Tính toán đường truyền – CSPF

Một phần của tài liệu điều khiển lưu lượng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức mpls (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT LƯU LƯỢNG VỚI MPLS TE 3.1 Tổng quan về Kỹ thuật MPLS TE

3.3.3Tính toán đường truyền – CSPF

Như thuật toán đường đi ngắn nhất (SPF - Shortest Path First), SPF ràng buộc (CSPF - Constrained SPF) tính đường đi ngắn nhất dựa vào việc quản lý metric. CSPF chỉ tính các đường mà thỏa mãn một trong các điền kiện ràng buộc (như băng thông sẵn có) bằng cách loại bớt các liên kết không thỏa. Ví dụ nếu điều kiện về băng thông, CSPF sẽ bỏ bớt các liên kết không có đủ băng thông để dùng. Như trường hợp minh họa, khi LSP A-D được thiết lập là 120Mbps thì chỉ có 30 Mbps là sẵn có trên tuyến A-C-G-D. Vì vậy, khi tính toán đường đi cho LSP B-D với yêu cầu 40 Mbps, thì các liên kết C-G và G-D phải bị loại đi khỏi mô hình mạng và CSPF sẽ chọn tuyến thay thế tốt nhất có sẵn.

Khi điều kiện ràng buộc về “màu liên kết” (còn gọi là một thuộc tính quản lý, thường mang tính trực giác), các liên kết sẽ được cấu hình với màu khác nhau và một liên kết có thể có nhiều màu hay không có màu nào hết, tối đa có 32 màu được dùng. Như mạng ở Hình 20, liên kết E-F và F-D được gán màu “đỏ”, C-D là “xanh lam”, C-G không có màu trong khi C-E được gán vừa “đỏ” vừa “xanh lục”. Việc quy định màu cho liên kết thường dựa trên các thuộc tính như độ trễ, độ mất gói, giá trị phí tổn hay vị trí địa lý.

Các màu ở đây cho biết được LSP sẽ chứa hay không chứa liên kết nào của một tuyến cụ thể. Ví dụ, nếu gán các liên kết có độ trễ cao với màu “xanh lam”, ta có thể tính được đường truyền mà không qua liên kết đó bằng cách loại bỏ các liên kết “xanh lam” khỏi đường truyền đó. Như ở Hình 20, giả sử C-D là liên kết độ trễ cao. LSP1 được thiết lập giữa C và D với điều kiện “bỏ liên kết xanh lam”, tức là không có liên kết nào trong tuyến được gán “xanh lam”. Dù cho C-D là đường đi ngắn nhất nhưng nó vẫn bị loại khỏi sự tính toán do có màu “xanh lam” và LSP sẽ thành lập một tuyến khác mà không chứa C-D, như C-G-D chẳng hạn. Tương tự, LSP2 cũng được thiết lập giữa C và D với điều kiện “chứa liên kết đỏ”, và tất cả liên kết trong tuyến sẽ được gán màu “đỏ”, kể cả C-E được gán hai màu “đỏ” và “xanh lam”. Theo thuật toán CSPF, các liên kết có màu không thích hợp với các điều kiện ràng buộc sẽ bị loại khỏi mô hình.

Hình 3.2: LSP trong MPLS

Sử dụng màu liên kết

Giống như SPF, kết quả thu được của thuật toán CSPF là một đường truyền đơn. Nếu tại cùng một thời điểm có các đường đi đều tốt như nhau thì chỉ có một đường là được chọn. Các phương pháp quyết định chọn đường đi trong CSPF gồm có: chọn ngẫu nhiên, chọn theo least-fill (liên kết còn trống) hay most-fill (liên kết đã đầy).

Dù sự tính toán đường truyền diễn ra như thế nào thì một bộ chuyển mạch nhãn chuyển tiếp trạng thái cũng phải được thiết lập dọc theo đường truyền để bảo đảm rằng lưu lượng không bị phân tán khỏi đường truyền mong muốn.

Một phần của tài liệu điều khiển lưu lượng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức mpls (Trang 54 - 56)