9.2.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân.
Với những công nhân trực tiếp sản xuất thì vấn đề này cần phải nghiêm ngặt:
- Công nhân phải ăn mặc quần áo sạch sẽ. Khi vào sản xuất phải mặc đồng phục của nhà máy, đội mủ, đeo khẩu trang, đi ủng và mang găng tay.
- Không được ăn uống trong khu vực sản xuất.
- Thực hiện tốt chế độ khám sức khỏe cho công nhân theo định kỳ 6 tháng một lần. Không để người đau ốm vào khu vực sản xuất.
9.2.2. Vệ sinh máy móc thiết bị.
- Máy móc thiết bị định kỳ phải vệ sinh sạch sẽ.
- Đối với thùng lên men sau khi giải phóng hết lượng dịch lên men, cần phải vệ sinh sát trùng kỹ để chuẩn bị lên men lượng dịch lên men tiếp theo.
9.2.3. Vệ sinh xí nghiệp.
- Trong phân xưởng sau mỗi mẻ, mỗi ca cần phải vệ sinh khu làm việc.
- Thường xuyên kiểm tra thực hiện vệ sinh trong và ngoài các phân xưởng.
9.2.4. Xử lý phế liệu của quá trình sản xuất.
Phế liệu trong quá trình sản xuất như bã hèm, bã men...là những loại phế liệu dễ gây nhiếm bẩn. Sau mỗi mẻ sản xuất phải để đúng nơi quy đinh và đưa ra ngoài phân xưởng để xử lý. Những loại phế liệu này có thể bán cho
nhà máy chế biến thức ăn gia súc và phân bón. Việc này phải được hợp đồng chặt chẽ và giải quyết kịp thời để tránh ứ đọng phế liệu, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe con người và môi trường.