Bài toán minh họa

Một phần của tài liệu điều khiển lưu lượng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức mpls (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG VỚI MPLS TE 3.1 Tổng quan về Kỹ thuật MPLS TE

3.2Bài toán minh họa

Trong phần này, ta dùng một trường hợp để minh họa cho các yêu cầu về TE. Giả sử dùng mô hình mạng như ở Hình 19, hai nút nguồn A và B sẽ gửi lưu lượng đến nút đích D qua nút C. Phí tổn (cost) của tuyến được tính dựa vào metric của liên kết. Khi các metric bằng nhau thì phí tổn chính là số chặng (hop/router) trong tuyến. Giữa C và D là hai đường truyền có phí tổn khác nhau và tất cả các liên kết sẽ có cùng một dung lượng và tốc độ.

Trường hợp này đưa ra yêu cầu về vấn đề cải thiện việc sử dụng tài nguyên. Trong mạng ở Hình 23, giả sử lưu lượng của tất cả các liên kết là 150 Mbps, nút A gửi đi 120 Mbps và nút B gửi đi 40 Mbps đến nút D. Nếu lưu lượng đi theo đường truyền ngắn nhất thì luồng 160 Mbps sẽ qua đường truyền C-G-D, vượt quá lưu lượng trên liên kết, gây ra nghẽn và mất dữ liệu. Nhưng bằng cách chia lưu lượng giữa đường ngắn nhất (C-G-D) và đường dài nhất (C-E-F-D) thì sẽ không xảy ra tắc nghẽn và luồng 80 Mbps được chuyển tiếp trên mỗi đường liên kết. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm soát các phí tổn trên các liên kết để nó làm việc với phí tổn bằng nhau. Lúc đó, lưu lượng sẽ được chia ra (hay tải cân bằng - load balanced) giữa chúng.

Mô hình mạng với hai nút nguồn A, B và hai con đường có phí tổn khác nhau đến đích

Từ trường hợp trên ta có hai yêu cầu sau: tính toán đường truyền giữa nguồn và đích sao cho phù hợp với các điều kiện ràng buộc và chuyển tiếp lưu lượng theo đường truyền này.

Hình 3.1 : Đường đi LSP trong MPLS

Một phần của tài liệu điều khiển lưu lượng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức mpls (Trang 51 - 53)