Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. Biến nạp vi khuẩn mang gen AGPase vào đoạn thân non và mảnh lá chƣa trƣởng thành sắn KM
trƣởng thành sắn KM 94
Sau khi đã nuôi khuẩn mang gen đích, tiến hành biến nạp vào đoạn thân, mảnh lá sắn KM 94 đã được cảm ứng 2 ngày trong môi trường MS có bổ sung picloram 12 nồng độ 12mg/l. Sau khi biến nạp, mẫu được chuyển sang môi
36
trường đồng nuôi cấy và để trong tối hai ngày. Sau hai ngày đồng nuôi cấy, tiến hành rửa khuẩn và cấy chuyển các đoạn thân, mảnh lá sang môi trường chọn lọc (MS có bổ sung picloram nồng độ 12mg/l, kanamycin nồng độ 50mg/l và
cefotaxim nồng độ 250mg/l. Theo dõi khả năng sống sót và sự biến đổi của mẫu sau 3 tuần chuyển.
Kết quả các mẫu chuyển gen thu được ở bảng 7. Tiến hành chuyển gen AGPase vào đoạn thân, mảnh lá mỗi mẫu với tổng số là 180. Số mẫu tương ứng với từng thí nghiệm là 60 và được lặp lại 3 lần.
Bảng 7.Kết quả theo dõi các đoạn thân, mảnh lá trên môi trường chọn lọc sau khi nhiễm với Agrobacterium tumefaciens
Loại vật liệu
Mẫu chuyển gen Mẫu sống sót sau
chuyển Mẫu tạo mô sẹo
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Đoạn thân non 180 100 130 ± 2,2 86,6 ± 2,8 98,0 ± 2,5 75,4 ± 2,1 Mảnh lá chưa trưởng thành 180 100 170 ± 2,3 85,0 ± 2,5 150 ± 2,3 88,2 ± 2,1
Môi trường chọn lọc là môi trường có kháng sinh. Qua bảng nhận thấy sau 3 lần chuyển số lượng mẫu sống sót trên môi trường chọn lọc là khá cao (86,6 ± 2,8 ở mẫu đoạn thân non và 85,0 ± 2,5 ở mẫu mảnh lá chưa trưởng thành). Điều này chứng tỏ những mẫu sống sót có thể là những mẫu đã mang gen chuyển. Tỉ lệ cảm ứng tạo mô sẹo lớn (75,4% ở đoạn thân và 88,2% ở mảnh lá) chứng tỏ mảnh lá thích hợp làm nguyên liệu chuyển gen hơn đoạn thân.
37
A B
C D
Hình 10. Kết quả chuyển gen AGPase vào mảnh lá, đoạn thân sắn KM 94
A: Đoạn thân non sắn KM 94 trên môi trường chọn lọc
B: Mảnh lá chưa trưởng thành sắn KM 94 trên môi trường chọn lọc C: Đoạn thân non sắn KM 94 cảm ứng tạo mô sẹo
38