tục được hoàn thiện về phương pháp học tập lịch sử thông qua việc phát huy tính tích cực học tập của bản thân để nắm vững kiến thức cơ bản, tìm hiểu mối liên hệ giữa kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, vận dụng những kiến thức đã học để lí giải những gì xảy ra trong hiện tại…

- Nâng cao khả năng sưu tầm nắm vững tài liệu, biết phân tích, khái quát, rút ra kết luận về các sự kiện đã học.

- Phát triển cao hơn kĩ năng thực hành bộ môn, hoàn thành tốt việc kiểm tra, đánh giá trên cơ sở bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra đánh giá.

Về thái độ

- Nhận thức rõ sự áp bức, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân và cuộc đấu tranh anh dũng chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, từ đó càng vững tin hơn vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Thấy rõ được tính tất yếu, hợp quy luật của cách mạng tháng Mười Nga 1917

- Bồi dưỡng, củng cố tính thần đoàn kết quốc tế giữai giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

- Biết căm ghét những kẻ gây ra chiến tranh, thể hiện nhận thức và hành động đúng trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược phi nghĩa, bảo vệ hòa bình.

2.1.2. Nội dung phần lich sử thế giới lớp 11 THPT

Qúa trình xâm lược, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Âu, Mĩ ở các nước châu Á, châu Mĩ, châu Phi, Mĩ La Tinh đã dần dần biến những nước này thành các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đồng thời, cuộc đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc cũng bùng nổ mạnh mẽ. Riêng Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước thuộc địa phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn với nhau càng gay gắt, đặc biệt về vấn đề thị trường, thuộc địa. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật (đã đề cập trong chương trình lớp 10), những thành tựu văn hóa, nghệ thuật… cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của lịch sử thế giới cận đại.

Phần Lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917 - 1945) bao gồm các nội dung: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người, bắt đầu thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên xã hội chủ nghĩa. Cách mạng tháng Mười Nga 1917 không chỉ có ý nghĩa đối với nước Nga mà còn có ý nghĩa quốc tế.

Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô trong những năm 1921 - 1941 đạt được nhiều thành tựu, đưa Liên Xô trở thành nước công nghiệp giàu mạnh. Từ năm 1918 đến năm 1939, các nước tư bản chủ nghĩa trải qua những bước thăng trầm, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, trong tình hình đó chủ nghiã phát xít xuất hiện ở một số nước như: Đức, Y- ta- li- a, Nhật Bản đảng phát xít lên cầm quyền dẫn tới nguy cơ chiến tranh thế giới thứ hai. Đồng thời trong giai đoạn này phong trao đấu tranh của giai cấp công nhân cũng diễn ra rất sôi nổi dưới sự lãnh đạo của Quốc tế cộng sản trên khắp thế giới.

Phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Á (1919 - 1939) cũng bùng nổ mạnh mẽ dẫn tới sự ra đời của các đảng cộng sản ở Trung Quốc, Ấn Đô và một số nươc ở Đông Nam Á.

Nắm được một số nét cơ bản về nguyên nhân, diễn biến, và hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của việc chiến thắng chủ nghĩa phát xít.

2.1.3. Những bản đồ sử dụng trong dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 THPT

TT Tên bài học Tên bản đồ Số lượng

2.1.3. Những yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học Lịch sử ở trƣờng phổ thông

Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trở nên cấp thiết để phù với việc đổi mới về chương trình, sách giáo khoa mới. Trong quá trình đổi mới về dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc đổi mới về phương pháp dạy học lich sử có những tiến bộ nhấ định. Song nhìn chung, trong thực tế sự lạc hậu, bảo thủ về

11 Bài 1. Nhật Bản - Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

1

22 Bài 2. Ấn Độ - Lược đồ phong trao cách mạng ở Ân Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

1

33 Bài 3. Trung Quốc - Lược đồ cách mạng Tân Hợi 1 44 Bài 4. Các nước Đông Nam

Á (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

- Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

1

55 Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh

- Lược đồ thuộc địa của các nước đế quốc ở châu Phi đầu thế kỉ XX

- Lược đồ khu vực Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX

2

66 Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

- Lược đồ hai khối quân sự trong chiến tranh thế giới thứ nhất

1

77 Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

- Lược đồ Liên Xô năm 1940 1

88 Bài 11. Tình hình các nước Tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

- Sự thây đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vecsxai – Oasinhtơn

1

99

Bài. 17 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945)

- Lược đồ Đức - Italia, gây chiến và bành trướng

- Lược đồ chiến trường châu Á - Thái bình Dương (1941- 1945)

phương pháp vẫn còn khá phổ biến, cần nhanh chóng đổi mới.

Nguyên nhân của tình hình chậm đổi mới trong phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, có thể nêu lên một vài nguyên nhân chủ yếu:

Giáo viên chưa đánh giá đúng vai trò, vị trí của phương pháp dạy học đối với việc giáo dục, do đó chưa khắc phục được những yếu kém trong dạy học, vẫn theo đường mòn, kinh nghiệm chủ nghĩa trong truyền thụ kiến thức.

Do quan niệm sai lệch về môn chính, môn phụ trong giáo dục nên ở các trường phổ thông chưa chăm lo đúng mức về cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học.

Tình trạng thực dụng trong học tập của học sinh khá nặng nề, thể hiện ở việc thi gì học nấy, bên cạnh tình trạng học thêm, dạy học thêm tràn lan, vô tổ chức dẫn đến việc quá tải trong học tập.

Việc tổ chức thi cử, phương pháp, cách thức ra đề thi, tổ chức bồi dưỡng giáo viên, việc đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh không khuyến khích cách học tập thông minh, sáng tạo.

Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử không có nghĩa là xóa hết những kinh nghiệm quý giá được đúc kết trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông từ trước đến nay mà cần tiếp nhận những mặt cơ bản, đúng, tích cực, để phát triển cao hơn, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục hiện nay. Đồng thời kiên quyết xóa bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu.

Trong đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông cần khắc phục tình trạng làm cho học sinh thụ động trong nghe giảng, ghi chép và trả lời đúng như thầy giảng, sách viết khi kiểm tra.

Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đòi hỏi quán triệt trong nhận thức, trong tiến hành các biện pháp sư phạm cụ thể đường lối giáo dục của Đảng, nhất là các phương châm nguyên lí gióa dục về gắn học với hành, lí thuyết với thực hành, nhà trường với xã hội.

Phải nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện, đổi mới, nâng cao, phát triển giáo dục về mọi mặt, nhằm làm nên lực lượng chủ yếu của dân tộc của đất nước,

của con người đi lên chủ nghĩa xã hội.

Phải gắn học đi liền với hành, học để vận dụng, học để sáng tạo trong ngành nghề, trong hành nghiệp trong cuộc sống.

Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trong.

Từ việc nghiên cứu về vị trí, mục tiêu, nội dung của phần Lịch sử thế giới lớp 11 THPT, ta nhận thấy rằng đây là một phần kiến thức khó với nhiều niên biểu, sự kiện và đặc biệt là phải sử dụng nhiều kênh hình nên việc HS nắm vững kiến thức lịch sử gặp nhiều khó khăn.Cùng với đó là những thực trạng trong dạy học nói chung và dạy học lịc sử nói riêng hiên nay cho thấy rằng chất lược dạy học bộ môn lịch sử là rất thấp. Từ những thực trạng trên trong phạm vi nghiên cứu của mình đề tài đã đưa ra một số biện pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay qua đó góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.

CHƢƠNG 3

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TIN HỌC THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỘNG TRONG DẠY HỌC

LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11 THPT

3.1. Những yêu cầu của việc sử dụng phần mềm M. PowerPoint trong thiết kế bản đồ động

Hiện nay M. Power Point là phần mềm được sử dụng rộng rãi trong dạy học, khi sử dụng phần mềm M. PowerPoint trong thiết kế bản đồ động cần đảm bảo một số yêu cầu sau.

Trước hết, sử dụng phần mềm M. PowerPoint phải đảm bảo mục tiêu dạy học. Nhiệm vụ của nghành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực “vừa hồng vừa

chuyên” cho đất nước theo đó việc thiết kế bản đồ động hỗ trợ dạy học lịch sử

phải thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển.

Thứ hai là phần mềm M. PowerPoint với tính năng chỉnh sửa kĩ thuật cho phép người dùng có thể khắc phục những hạn chế của nguồn sử liệu, vì vậy khi sử dụng không nên quá lạm dụng yếu tố khĩ thuật dẫn đến sai lệch tính chân xác của bản đồ.

Thứ ba, để sử dụng phần mềm M. PowerPoint yêu cầu giáo viên phải có một trình độ nhất định, nắm vững mục đích và một số thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm này.

Thứ tư, khi sử dụng phần mềm M. PowerPoint trong thiết kế bản đồ động cần có sự kết hợp với các phần mềm khác nhằm đạt hiệu quả hơn như phần mềm Hero Video (phần mềm sử lí phim) phần mềm Audio (phần mềm sử lí âm thanh) việc kết hợp với nhiều loại phương tiện khác nhau, sẽ phát huy được ưu thế của mỗi loại phương tiện trong dạy học nhờ đó mà hiệu quả dạy học sẽ cao hơn.

Ngoài ra, khi sử dụng phần mềm M. PowerPoint trong thiết kế bản đồ động trong dạy học lịch sử phải đảm bảo được tính khoa học, thẩm mĩ, tiết kiệm...

3.2. Các thao tác cơ bản trong thiết kế và trình diễn bản đồ động trên phần mềm M. PowerPoint phần mềm M. PowerPoint

3.2.1. Các bƣớc thiết kế bản đồ trên M.PowerPoint Trước tiên bạn cần mở giao diện M. Powerpoint.

Để thiết kế các bản đồ về một trận đánh, một sự kiện lịch sử…chúng ta có thể sử dụng các bản đồ giáo khoa đã được thiết kế dán vào trang PowerPoint, để làm cơ sở hoặc thiết kế từ đầu.

Quy trình tiến hành như sau:

Thể hiện đường biên giới lãnh thổ, địa giới hành chính. Trên Drawing\AutoShapes\Lines. khi đó một bảng với nhiều thanh công cụ cho ban lựa chọn xuất hiện. Lựa chọn biểu tượng đường gãy khúc vẽ các đường gãy khúc khép kín để thiết kế đường biên giới.

Bản đồ được dán vào giao diện PowerPoint Các đƣờng vẽ để lựa chọn

Con trỏ chuột chuyển sang dấu cộng (+), chúng ta rê trỏ chuột theo đường biên giới. Muốn thể hiện đường biên giới lớn nhỏ, nét liền hay gãy, chúng ta lựa chọn Format/shepe/Outline, sẽ có bảng thông báo về kích thước, dạng và màu sắc đường biên giới để lựa chọn.

Thể hiện hệ thống sông ngòi ta cũng rê con chuột theo đường biểu hiện hệ thống sông ngòi trên bản đồ mà ta đã chon làm mẫu.

Thể hiện các địa danh lịch sử, tên của các quốc gia ta chọn Insert → Texbox rồi Click chuột vào vị trí cần ghi.

Thiết kế biểu tượng cho các địa danh, những biểu tượng lịch sử như biểu tượng thủ đô của các quốc gia chọn Flowchat với nhiều biểu tượng hình tròn, hình vuông để ta lựa chon thiết kế.

Thể hiện mũi tên phản ánh quá trình hành quân, tấn công và rút lui của các bên tham chiến ta vào chon các thanh công cụ trong Block Arrows với nhiều biểu tượng như hình mũi tên đi lên, hình mũi tên đi xuống, hình mũi tên cong.

Thiết kế các trận địa phòng ngự ta có thể lựa chọn biểu tượng trong mục Equation shape với các biệu tượng hình dấu cộng, dấu nhân.

Nếu đường cong, gãy khúc chưa như ý muốn, bạn click phải chuột vào đối tượng rồi chọn "Edit Points", lúc này các điểm neo trên đường sẽ hiện lên, bạn có thể tự do điều chỉnh theo ý muốn, hoặc bạn có thể thêm điểm vào (add points), xóa bớt điểm (delete points) để điều chỉnh đường nét mềm mại hơn.

Khi cần vẽ đoạn thẳng, click vào biểu tượng vẽ đường thẳng, ấn và giữ phím Shift, khi đó con trỏ chuột sẽ di chuyển theo đường thẳng.

Khi cần copy một đối tượng nào đó, bạn ấn và giữ phím Ctrl, đưa con trỏ đến đối tượng, click & drag đến nơi cần copy.

Muốn tô màu toàn bộ đối tượng thì đòi hỏi đối tượng đó phải được tạo nên từ một đường khép kín, để làm được điều này bạn chỉ việc click phải chuột vào đối tượng và chọn "Close Patch" Đồng thời ngoài những màu cơ bản, bạn có thể lót bên dưới hình vẽ bằng các mẫu tô sẵn có, hình vẽ... (Fill Color\Fill Effects).

Sau khi hoàn tất hình vẽ, để tránh trong quá trình chỉnh sửa, dàn trang văn bản, các đối tượng sẽ nhảy lung tung làm hình vẽ của bạn bị sai, biến mất trên văn bản bạn hãy liên kết (Group) chúng lại như sau:

Giữ Shift và click chọn các đối tượng hoặc nhanh hơn bạn có thể vào biểu tượng Select object trên thanh công cụ Drawing, sau đó click & drag để chọn các đối tượng. Vào Draw\Group để liên kết các đối tượng lại với nhau, lúc này tất cả hình vẽ là một khối thống nhất, bạn có thể yên tâm chỉnh sửa văn bản.

Khi đã hoàn thành bản đồ ta tạo hiệu ứng động cho bản đồ. Trên thanh công cụ lúc này ta chọn Animations → Custom Animations. Khi đó công cụ tạo hiệu ứng sẽ xuất hiện (Add Effect), trong công cụ này gồm có bốn nhóm hiệu ứng :

+ Entrance (sao màu xanh) là nhóm hiệu ứng làm cho đối tượng xuất hiện trên slide trình chiếu.

+ Emphasis (sao màu vàng) bao các hiệu ứng làm cho đối trên slide trình chiếu thây đổi màu nền, màu chữ, phóng to, thu nhỏ…

+ Exit (sao màu đỏ) là nhóm hiệu ứng làm chlo đối tượng đang trình chiếu trên màn hình màu đỏ.

+ Motion paths (sao màu trắng) là nhóm hiệu ứng làm cho đối tượng trên slide trình di chuyển theo một quỹ đạo đã được chọn khi ta kích chuột.

Ngoài ra còn một số hiệu ứng khác như Direction (hướng di chuyển của các hiệu ứng, speed (tốc độ của các hiệu ứng)…khi muốn xoá hiệu ứng ta nhấn chuột vào Remove.

Có thể thể hiện các đối tượng , kèm theo âm thanh.

Khi hoàn thành hiệu ứng ta cắt bỏ phần bản đồ mà ta dùng làm mẫu, lúc

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm tin học thiết kế một số bản đồ động trong dạy học lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (Trang 25 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)