Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanhthẻ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 61 - 63)

III Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra 1 Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:

2.1. Ban hành các văn bản pháp qui về thẻ tín dụng :

Bất cứ một nghiệp vụ nào của ngân hàng cũng phải có những văn bản pháp qui qui định cụ thể cách thức thực hiện. Hiện nay VCB và tất cả các ngân hàng kinh doanh thẻ đều đang trong tình trạng vừa thực hiện vừa chờ đợi những qui chế điều phối chính thức. Sự bất cập giữa cơ chế kinh doanh thẻ tín dụng và các qui chế quản lý hiện hành đã nêu ở phần trên đang là vấn đề mang tính thời sự . Để đảm bảo việc sử dụng và thanh toán thẻ tuân thủ theo chế độ quản lý ngoại hối hiện hành, cần thực hiện điều chỉnh đối với tất cả các loại thẻ bất kể do ngân hàng Việt nam hay ngân hàng nước ngoài phát hành như sau :

+ Nên qui định phân biệt loại thẻ có mệnh giá bằng đồng Việt nam phát hành để sử dụng tại Việt nam và thẻ có mệnh giá bằng ngoại tệ phát hành để sử dụng ở nước ngoài, đồng thời cũng ban hành qui chế pháp lý rõ ràng đối với 2 loại thẻ này .

+ Đối với các giao dịch bằng thẻ ngân hàng, toàn bộ các giao dịch rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động ATM trong nước và tại các cơ sở chấp nhận thẻ phải thực hiện bằng đồng Việt nam. Ngân hàng phát hành thẻ chỉ cho phép các chủ thẻ rút tiền mặt bằng ngoại tệ tại các quầy giao dịch ở ngân hàng để phục vụ cho những mục đích phù hợp với qui chế quản lý ngoại hối hiện hành .

+ Các cơ sở chấp nhận thẻ ở trong nước ( trừ các đơn vị chấp nhân thẻ được phép thu ngoại tệ ) chỉ được giao dịch, thanh toán và hạch toán bằng đồng Việt nam khi chi tiền hàng hoá và thanh toán dịch vụ .

+ Ngân hàng phát hành thẻ phải thực hiện kiểm tra, giám sát chỉ cho phép sử dụng thẻ mua ngoại tệ sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và chuyển mức ngoại tệ được phép chuyển không phải khai báo hoặc mức ngoại tệ mà chủ sử dụng thẻ đã được phép để chuyển ra nước ngoài .

+ Cho phép các ngân hàng thương mại của Việt nam được linh hoạt áp dụng một số những ưu điểm nhất định ( trong khuôn khổ luật pháp cho phép) để đảm bảo tính cạnh tranh của các loại thẻ mà ngân hàng của Việt nam phát hành so với thẻ do ngân hàng nước ngoài phát hành .

Tóm lại , để nghiệp vụ thẻ tín dụng phát triển ở Việt nam, Ngân hàng nhà nước cần sớm kịp thời đưa ra những văn bản qui ước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc phát hành và thanh toán thẻ, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ triệt để các qui định hiện hành của nhà nước trong lĩnh vực quản lý ngoại hối.

2.2. Hoạch định các chiến lược chung về thẻ cho toàn bộ hệ thống ngânhàng thương mại tránh sự cạnh tranh vô ích. hàng thương mại tránh sự cạnh tranh vô ích.

Ngân hàng Nhà Nước đóng vai trò to lớn trong việc định hướng chiến lược trung cho các NHTM thực hiện dịch vụ thẻ để tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các Ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ trong cả nước. Cùng với NHNN, hiệp hội các Ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam ra đời đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Hiệp hội các Ngân hàng thanh toán hẻ thường xuyên làm việc với NHNN và duy trì mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển thẻ ở Việt Nam. Hội cũng đã thu hút gần hết các Ngân hàng thực hiện dịch vụ thẻ ở Việt Nam tham gia, thống nhất mức phí, áp dụng chính sách chung nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các Ngân hàng và thị trường thẻ cạnh tranh lành mạnh. Hội nắm bắt được khó khăn, thuận lợi của các Ngân hàng trong hiệp hội về phát hành và thanh toán thẻ để cùng nhau đề ra các giải pháp khắc phục, bước đầu thực hiện tiêu chí diễn đàn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm của các Ngân hàng thanh toán thẻ tại Việt Nam.

Thông qua hiệp hội, NHNN có thể áp dụng những chính sách chung của mình cho hoạt động thẻ như: hoạch định chiến lược khi thác thị trường thúc đẩy việc phát hành, thanh toán thẻ, ứng dụng công nghệ thẻ đã đang và sẽ phát triển trên thị trường thế giới và khu vực.

NHNN cần khuyến khích các ngân hàng không ngại đầu tư mở rộng dịch vụ thẻ bằng việc trợ giúp các ngân hàng trong nước trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ để tạo điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động thẻ.

NHNN cần cho phép các NHTM thành lập quỹ dự phòng rủi ro cho nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý phòng ngửauỉ ro chung cho các NHPH, NHTT thẻ nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro NHNN.

NHNN thường xuyên tổ chức những khoá học, hội thảo,trao đổi kinh nghiệm về thẻ cho các NHTM cùng tham gia, giới thiểu để các NHTM thu thập thông tin, tài liệu chuyên đề về thẻ, cùng các NHTM trao đổi kinh nghiệm, giải quyết khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.

Cho phép NHTM Việt Nam được áp dụng linh hoạt một số ưu đãI nhất định để đảm bảo tính cạnh tranh của các loại thẻ do Ngân hàng Việt Nam phát hành so với các loại thẻ của các ngân hàng nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.

Ngân hàng Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các đề án, tính toán hiệu quả kinh tế và vốn đầu tư để trên cơ sở đó huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực thẻ.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanhthẻ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w