4. Phương pháp nghiên cứu
4.3. Giải pháp về thái độ nghề nghiệp
4.3.1. Cải tiến công tác phục vụ học tập
Hiện nay nhiều trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học đã được trang bị tại các phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật. Ngoài ra có phòng thí nghiệm thuỷ lực tổng hợp với các thiết bị hiện đại gồm máng sóng, thiết bị đo
dòng chảy, đo sóng và thông số thủy động lực, các yếu tố môi trường biển trong
điều kiện tự nhiên và tương tác với công trình.
Tuy nhiên, các thiết bị trong phòng vẫn còn ít mà số lượng sinh viên đông
nên thời gian thí nghiệm, thực hành không được dài. Do đó có nhiều sinh viên vẫn chưa hiểu hết và hiểu sâu các hiện tượng thí nghiệm gắn với thực tế. Vì vậy
nhiều sinh viên vẫn thí nghiệm hời hợt nên không yêu thích và tìm hiểu các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm mà sau này sẽ gắn liền với công việc của mình khi
đi làm. Chính vì thế, nhiều bạn không biết sau này ra trường sẽ làm công việc gì nên giảm bớt lòng yêu nghề, không có ý thức tự giác cao trong công việc.
Về tài liệu, thực hiện chương trình đổi mới cơ bản về giáo dục và đào tạo,
soạn giáo trình mới. Thư viện của trường với nhiều đầu sách tạo điều kiện cho
cán bộ, sinh viên học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, số lượng sinh viên nhiều nên
lượng giáo trình vẫn còn thiếu. Do khoa Kỹ thuật biển là khoa mới nên số lượng
giáo trình chuyên ngành vẫn hạn chế. Vì thế, nhà trường cần tăng cường số lượng cũng như chất lượng giáo trình, tài liệu tham khảo. Đặc biệt các tài liệu, đề
tài, dự án của khoa về các công trình nghiên cứu của cán bộ cũng như sinh viên
nghiên cứu khoa học cần công bố để sinh viên tham khảo. Từ đó, sinh viên sẽ
nắm vững kiến thức hơn và có thái độ tích cực hơn trong học tập cũng như sau khi đi làm. Bên cạnh tăng số lượng cũng như chất lượng giáo trình thì việc tăng cường các buổi hội nghị, hội thảo nghiên cứu khoa học cung cần tăng lên.
Ngoài ra, việc thắt chặt quản lý sinh viên trong quá trình học tập sẽ cải
thiện thái độ nghề nghiệp của sinh viên. Việc quản lý sinh viên nghiêm chỉnh
thực hiện nội quy, quy định của ký túc xá, nội quy trường học giúp sinh viên có
thái độ đúng đắn, đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện tác phong công nghiệp, hiện đại. Ban quản lý ký túc xá và phòng Công tác chính trị quản lý sinh viên chặt chẽ là điều kiện bắt buộc sinh viên tự rèn luyện bản thân.
Nhà trường cần có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên khó khăn, sinh viên học tốt để động viên các em vươn lên trong học tập. Nhà trường có các biện pháp thưởng, phạt rõ ràng để khuyến khích động viên các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Điều này sẽ giúp các em yên tâm học tập, yêu nghề hơn, chăm chỉ hơn.
4.3.2. Tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động.
Mối liên kết giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động đạt được lợi ích
trong tương lai. Cơ sở lao động có thể đặt hàng với nhà trường những sinh viên giỏi có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ để đảm bảo yêu cầu của công việc
khi sắp tốt nghiệp.
Đối với nhà trường nhờ có mối liên kết đó mà tạo cơ hội cải thiện việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Nhà trường sẽ lựa chọn được các sinh viên ưu tú đảm
bảo được yêu cầu của cơ sở lao động. Nhà trường hàng năm có thể tổ chức được
hội chợ việc làm với đại diện của các cơ sở lao động để giới thiệu việc làm đến
các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp. Nhờ có mối liên kết giữa nhà trường và cơ sở lao động mà cán bộ giảng viên nhà trường nói chung và khoa Kỹ thuật biển nói
riêng có cách giảng dạy thực tiễn phù hợp hơn để tạo ra sản phẩm tốt cho xã hội. Về phía người học thì sinh viên có thể học hỏi tốt hơn, có thể tìm hiểu,
thực tập ở các cơ sở lao động. Sinh viên có thể lựa chọn được công việc phù hợp
với năng lực, kỹ năng của bản thân tại các cơ sở lao động. Từ đó, sinh viên sẽ
yêu nghề nghiệp hơn, rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, hiện đại..
Bảng 4.3. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở lao động
Rất không đồng ý (%) Không đồng ý (%) Đồng ý một phần(%) Đồng ý (%) Rất đồng ý(%) Cán bộ quản lý 0 0 0 5 95 Sinh viên 0 0 4.21 25.26 70.53
Qua kết quả bảng 4.3 ta thấy phần lớn cán bộ quản lý và sinh viên tốt
nghiệp đều rất đồng ý giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và cơ
sở lao động. Điều này có thể giải thích cơ sở lao động luôn mong muốn có
tạo cho cơ sở lao động cạnh tranh với các cơ sở lao động khác trong nền kinh tế
thị trường. Sinh viên cũng mong muốn họ có thể cải thiện cơ hội việc làm khi ra
trường.
Như vậy, ta có thể thấy tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở lao động là điều kiện tốt để sinh viên cải thiện thái độ nghề nghiệp của mình khi
đi làm. Sinh viên hiểu nghề, yêu nghề hơn, rèn luyện tác phong làm việc công
nghiệp hiện đại khi tham gia thực tập tại các cơ sở lao động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV
Từ kết quả về mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ
thuật biển, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp sinh viên khoa Kỹ
thuật biển đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc của thị trường lao động.
Giải pháp về kiến thức: Tiến hành cải tiến nội dung chương trình và cải
tiến phương pháp giảng dạy.
Giải pháp về kỹ năng chuyên môn: Để nâng cao mức độ đáp ứng về kỹ năng chuyên môn luận văn đưa ra giải pháp đa dạng hóa cách thức thực hành, thực tập và cải tiến nội dung chương trình.
Giải pháp về thái độ nghề nghiệp: Để nâng cao mức độ đáp ứng về thái độ
nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp, luận văn đưa ra giải pháp cải tiến công tác
phục vụ học tập và tăng cường mối liên kết giữa nhà trường với các cơ sở lao động.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Đề tài luận văn “ Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt
nghiệp khoa Kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội ” đã
đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên qua ba mặt: Kiến thức, Kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp đối với yêu cầu của các cơ sở lao động trên địa bàn Hà Nội. Luận văn đã trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu như sau:
1. Mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, thái độ nghề nghiệp của sinh viên khoa Kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội.
- Sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đáp ứng tương đối tốt về mặt
kiến thức.
- Về mặt kỹ năng sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đáp ứng chưa
thực sự tốt. Bên cạnh một số kỹ năng sinh viên đáp ứng được thì vẫn còn nhiều
kỹ năng sinh viên đáp ứng kém.
- Về mặt thái độ, sinh viên tốt nghiệp khoa Kỹ thuật biển đáp ứng tốt.
Tuy nhiên tác phong làm việc công nghiệp hiện đại thì sinh viên đáp ứng chưa
tốt.
2. Giải pháp để nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng của sinh viên khoa Kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội.
-Về mặt kiến thức: Cải tiến nội dung chương trình và cải tiến phương pháp
giảng dạy
- Về mặt kỹ năng: Đa dạng hóa cách thức thực hành, thực tập và cải tiến
- Về mặt thái độ nghề nghiệp: Cải tiến công tác phục vụ học tập và tăng cường mối liên kết giữa nhà trường với các cơ sở lao động.
Từ kết quả khảo sát đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt
nghiệp khoa Kỹ thuật biển đối với yêu cầu của thị trường lao động Hà Nội, tác
giả đưa ra một số đề xuất kiến nghị như sau:
-Đối với khoa Kỹ thuật biển nói riêng và nhà trường nói chung: Lựa chọn chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo phù hợp, tạo ra môi trường đào tạo
tốt để tạo ra sản phẩm tốt cho xã hội. Nhà trường cần gắn kết mô hình đào tạo
giữa nhà trường và cơ sở lao động để tạo nguồn nhân lực đảm bảo cả về lượng,
về chất. Nhà trường cần đầu tư kinh phí để cải thiện cơ sở học tập của sinh viên.
Nhà trường cần tạo ra các buổi tọa đàm giao lưu giữa sinh viên trong trường và cựu sinh viên đang làm tại các cơ sở lao động để cựu sinh viên có thể truyền đạt
lại các kinh nghiệm làm việc cho sinh viên đang theo học.
- Đối với các cơ sở lao động: Giữa các cơ sở lao động và nhà trường cần
có mối gắn kết chặt chẽ. Cơ sở lao động có thể đăng ký với nhà trường lượng
sinh viên tốt nghiệp các khóa đảm bảo theo yêu cầu để có nguồn nhân lực đáp ứng tốt công việc. Cơ sở lao động có thể tổ chức các hội chợ việc làm để sinh viên có cơ hội tìm hiểu sâu hơn và lựa chọn công việc cho bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn,Nxb Giáo dục Hà nội, Hà Nội
2. Phạm Thị Lan Hươngvà Trần Diệu Khải(2010), “ Nhận thức về kỹ năng
nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị Marketing tại trường Đại học
kinh tế Đà Nẵng ”, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số (40),
tr.165-174
3. Hội thảo Quốc gia (2008), Sinh viên với đào tạo đáp ứng như cầu xã hội, nhu
cầu doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Phương Nga cùng các tác giả (2005), Giáo dục Đại học - chất lượng và đánh giá, NXb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
5. Phùng Xuân Nhạ (2009), Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, kinh tế và kinh doanh, (số 25),
tr.1-8
6. Lê Đức Ngọc ( 2004), Giáo dục đại học - Quan điểm và giải pháp,Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Hoàng Thị Hồng Lộc, Quách Hồng Ngân (2011), Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên tốt
nghiệp ngành du lịch ở đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, (số 20b), tr. 217 -224
8.Quan Minh Nhựt, Trần Thị Bạch Yếnvà Phạm Lê Đông Hậu (2012),Đánh giá
mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp đồng
bằng sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học trở lên, Tạp chí khoa học giáo dục, (số22b), tr.273-282
9. Phạm Phụ (2005), “ Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam ”. Nhà xuất bản trẻ Hà Nội, Hà Nội.
10. Trần Anh Tài (2009), Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh
nghiệp, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, (số 25), tr.77 -81
11. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), “ Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS ”, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Công Khanh (2004) , Đánh giá và đo lường trong KHXH , Nhà xuất
Tài liệu nước ngoài:
1 Ana Azevedo and “ et al” ( 2012), Satisfaction with Knowledge and Competencies: A Multi-Country Study of Employers and Business Graduates,
American Journal of Economics and Business Administration, 4 (1), pg23-39.
2. Margien Bootsma and Walter Vermeulen (2011), Experiences of
environmental professionals in practice, International Journal of Sustainability in Higher Education, 12 (2), pg 163 – 176.
3. Stefan Hennemann and Ingo Liefner (2010), “Employability of German Geography Graduates: The Mismatch between Knowledge Acquired and Competences Required”, Journal of Geography in Higher Education, 34(2), pg 215–230.
4. Julio Hernández-March, Mónica Martín del Peso and Santiago Leguey(2009), Graduates: Skills and Higher, Education: The employers’ perspective, Tertiary Education and Management, 15(1), pg 1–16.
5. V.K. Gokuladas (2010), Technical and non-technical education and the employability of engineeringgraduates: an Indian case study, International Journal of Training and Development, 14(2), pg.130-143
6. Pitan Oluyomi S., Adedeji S. O (2012), Skills Mismatch Among University Graduates in the Nigeria Labor Market, US-China Education Review, A(1),
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KỸ THUẬT BIỂN
1) Tên ngành đào tạo:
Tiếng Việt: Kỹ thuật biển
Tiếng Anh: Offshore Engineering
2) Trình độ đào tạo: Đại học chính qui
3) Yêu cầu về kiến thức
Tri thức chuyên môn
Phải nắm được các kiến thức cơ bản về biển đảo của Việt Nam, các đặc trưng
thủy động lực vùng cửa sông và ngoài biển, đặc biệt là các kiến thức về sóng,
gió, thủy triều, hải lưu, chuyển vận bùn cát v.v… cũng như việc tính toán các đặc trưng đó phục vụ thiết kế và nghiên cứu. Các kiến thức về công trình, tải trọng
tác dụng vào công trình và việc tính toán thiết kế các công trình trong điều kiện
gió bão, nước dâng và nền công trình yếu; Có các kiến thức về quản lý bao gồm
quản lý kinh tế, kỹ thuật và quản lý tổng hợp dải ven biển, hải đảo phục vụ phát
triển bền vững kinh tế đất nước.
Năng lực nghề nghiệp
Có khả năng xây dựng các chương trình nghiên cứu, các đề tài dự án liên quan tới vùng cửa sông ven biển, hải đảo và vùng biển.
Sử dụng thành thạo các công cụ chuyên môn, các phần mềm chuyên ngành để
thiết kế và hỗ trợ thiết kế (Sedas/Delft Chess, CRESS, Wadibe, Breakwat,
Autocad, …, các phần mềm mô phỏng thủy động lực (Mike package, Delft3D,
Unibest, Genesis v.v…, và các phần mềm tính toán kết cấu công trình (SHARP)
và địa chất, nền móng (Plaxis/Geoslope) phục vụ thiết kế và thi công các công trình thủy, công trình cơ sở hạ tầng vùng ven bờ và ngoài khơi như dàn khoan,
đường ống dưới đáy biển; công trình bảo vệ đảo v.v… Thực hiện khảo sát, thiết
kế, thi công, vận hành, quản lý các công trình dân dụng, đặc biệt là các công trình làm việc trong môi trường biển.
4) Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng
- Nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đường lối
cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ
bản về kinh tế, xã hội và pháp luật của nhà nước Việt Nam.
- Có kiến thức về an ninh, quốc phòng; có sức khỏe tốt sẵn sàng bảo vệ tổ quốc
- Có kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, hóa học, cơ học chất lỏng và các khoa học tự nhiên khác làm cơ sở cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp để học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
- Nắm vững các kiến thức chuyên ngành kỹ thuật công trình biển để vận dụng
vào công việc sau này.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint)
- Nắm vững các kiến thức kinh tế xã hội và môi trường và vận dụng các kiến
thức đó vào quản lý và phát triển bền vững biển, đảo.
4.2. Kỹ năng mềm
- Trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp IELTS 4.0 hoặc tương đương
- Có khả năng làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm một cách hiệu quả
- Có khả năng tập hợp và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo các nhiệm vụ chuyên môn; có trình độ ngoại ngữ tốt phục vụ nhu cầu chủ động hội nhập khu vực và thế