Kĩ thuật chọn đường giao thoa tối thiểu (MIRA)

Một phần của tài liệu điều khiển lưu lượng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức mpls (Trang 47 - 48)

Các kế hoạch TE được để xuất là phương pháp phòng ngừa, chúng cấp phát các tuyến trong mạng để ngăn chặn tắc nghẽn. Hai kỹ thuật được biết nhiều nhất trong mạng MLPS là định tuyến dựa vào ràng buộc (CBR) và phân chia lưu lượng. Kỹ thuật thứ nhất có nguồn gốc là các vấn đề định tuyến chất lượng dịch vụ trong các mạng IP và xem xét các tuyến LSP tuỳ thuộc vào loại các ràng buộc khác nhau (ví dụ: độ rộng băng tần có thể sử dụng, trễ tối đa, các chính sách kinh doanh). Kỹ thuật thứ hai, phân chia lưu lượng, cân bằng tải mạng nhờ phân chia tối ưu lưu lượng thành LSPs song song giữa các cặp node đi ra và đi vào.

Một trong số các kế hoạch CBR được nói nhiều nhất là MIRA (phương pháp định tuyến giao thoa tối thiểu), dựa vào thuật toán lựa chọn tuyến trực tuyến động để tìm ra. Mặc dù có sự giới hạn bên trong của thuật toán nhưng ý tưởng chính là khai thác hiểu biết các cặp vào - ra để tránh định tuyến qua các liên kết mà có thể “giao thoa” với sự thiết lập các tuyến tiềm năng trong tương lai. Các liên kết “then chốt” này được nhận biết bởi MIRA là các liên kết mà, nếu chứa nhiều, thì sẽ làm nó không thể thoả mãn các yêu cầu tương lai giữa một số các cặp vào - ra.

Nhược điểm chính của kế hoạch này là tính toán phức tạp do tính luồng tối đa để xác định các kết nối “then chốt” và sử dụng mạng không được cân bằng. Như Wang đã chứng minh với hai cấu hình phản ví dụ:

MIRA không thể ước tính nghẽn cổ chai trong các liên kết then chốt cho các cụm của các nút.

Thứ hai, nó không đưa vào bản báo cáo lưu lượng tải hiện tại trong các quyết định định tuyến.

Hãy xét trường hợp mà một cặp nguồn - đích được kết nối bởi hai hay nhiều tuyến có cùng độ rộng băng tần thặng dư. Khi có một yêu cầu thiết lập LSP mới, một trong các tuyến này sẽ được lựa chọn để thoả mãn yêu cầu. Điều này ngụ ý rằng sau khi LSP này được thiết lập, tất cả các tuyến phụ thuộc vào các tuyến khác trở thành then chốt theo định nghĩa ở trên. Nó có nghĩa rằng tất cả các yêu cầu giữa cùng cặp tuyến sẽ được định tuyến qua cùng tuyến khi mà tất cả các tuyến khác còn lại rỗi do vậy dẫn đến sử dụng tài nguyên không cân bằng. Hơn nữa, khi các LSP thiết lập và cắt sâu, kế hoạch này có thể dẫn đến các tuyến được định tuyến không hiệu quả và các trạng thái nghẽn trong tương lai qua các tuyến riêng biệt. Mặt hạn chế này là chung cho tất cả các kế hoạch CBR được đề xuất, và vì tác động phòng ngừa ẩn.

Một phần của tài liệu điều khiển lưu lượng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức mpls (Trang 47 - 48)