Khái Niệm

Một phần của tài liệu Rủi ro kiểm toán và hoạt động liên tục (Trang 44 - 49)

Hoạt động liên tục là một nguyên tắc cơ bản trong kết toán, đồng thời đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực kiểm toán. Trong thực tế, hàng năm đều có một số chấm dứt hoạt động vì những lí do khác nhau như phá sản, hết hạn hoạt động.... tuy nhiên, phần lớn trong số chúng đều tiếp tục hoạt động trong những năm kế tiếp. Việc lập báo cáo tài chính đối với đơn vị chấm dứt hoạt động theo những nguyên tắc khác với doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động. Vì vậy, chuẩn mực kế toán ban hành nguyên tắc “hoạt động liên tục” như là một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc lập báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01- Chuẩn mực chung, yêu cầu “báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục”, “ trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì lập báo cáo tài chính phải lập trên cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính”. Cũng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 01 thì:

- Hoạt động liên tục là doanh nghiệp “ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần , nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình”.

Như vậy, với khái niệm hoạt động liên tục, kế toán giả định rằng doanh nghiệp tiếp tục hoạt động không bị giới hạn về thời gian, và khi lập báo cáo tài chính, kế toán không thể lập báo cáo các tài sản hiện có của doanh nghiệp sẽ được bán theo giá nào khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

4.2.Các dấu hiệu ảnh hưởng tới hoạt động liên tục. 4.2.1 Dấu hiệu về mặt tài chính

- Đơn vị lâm vào tình trạng nợ phải trả lớn hơn tài sản hoặc nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động;

- Đơn vị có các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả mà không có khả năng được giãn nợ hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc đơn vị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn;

- Dấu hiệu về việc cắt bỏ các hỗ trợ tài chính của khách hàng và chủ nợ; Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm thể hiện trên báo cáo tài chính hay dự báo trong tương lai;

- Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu dưới mức bình thường;

- Lỗ hoạt động kinh doanh lớn hoặc có sự suy giảm lớn về giá trị của các tài sản được dùng để tạo ra các luồng tiền;

- Nợ tồn đọng hoặc ngừng thanh toán cổ tức;

- Không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn;

- Không có khả năng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng;

- Chuyển đổi từ các giao dịch mua chịu sang mua thanh toán ngay với các nhà cung cấp;

- Không có khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ cho việc phát triển các sản phẩm mới thiết yếu hoặc các dự án đầu tư thiết yếu.

4.2.2 Dấu hiệu về mặt hoạt động

- Đơn vị bị thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay

thế;

- Đơn vị bị mất một thị trường lớn, mất giấy phép bản quyền hoặc mất một nhà cung cấp quan trọng;

- Đơn vị gặp khó khăn về tuyển dụng lao động hoặc thiếu hụt các

nguồn cung cấp quan trọng.

4.2.3 Các dấu hiệu khác

- Không tuân thủ theo các quy định về vốn cũng như các quy định

- Đơn vị đang bị kiện và các vụ kiện này chưa được xử lý mà nếu đơn vị thua kiện có thể dẫn đến các khoản bồi thường không có khả năng đáp ứng được;

- Thay đổi về luật pháp hoặc chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị;

- Các dấu hiệu khác.

Ảnh hưởng của các sự kiện hay điều kiện này có thể được giảm nhẹ bởi các nhân tố khác. Ví dụ, ảnh hưởng của việc đơn vị không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả thông thường khi đến hạn có thể được giảm nhẹ bằng việc Ban Giám đốc có kế hoạch duy trì luồng tiền đầy đủ nhờ việc áp dụng các phương pháp khác như thanh lý tài sản cố định, điều chỉnh lại lịch thanh toán nợ, hoặc tìm kiếm thêm các nguồn vốn mới. Tương tự như vậy, ảnh hưởng việc mất một nhà cung cấp quan trọng có thể được giảm nhẹ bằng việc thay thế một nguồn cung cấp phù hợp khác.

 Trong khi lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kế hoạch kiểm toán,

KTV phải luôn chú ý khái niệm hoạt động liên tục có bị vi phạm hay không. Khi có tình huống trên nảy sinh, KTV phải thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp nhằm chứng minh hoặc xóa bỏ các nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp, bằng các phương pháp kiểm toán thích hợp, như:

- Phân tích và thảo luận về các nguồn lưu chuyển tiền tệ, các kế hoạch của nhà quản lý gần sát với ngày kỳ báo cáo kiểm toán.

- Soát xét lại các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ, nhất là các sự kiện ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp.

- Soát xét các khoản vay nợ, và thanh toán, đặc biệt là các khoản vay đáo hạn.

- Đọc các biên bản họp của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc.

- Xem xét các hàng tồn kho quá lớn, hàng sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ.

 Sau khi thực hiện các thông tin và xem xét ảnh hưởng của các kế hoạch

của nhà quản lý, cũng như các yếu tố giảm nhẹ, KTV xem xét các vấn đề có liên quan đến khả năng hoạt động liên tục có thỏa đáng hay không. Khi lập báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm toán chỉ chấp nhận khi khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp được xác định( doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục hoạt động bình thường và tiếp tục hoạt động ít nhất là trên 12 tháng nữa kể từ ngày lập báo cáo tài chính). Tường hợp khái niệm hoạt động liên tục không bị vi phạm bởi các yếu tố giảm nhẹ kế hoạch cá biệt trong kỳ tới của nhà quản lý doanh nghiệp, KTV cần xem xét đoán xem kế hoạch, các yếu tố giảm nhẹ trên có được trình bày trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay không. Nếu thấy cần thiết, nhưng doanh nghiệp không thể hiện các điều đó trong báo cáo tài chính, thì KTV có thể lập báo cáo kiểm toán “chấp nhận từng phần” hay báo cáo kiểm toán “không chấp nhận” vì các vấn đề này. Khi kiểm toán viên xác định rằng khái niệm “hoạt động liên tục” bị vi phạm phải thể hiện trong báo cáo tài chinh vào những giai đoạn thích hợp trong phần ý kiến KTV những tình tiết nghi ngờ về doanh nghiệp tiếp tục tồn tại trong tương lai; hoặc có thể xác định những vấn đề có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục như thu hồi công nợ, phân loại các tài sản cho đúng tính chất (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn)…

Ngoài ra, trong thực tế, KTV cũng có thể lập báo cáo “từ chối” khi vấn đề “hoạt động liên tục” chưa được rõ rang mà KTV không thu thập đủ bằng chứng để chứng minh cho ý kiến của mình.

Việc KTV đưa ra ý kiến của mình trong báo cáo kiểm toán ( “ chấp nhận từng phần” hoặc “từ chối cho ý kiến” hoặc ý kiến “không chấp nhận”) khi có người nghi ngờ về khái niệm hoạt động liên tục của đơn vị bị vi phạm là nhằm giúp cho KTV hạn chế bởi trách nhiệm pháp lý của mình trong báo cáo kiểm toán.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu rủi ro kiểm toán đồng thời xây dựng các giải pháp giảm thiểu rủi ro kiểm toán không chỉ có ý nghĩa chiến lược đối với các doanh nghiệp mà còn hết sức quan trọng đối với các kiểm toán viên trong việc lập kế hoạch kiểm toán. Bài tiểu luận đã làm rõ được những vấn đề sau:

Trình bày, làm rõ những vấn đề lý luận chung về rủi ro kểm toán và các bộ phận của rủi ro kiểm toán, nêu lên quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và hoạt động liên tục.

Xây dựng được các giải pháp giảm thiểu rủi ro kiểm toán và nêu rõ điều kiện áp dụng các giải pháp đó.

Nhưng hạn chế về kiến thức của chúng em nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400) 2. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320

3. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 570

4. Giáo trình Kiểm toán trường đại học công nghiệp TPHCM 5. Giáo trình Kiểm toán của bộ tài chính

Một phần của tài liệu Rủi ro kiểm toán và hoạt động liên tục (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w