6. Cấu trúc khoá luận
3.2. Các thao tác cơ bản trong thiết kế và trình diễn bản đồ động trên phần mềm
phần mềm M. PowerPoint
3.2.1. Các bƣớc thiết kế bản đồ trên M.PowerPoint Trước tiên bạn cần mở giao diện M. Powerpoint.
Để thiết kế các bản đồ về một trận đánh, một sự kiện lịch sử…chúng ta có thể sử dụng các bản đồ giáo khoa đã được thiết kế dán vào trang PowerPoint, để làm cơ sở hoặc thiết kế từ đầu.
Quy trình tiến hành như sau:
Thể hiện đường biên giới lãnh thổ, địa giới hành chính. Trên Drawing\AutoShapes\Lines. khi đó một bảng với nhiều thanh công cụ cho ban lựa chọn xuất hiện. Lựa chọn biểu tượng đường gãy khúc vẽ các đường gãy khúc khép kín để thiết kế đường biên giới.
Bản đồ được dán vào giao diện PowerPoint Các đƣờng vẽ để lựa chọn
Con trỏ chuột chuyển sang dấu cộng (+), chúng ta rê trỏ chuột theo đường biên giới. Muốn thể hiện đường biên giới lớn nhỏ, nét liền hay gãy, chúng ta lựa chọn Format/shepe/Outline, sẽ có bảng thông báo về kích thước, dạng và màu sắc đường biên giới để lựa chọn.
Thể hiện hệ thống sông ngòi ta cũng rê con chuột theo đường biểu hiện hệ thống sông ngòi trên bản đồ mà ta đã chon làm mẫu.
Thể hiện các địa danh lịch sử, tên của các quốc gia ta chọn Insert → Texbox rồi Click chuột vào vị trí cần ghi.
Thiết kế biểu tượng cho các địa danh, những biểu tượng lịch sử như biểu tượng thủ đô của các quốc gia chọn Flowchat với nhiều biểu tượng hình tròn, hình vuông để ta lựa chon thiết kế.
Thể hiện mũi tên phản ánh quá trình hành quân, tấn công và rút lui của các bên tham chiến ta vào chon các thanh công cụ trong Block Arrows với nhiều biểu tượng như hình mũi tên đi lên, hình mũi tên đi xuống, hình mũi tên cong.
Thiết kế các trận địa phòng ngự ta có thể lựa chọn biểu tượng trong mục Equation shape với các biệu tượng hình dấu cộng, dấu nhân.
Nếu đường cong, gãy khúc chưa như ý muốn, bạn click phải chuột vào đối tượng rồi chọn "Edit Points", lúc này các điểm neo trên đường sẽ hiện lên, bạn có thể tự do điều chỉnh theo ý muốn, hoặc bạn có thể thêm điểm vào (add points), xóa bớt điểm (delete points) để điều chỉnh đường nét mềm mại hơn.
Khi cần vẽ đoạn thẳng, click vào biểu tượng vẽ đường thẳng, ấn và giữ phím Shift, khi đó con trỏ chuột sẽ di chuyển theo đường thẳng.
Khi cần copy một đối tượng nào đó, bạn ấn và giữ phím Ctrl, đưa con trỏ đến đối tượng, click & drag đến nơi cần copy.
Muốn tô màu toàn bộ đối tượng thì đòi hỏi đối tượng đó phải được tạo nên từ một đường khép kín, để làm được điều này bạn chỉ việc click phải chuột vào đối tượng và chọn "Close Patch" Đồng thời ngoài những màu cơ bản, bạn có thể lót bên dưới hình vẽ bằng các mẫu tô sẵn có, hình vẽ... (Fill Color\Fill Effects).
Sau khi hoàn tất hình vẽ, để tránh trong quá trình chỉnh sửa, dàn trang văn bản, các đối tượng sẽ nhảy lung tung làm hình vẽ của bạn bị sai, biến mất trên văn bản bạn hãy liên kết (Group) chúng lại như sau:
Giữ Shift và click chọn các đối tượng hoặc nhanh hơn bạn có thể vào biểu tượng Select object trên thanh công cụ Drawing, sau đó click & drag để chọn các đối tượng. Vào Draw\Group để liên kết các đối tượng lại với nhau, lúc này tất cả hình vẽ là một khối thống nhất, bạn có thể yên tâm chỉnh sửa văn bản.
Khi đã hoàn thành bản đồ ta tạo hiệu ứng động cho bản đồ. Trên thanh công cụ lúc này ta chọn Animations → Custom Animations. Khi đó công cụ tạo hiệu ứng sẽ xuất hiện (Add Effect), trong công cụ này gồm có bốn nhóm hiệu ứng :
+ Entrance (sao màu xanh) là nhóm hiệu ứng làm cho đối tượng xuất hiện trên slide trình chiếu.
+ Emphasis (sao màu vàng) bao các hiệu ứng làm cho đối trên slide trình chiếu thây đổi màu nền, màu chữ, phóng to, thu nhỏ…
+ Exit (sao màu đỏ) là nhóm hiệu ứng làm chlo đối tượng đang trình chiếu trên màn hình màu đỏ.
+ Motion paths (sao màu trắng) là nhóm hiệu ứng làm cho đối tượng trên slide trình di chuyển theo một quỹ đạo đã được chọn khi ta kích chuột.
Ngoài ra còn một số hiệu ứng khác như Direction (hướng di chuyển của các hiệu ứng, speed (tốc độ của các hiệu ứng)…khi muốn xoá hiệu ứng ta nhấn chuột vào Remove.
Có thể thể hiện các đối tượng , kèm theo âm thanh.
Khi hoàn thành hiệu ứng ta cắt bỏ phần bản đồ mà ta dùng làm mẫu, lúc này ta có bản đồ động tự thiết kế hoàn chỉnh.
3.2.2. Một số bản đồ đƣợc lựa chọn thiết kế và trình diễn khi dạy học phần Lịch sử thế giới hiện đại lớp 11THPT
Tên lƣợc đồ: Lược đồ Đức – I-ta-li-a gây chiến và bành trướng (từ tháng 10 – 1935 đến tháng 8 - 1939)
Nước thuộc phe trục Nước bị phe trục
thôn tính
Phe trục xâm lược
- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới các nước 1929 – 1933, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật thực hiện phát xít hoá bộ máy thống trị, liên kết với nhau thành lập liên minh phát xít, còn gọi là trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ky-ô (phe trục), chuẩn bị cho sự bùng nổ chiến tranh quy mô lớn nhằm chia lại thế giới.
- Năm 1933, ngay sau khi lên năm chính quyền, Hít-le tiến hành tái vũ trang nước Đức và tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên
- Năm 1935, I-ta-li-a tiến hành xâm lược Ê-ti-ô-pi-a, biến nơi đây thành thuộc địa. Tháng 12/1937, I-ta-li-a tuyên bố rút ra khỏi Hội Quốc liên, đưa quân chiếm đóng An-ba-ni.
- Tháng 3/1936, Hít-le cho quân đội vào chiếm đóng vùng sông Ranh với lí do Pháp kí với Liên Xô hiệp ước tương trợ, trái với hiệp ước Lu-các-nô.
- Cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha thực (1936) thực chất là cuộc chiến tranh xâm lược của I-ta-li-a và Đức hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hoà ở Tây Ban Nha, thiết lập chế độ phát xít. Nhân dân Tây Ban Nha tiến hành cách mạng, chống lại sự xâm lược của phát xít, nhưng bị thất bại. Tháng 3/1939, chế độ phát xít được thiết lập ơt Tây Ban Nha.
- Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham ra của các nước Anh, Đức, I-ta-li-a, Pháp. Một hiệp định được lí kết trao toàn bộ vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc (gồm 20% diện tích đất với 25% dân số) cho Đức Quốc xã. Đổi lại, Hit-le cam kết chấm dứt mọi thôn tính ở châu Âu và kí với Anh, Pháp Bản Tuyên bố không xâm phạm lẫn nhau. Tháng 3/1939, do thái độ thoả hiệp của Anh, Pháp, Đức đưa quân chiếm toàn bộ vùng Tiệp Khắc. Trong thời gian này, Đực buộc Ru-ma-ni phụ thuộc vào mình còn I-ta-li-a thôn tính An-ba-ni.
- Sau hi chiếm Tiệp Khắc, Hít-le ráo riết chuẩn bị xâm chiếm Ba Lan. Cuối tháng 8 – 1939, Hít-le gửi tối hậu thư cho chính phủ Ba Lan. Không đợi trả lời, không tuyên chiến, ngày 1/9/1939, Đức bất ngờ tấn công Ba Lan, mở màn cho chiến tranh thế giới thứ hai.
Các bƣớc thiết kế:
Để giúp học sinh nhận thức cụ thể và chính xác sự vận động của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn đầu, trức khi Đức tấn công Liên Xô, giáo viên cần thiết kế và sử dụng bản đồ nói trên. Quy trình thiết kế như sau:
Mở màn hình với giao diện Power Point. Giáo viên chụp (hoặc copy) và dán bản đồ giáo khoa Đức – I-ta-li-a gây chiến và bành trướng (từ tháng 10 -
1935 đến tháng 8 - 1939) vào nền Power Point.
Vẽ bản đồ mới theo nền bản đồ đã dán. Vào Insert/shapes, chọn đường gấp khúc khép kín để vẽ biên giới các quốc gia. Bấm và rê con trỏ chuột theo đường biên giới từng quốc gia trên bản đồ.
Để vẽ các đường biên giới thể hiện bằng nét đứt ta nhấn chuột vào đường vừa vẽ xong rồi nhấn chuột phải chọn Shape Autline→Dashed khi đó một bảng các đường nét đứt sẽ hiện lên để ta lựa chon, lúc nay nay ta có thể chon nét (Dashed dot)
Sau khi vẽ hết các quốc gia, chúng ta tô màu cho từng quốc gia. Chúng ta kích đúp vào quốc gia cần tô màu, vào Home/shafill, Home màu hiện ra, ta chọn màu tương ứng cho từng quốc gia.
Để ghi tên các quốc gia, các đại dương, thủ đô của các nước,...ta chọn Insert→Text Box Click chuột vào vị trí cần ghi.
Tạo biểu tượng mũi tên màu đen thể hiện phe trục can thiệp, tạo mũi tên màu đỏ thể hiện phe trục xâm lược trên thanh công ta vào biểu tượng Flowchat chon biểu mũi tên, tiếp đó ta chon Home→Shape Fill/Shape Outline khi đó một bảng màu sẽ hiện lên để ta lựa chon, Click vào bảng màu đỏ khi đó ta sẽ có được mũi tên màu đỏ.
Tạo hiệu ứng động cho các mũi tên thể hiện các cuộc xâm lược và can thiệp của phe trục. Trên thanh công cụ lúc này ta chọn Animations → Custom Animations. Khi đó công cụ tạo hiệu ứng sẽ xuất hiện (Add Effect), trong công cụ này gồm có bốn nhóm hiệu ứng :
+ Entrance (sao màu xanh) là nhóm hiệu ứng làm cho đối tượng xuất hiện trên slide trình chiếu.
+ Emphasis (sao màu vàng) bao các hiệu ứng làm cho đối trên slide trình chiếu thây đổi màu nền, màu chữ, phóng to, thu nhỏ…
+ Exit (sao màu đỏ) là nhóm hiệu ứng làm chlo đối tượng đang trình chiếu trên màn hình màu đỏ.
+ Motion paths (sao màu trắng) là nhóm hiệu ứng làm cho đối tượng trên slide trình di chuyển theo một quỹ đạo đã được chọn khi ta kích chuột. Với lược đồ này, mũi tên màu đen thể hiện phe trục xâm lược ta chọn nhóm hiêu ứng Entrance (sao màu xanh), Click chuột vào mũi tên rồi nhấn chon hiêu ứng Faded Zoom. Các mũi tên màu đen còn lại ta làm tương tự. Phần mũi tên màu đỏ thể hiên phe trục can thiệp ta cũng thực hiên các bước và chọn hiệu ứng như các mũi tên màu đen trên.
Hiệu ứng (có thể kèm âm thanh) đề thôn tính….
Sau khi vẽ hoàn chỉnh, chúng ta kích đúp chuột vào bản đồ nền xoá đi, để lại bản đồ động mới vẽ. Cuối cùng ta có bản đồ động hoàn chỉnh.
Tên lƣợc đồ: Lược đồ chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương (1941 – 1945)
Nước Nhật trước năm 1937
Phạm vi bành trướng tối đa của Nhật 1942
Nhật tấn công Đồng minh phản công (1942-1945) Đồng minh oanh
toạc
Liên Xô tấn công (8-1945)
Trận đánh lớn Thành phố bị ném bom nguyên tử
Nội dung kiến thức: Sáng sớm ngày 7/12/1941, đội Nhật tập kích dữ dội vào Trân Châu Cảng – căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Cùng lúc đó, quân Nhật đổ bộ ở phía bắc Mã Lai (thuộc Anh). Ngay hôm sau – 8/2/1941, Mĩ, Anh tuyên bố tuyên chiến với Nhật, ba ngày sau, Đức, I-ta-li-a tuyên chiến với Mĩ. Chiến tranh Thái Bình Dương chính tức bùng nổ. Chiến tranh diễn ra qua hai giai đoạn
Giai đoạn 1 (cuối 1941 – tháng 5 / 1942) : Anh, Mĩ bị đánh bật ra khỏi khu vực Thái Bình Dương, Nhật chiếm hầu hết các thuộc địa ở Đông Nam Á va Nam Thái Binh Dương : 24/121/1941, Nhật Bản kéo quân vào Thái Lan và kí hiệp ước liên minh Nhật – Thái ; tháng 12/1941, Nhật đánh chiếm Hồng Kông, Mã Lai (1/1942), Xin-ga-po (2/1942), Miến Điện (5/1942) Indoonexia (3/1942), Philippin (4/1942), Tân ghi nê (4/1942) và trực tiếp uy hiếp Ô-xtray-lia. Từ Miến Điện, quân Nhật tiến đánh Vân Nam (Trung Quốc) rộng lớn. Như vậy chỉ trong vòng 6 tháng, Nhật Bản đã chiếm hết tất cả các thuộc địa của Anh, Mĩ, Pháp ở Đông Nam Á và nhiều đảo ở Thái Bình Dương mà không vấp phải sự kháng cự nào. Đến mùa hè năm 1942, quân Nhật đã chiếm khoảng gần 8 triệu km với 500 triệu dân.
Từ tháng 5/1942, quân Mĩ - Anh bắt đầu phản công, quân Nhật chuẩn bị tấn công Liên Xô, nên các mũi tấn công của quân Nhật ở châu Á – Thái Bình Dương cũng chững lại. Từ 1942 – 1943, các trận đánh ở châu Á – Thái Bình Dương diễn ra hạn chế, quân Anh, Mĩ dần chiếm ưu thế so với quân Nhật.
Giai đoạn 2 (1943 – 1945) : Liên quân Anh, Mĩ chuyển sang phản công
quân Nhật. Mở đầu là việc tái chiếm quần đảo Xa-lô-mông bằng chiến thuật „„nhảy cóc‟‟ (tháng 11/1943) chiếm các đảo Gin-be (11/1943) ; Mác san (2/1944) ; chiếm đảo Phi-lip-pin (tháng 12/1944) ; giải phóng Răng-gun và cả Miến Điện (5/1945). Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, ngày 9/8/1945 hơn 1.5 triệu Hồng quân Liên Xô tấn công đồng loạt vào quân đội Nhật đóng trải dài trên vùng Đông Bắc Trung Quốc, trong vòng một tuần tiêu diệt toàn bộ đội quân Quan Đông của Nhậ. Ngày 18/5/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chiến tranh Châu Á – Thái Bình Dương chấm dứt.
Các bước thiết kế :
Mở màn hình với giao diện PowerPoint. Giáo viên chụp (hoặc copy) và dán bản đồ giáo khoa chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương (1941 – 1945) vào nền PowerPoint.
Vẽ bản đồ mới theo nền bản đồ đã dán. Vào Insert/shapes, chọn đường gấp khúc khép kín để vẽ biên giới các quốc gia. Bấm và rê con trỏ chuột theo đường biên giới từng quốc gia trên bản đồ.
Để vẽ các đường biên giới thể hiện bằng nét đứt ta nhấn chuột vào đường vừa vẽ xong rồi nhấn chuột phải chọn Shape Autline→Dashed khi đó một bảng các đường nét đứt sẽ hiện lên để ta lựa chon, lúc nay nay ta có thể chon nét (Dashed dot)
Sau khi vẽ hết các quốc gia, chúng ta tô màu cho từng quốc gia. Chúng ta kích đúp vào quốc gia cần tô màu, vào Home/shafill, Home màu hiện ra, ta chọn màu tương ứng cho từng quốc gia.
Để ghi tên các quốc gia, các đại dương, thủ đô của các nước,..ta chọn Insert→Text Box Click chuột vào vị trí cần ghi khi đó khung Text Box xuất hiện ta tiến hành ghi tên các nước, địa danh lịch sử.
Tạo biểu tượng mũi tên màu đen thể hiện hướng tấn công của quân Nhật, mũi tên màu vàng thể hiên quân Đồng minh phản công (1942 – 1945), mũi tên màu vàng thể hiện quân Liên Xô tấn công, hinh ngôi sao màu đỏ thể hiện thành
phố bị ném bom nguyên tử, hình ngôi sao màu trắng thể hiện các trận đánh lớn. Ta vào biểu tượng Flowchat chọn biểu tượng mũi tên, chọn biểu tượng ngôi sao, tiếp đó ta chon Home→Shape Fill/Shape Outline khi đó một bảng màu sẽ hiện lên để ta lựa chon, Click vào bảng màu đỏ khi đó ta sẽ có được mũi tên màu đỏ, Click vào biểu tượng màu vàng ta được mũi tên màu vàng.
Tạo hiệu ứng động cho các mũi tên thể hiện các cuộc xâm lược của quân phát xít, các cuộc phản công của quân Đồng minh phản công. Trên thanh công cụ lúc này ta chọn Animations → Custom Animations. Khi đó công cụ tạo hiệu ứng sẽ xuất hiện (Add Effect), trong công cụ này gồm có bốn nhóm hiệu ứng
+ Entrance (sao màu xanh) là nhóm hiệu ứng làm cho đối tượng xuất hiện trên slide trình chiếu.
+ Emphasis (sao màu vàng) bao các hiệu ứng làm cho đối trên slide trình chiếu thây đổi màu nền, màu chữ, phóng to, thu nhỏ…
+ Exit (sao màu đỏ) là nhóm hiệu ứng làm chlo đối tượng đang trình chiếu trên màn hình màu đỏ.
+ Motion paths (sao màu trắng) là nhóm hiệu ứng làm cho đối tượng trên slide trình di chuyển theo một quỹ đạo đã được chọn khi ta kích chuột.
Với lược đồ này, mũi tên màu đen thể hiện quân Nhật tấn công ta chọn nhóm hiêu ứng Entrance (sao màu xanh), Click chuột vào mũi tên rồi nhấn chon hiêu ứng Faded Zoom. Các mũi tên màu đen còn lại ta làm tương tự. Phần mũi
tên màu đỏ thể hiên quân Đồng minh phản công ta cũng thực hiên các bước và chon hiệu ứng như các mũi tên màu đen trên. Các biểu tương ngôi sao màu vàng thể hiện thành phố bị ném bom, ngôi sao màu trắng thể hiện các trận đánh lớn ta cũng chon nhóm hiêu ứng như trên.
Sau khi vẽ hoàn chỉnh, chúng ta kích dúp chuột vào bản đồ nền xoá đi, để lại bản đồ động mới vẽ. Cuối cùng ta có bản đồ động hoàn chỉnh.