- Đặc điểm nhĩ lượng trước và sau PT
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.3.3. Đối chiếu tổn thương xương con trong mổ và trên CLVT
Viêm tai dính khu trú độ 3: Không có trường hợp nào gây gián đoạn khớp, có 6/19 (31,5%) trường hợp có tổn thương xương con nhưng không gây gián đoạn khớp. VTD khu trú độ 4 có 4/9 (44,4%) trường hợp tổn thương gián đoạn khớp và 11/19 (57,9%) trường hợp tổn thương xương con nhưng không gây gián đoạn khớp. Còn trong VTN Choles có 4/9 (44,4%) trường hợp tổn thương gây gián đoạn khớp và 1/19 (5,4%) trường hợp có tổn thương xương con nhưng không gây gián đoạn khớp
Như vậy độ tổn thương có liên quan với sự gián đoạn khớp. Việc gián đoạn khớp là không như nhau giữa các độ tổn thương với p > 0,05
Tỷ lệ gián đoạn khớp trong nghiên cứu của chúng tôi chính là tỷ lệ gián đoạn khớp búa – đe, là khớp có ảnh hưởng khá nhiều đến chức năng nghe của bệnh nhân. Trong nghiên cứu không có trường hợp nào gián đoạn khớp đe – đạp. Còn tỷ lệ không gây gián đoạn khớp lại chính là tỷ lệ chỉ ăn mòn xương hoặc gây tổn thương xương mà không gây gián đoạn khớp. Tỷ lệ gián đoạn khớp trên CLVT là: 7/28 (25%), tỷ lệ chỉ ăn mòn xương con mà không có gián đoạn khớp trên CLVT là 21/28 (75%). Trong khi đó, tỷ lệ gián đoạn khớp trong mổ là 9/28 (32,14%), tỷ lệ chỉ ăn mòn xương mà không gián đoạn khớp là 19/28 (67,85%)
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Như vậy tỷ lệ gián đoạn khớp giữa bệnh tích trong mổ và trên CLVT là không có sự khác biệt. Không có sự khác biệt giữa CT scan với tổn thương trong mổ. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Quang Tú [43] sự ăn mòn tường thượng nhĩ trên CLVT là 81,8% và gián đoạn xương con là 89,4%. Có thể do cỡ mẫu của chúng tôi bé hơn, nghiên cứu chưa bao trùm được hết mặt tổn thương. Mặc dù vậy, qua hình ảnh CLVT xương thái dương, phẫu thuật viên có thể hình dung được bệnh tích lúc phẫu thuật như thế nào, tổn thương phối hợp ra sao để có kế hoạch tốt nhất cho cuộc mổ.