mực kế toán được thừa nhận
Luật thuế là những quy định của nhà nước về các sắc thuế đối với các đơ vị kinh doanh và các cá nhân nhằm thực hiện việc động viên các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.
Luật thuế đề cập tới các nội dung chủ yếu :đối tượng chịu thuế, đối tượng tính thuế , thuế suất, thủ tục kê khai nộp thuế, giảm thuế, miền thuế hoàn thuế. Luạt thuế là những quy định mang tính bắt buộc đơn vị kinh doanh và cá nhân phải thực hiện.
Chuẩn mực kế toán được hiểu là nhữg quy định mang tính nguyên tắc mực thước nhất quán về nguyên tắc các phương pháp kế toán áp dụng cho việc lập báo cáo tài chính nhằm cho phép đưa ra sự đánh giá trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, tình hình và kết quả hoạt động của một đơn vị kinh doanh.
Luật thuế của mỗi quốc gia được thiết lập căn cứ vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là phụ thuộc vào trình độ và đặc điểm phát triển kinh tế kinh tế xã hội đường lối chính trị do đó có thể thay đổi tuỳ theo tình hình của từng giai đoạn.
Thông qua việc nhận biết các khái niệm, nội dụng của từng loại chính sách,có thể nói mối quan hệ giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán là mối quan hệ độc lập, ngoại trừ những vấn đề mang tính khái niệm, định nghĩa , nguyên tắc đánh giá liên quan đến thu nhập,chi phí lợi nhuận đòi hỏi phải đạt sự thống nhất về cơ bản ở cả ba loại chính sách : chính sách tài chính, luật thuế và chuẩn mực kế toán.
Quan hệ độc lập giữa kế toán và thuế chủ yếu là ở việc chấp nhận sự khác biệt lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp trước đây chỉ tồn tại loại hình doanh nghiệp nhà nước là chủ yếu thì phạm trù lợi nhuận doanh nghiệp là thống nhất giũa góc độ hạch toán kế toán cơ chế tài chính và quy định các khoản nộp cho ngân sách nhà nước.
Khi chuyển sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đặc biệt ban hành các luật thuế làm nảy sinh sự khác biệt lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán. Nguyên nhân là do xác định lợi nhuận chịu thuế, luật thuế đã không tính vào chi
phí hợp lí một số khoản chi thực tế của doanh nghiệp hoặc do quy mô cuả các khoản chi thực tế vượt quá mức quy định
3.2 Các giải pháp hoàn thiện để nâng cao hiệu quả quản lý và thu thuế tại các doanh nghiệp
Thuế thu nhập là loại thuế trực thu nên các doanh nghiệp nói chung
thường có hành vi trốn lậu thuế rất phổ biến do vậy để quản lí chặt chẽ thu nhập làm căn cứ để tính toán đúng đắn phù hợp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải tuân thủ một số nguyên tắc sau :
-Doanh nghiệp phải chấp hành tốt chế độ tài chính, không được giảm lãi để lập quỹ, chỉ lâp quỹ chính thức khi quyết toán năm được duyệt. Kết quả kinh doanh trong kỳ phải được phản ánh chính xác, đảm bảo phản ánh trung thựctình hình tài sản,vay lãi làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp bị xuyên tạc, số liệu kế toán thiếu độ tin cậy.
- Doanh nghiệp cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện và ngăn ngừa các trường hợp qua việc xoá nợ hoặc lập công nợ khống nợ giả để tham ô tài sản của nhà nước.
-Doanh nghiêp cần phải hạch toán các khoản doanh thu các hoạt động và các khoản chi phí tương ứng vào đúng tài khoản để làm cơ sở cho việc xác định lợi nhuận chịu thuế .
Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng quá chậm không phải là vấn đề mới phát sinh, tiếng kêu của các doanh nghiệp là vấn đề này đã xuất hiện từ rất lâu. Những vướng mắt về hoá đơn, về chi phí được khấu trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, về chi phí quảng cáo cũng được ngành thuế đang nghiên cứu.
Việc xử lí các vi phạm của cán bộ thuế gây thiệt hại đối với các doanh nghiệp là yêu cầu cấp thiết, song cơ chế nào biện pháp nào để thực hiện được điều đó? Điều quan trọng trước hết là ai phát hiện ra những sai phạm của cán bộ thuế khi pháp luật đang giành quyền tối cao đối với các doanh nghiệp.
- Về phương pháp phản ánh cho một số đối tượng liên quan đến căn cứ tính thuế và hành thu thuế : trong một số hoạt động đặc biệt là hoạt động tài chính tới các khoản thu được phát sinh theo thời gian gắn liền với kỳ kế toán nên việc ghi nhận doanh thu cần thực hiện vào cuối kỳ kế toán chứ không thể ghi nhận khi thực thu bằng tiền nhằm bảo
đảm nguyên tắc tuân thủ nguyên tắc ghi nhận doanh thu bảo đảm cho việc tính thuế đúng đắn.
Theo quy định hiện nay các đơn vị nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá phải nộp theo thuế gía trị gia tăng nhưng được khấu trừ :
Nợ TK133
Có TK 33312
Hiện tại số thuế này được quy định phải nộp trước và sẽ khấu trừ nên gây ra rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính cho doanh nghiệp, thực tế có nhiều doanh nghiệp kêu ca về tình hình này do họ phải đi vay để nộp thuế mà không biết khấu trừ vào lúc nào. Thiết nghĩ để giải toả khó khăn tài chính cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp chịu thuế GTGT hàng nhập khẩu kế toán vẫn phản ánh theo đúng quy định hiện nay để phục vụ cho yêu cầu tổng hợp, kiểm tra của cơ quan thuế nhưng không phaỉ nộp. Khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu hoặc vào cuối kỳ kế toán thì kế toán sẽ tiến hành làm bút toán đảo :
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp nhưng được khấu trừ vẫn ghi : Nợ TK 133
Có TK 33312
- Các khoản chi phí khác bằng tiền
Việc phân loại chi phí để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra của Nhà Nước tại các doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho việc xác định đúng đắn lợi nhuận tính thuế là vấn đề có tính chất pháp lí mà các doanh nghiệp thực hiện theo quy định chung.Nhà nước cần có nhữngquy định chặt chẽ về việc xác lập các yếu tố cần kiểm tra, cách xác định về mặt định lượng và định chất của từng yếu tố nhằm bảo đảm tính xác thực của các loại chi phí phát sinhvà hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Không có nguồn bù đắp doanh nghiệp hạch toán vào khoản phải thu để giảm chi phí hoặc theo dõi chi tiết để khi quyết toán được duyệt sẽ trừ vào phần lợi tức để lại cho doanh nghiệp.
- Quyết toán năm thường được duyệt vào quý I hoặc đầu quý II của năm sau nên việc thay đổi số liệu làm thay đổi thuế thu nhập doanh nghiệp xảy ra rất đa dạng,quá trình điều chỉnh lại tài khoản rất phức tạp vì liên quan đến nhiều tài khoản khác nhau xuất hiện hai khái niệm về lợi nhuận khác nhau đó là lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế .Thông thường lợi nhuận kế toán nhỏ hơn lợi nhuận chịu thuế do mọtt số khoản chi phí phải loại ra khi xác định lợi nhuận chịu thuế.
- Số thuế thu nhập phải nộp trên cơ sở lợi nhuận chịu thuế lớn hơn khi tính trên cơ sở lợi nhuận kế toán và do vậy sẽ làm cho số lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp bị giảm.Tuy nhiên về mặt kế toán sẽ không phải điều chỉnh các khoản chi phí đã bị loại do các nguyên nhân :
+Các khoản chi phí này đã được phản ánh và kết chuyển liên quan đến nhiều tài khoản và đã thể hiện trên báo cáo nên không thể điều chỉnh một cách dể dàng.
+Các khoản chi phí này vẫn là của khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải bù đắp và doanh nghiệp đã thực sự bù đắp bằng cách phải chịu số lợi nhuận bị giảm đi khi được tính để lại cho doanh nghiệp.
- Giải pháp về sổ kế toán :
Các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc lựa chọn hệ thống sổ kế toán, phù hợp với điều kiện kinh doanh và yêu cầu quản lí của doanh nghiệp mình.
Trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán trong bộ máy kế toán ở nhiều doanh nghiệp còn yếu do đó cần: Đảm bảo sử dụng sổ kế toán trong toàn bộ nền kinh tế trừ một số ít doanh nghiệp có đặc thù kinh doanh riêng đựoc sự đồng ý của chính phủ .Việc ghi chép các mẫu sổ và trình tự ghi chép vào sổ kế toán phải đmả bảo yêu cầu quản lí vừa phù hợp với hệ thống tài khoản, phương pháp hạch toán và các báo cáo kế toán được ban hành. Đơn giản dể hiểu dễ làm để đối chiếu dể kiểm tra cho công tác lập và sử dụng các phần mềm kế toán vào công tác hạch toán. Kế toán là công cụ phục vụ cho các mục đích kinh tế trong đó có mục đích thuế.
Chính vì vậy khi phản ánh số thuế phải nộp, số nộp đã nộp và còn phải nộp trên sổ sách kế toán muốn rõ ràng đầy đủ đảm bảo nguyên tắc toán được thưà nhận.
LỜI KẾT
Thuế là một trong những chính sách kinh tế quan trọng, nhạy cảm và có có ảnh hưởng trong một phạm vi rộng.Trong điều kiện của nước ta hiện nay mục tiêu thu ngân sách luôn luôn đặt lên vị trí hàng đầu, nhưng chính sách thuế còn nhiều bất hợp lí phương chăm nuôi dưỡng nguồn thu chưa được tôn trọng các phương tiện công nghệ phục vụ thu thuế còn nhiều lạc hậu.Việc kiểm tra đúng sai trong thực hiện chính sách thuế theo phương pháp trực tiếp, đánh giáp lá cà giữa cán bộ thuế và doanh nghiệp.Vì vậy những vướng mắt giữa các doanh nghiệp và cơ quan thuế luôn xuất hiện sẽ rất khó giải quyết những vướng mắt này nếu không có cách cơ bản tận gốc những nguyên nhân của nó.Nghiên cứu phá vỡ thế độc quyền trong quản lí của cơ quan thuế là vấn đề quan trọng việc phá vỡ thế độc quyền cầ đề ra một số nội dung căn bản như :phải đảm bảo tính khách quan trong việc ban hành các luật tách biệt việc ban hành và thực hiện không gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như giành thuậ lợi cho ngành thuế.
Nâng cao trình độ phẩm chất cán bộ thu thuế phải coi là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên trong công tác này nhận thức các doanh nghiệp là nơi tạo ra của cải cho xã hội tạo ra nguồn tài chính để trả lương cho các công chức.
Công tác thanh tra thuế phải thực hiện nghiêm túc và tách bạch với nhau.
Hiện nay, có một số ngành hoàn thành tương đối tốt về vấn đề hạch toán và thu thuế của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giúp em hoàn thành đề tài này!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Thuế và Kế toán thuế của Th.S Lê Thị Mỹ Kim (2012), Trường Đại học Quy Nhơn.
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt...
Lời mở đầu...
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ - MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ THUẾ TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ VÀ HÀNH THU THUẾ Ở DOANH NGHIỆP...01
1.1 Khái niệm chung về thuế và các loại thuế...01
1.1.1 Khái niệm về thuế... 01
1.1.2 Các loại thuế...01
1.2 Mối quan hệ giữa KTTC và thuế trong quá trình quản lý và hành thu thuế trong DN…...01
1.2.1 Chứng từ kế toán...01
1.2.2 Phương pháp tính giá...02
1.2.3 Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép...03
1.2.4 Báo cáo tài chính...04
PHÀN II : PHẠM VI ÁP DỤNG - CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP...05
2.1 Phạm vi áp dụng đối với các loại thuế...05
2.2 Căn cứ tính thuế và kế toán các loại thuế...05
2.2.1 Thuế giá trị gia tăng...05
2.2.1.1 Căn cứ tính thuế...05
2.2.1.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng...08
2.2.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt...17
2.2.2.1 Căn cứ tính thuế...17
2.2.2.2 Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt...19
2.2.3 Thuế xuất, nhập khẩu...21
2.2.3.1 Căn cứ tính thuế...21
2.2.3.2 Kế toán thuế xuất, nhập khẩu...23
2.2.4.1 Căn cứ tính thuế...24
2.2.4.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp...25
2.2.5 Thu trên vốn...26
2.2.5.1 Căn cứ tính thuế...26
2.2.5.2 Kế toán thu trên vốn...26
2.3 Phương pháp hạch toán các loại thuế khác...27
2.4 Các trường hợp được hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế...27
PHẦN III : CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KTTC ĐỂ NANG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP...30
3.1 Các giải pháp hoàn thiện...30
3.1.1 Hoàn thiện các phương pháp kế toán làm cơ sở để nâng cao vai trò của kế toán tài chính trong công tác quản lý và hành thu thuế...30
3.1.2 Hoàn thiện các luật thuế trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán ... 31
3.2 Các phương pháp hoàn thiện...32
LỜI KẾT...
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
GTGT Giá trị gia tăng
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
PPKT Phương pháp kế toán
TNDN Thu nhập doanh nghiệp