I- Vài nét về Vietcombank Hà Nôi và thị trường thẻ tín dụng Việt Nam 1.lịch sử hình thành và tình hình kinh doanh của VCBHN
1.2. khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trông những năm gần đây.
Ngoại thương Hà Nội trông những năm gần đây.
1.2.1.Tình hình huy động vốn.
Công tác huy động vốn trong 3 năm qua đã được VCBHN thực hiện rất tốt. Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2002 là 3996 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2001; năm 2003 là 5.321 tỷ đồng tăng 33% so với năm 2002 ; năm 2004 là 6.511 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2003. Trong năm 2002 do những ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ suy giảm và việc cắt giảm liên tục lãi suất USD trên thế giới buộc NHNT cũng hạ lãi suất USD nên dẫn đến tốc độ tăng vốn huy động ngoại tệ của chi nhánh chậm hơn tốc độ tăng vốn huy động VNĐ.
Tuy nhiên tình hình này đã được VCBHN giải quyết khá tốt bằng cách áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, đưa ra các biểu lãi suất và biểu phí mềm dẻo hấp dẫn và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ tiền gửi cùng việc thực hiện tốt các công tác phục vụ khác đã làm cho lượng vốn huy động ngoại tệ đến năm 2004 tăng lên đáng kể. Năm 2004 công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vẫn duy trì được kết quả tốt so với các năm trước. Phát huy truyền thống và các hình thức huy động vốn hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm
mới về huy động vốn theo chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tiếp tục tăng cao, ước đạt 6.511 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2003.
Số liệu chi tiết được thể hiện trong biểu sau:
Bảng 1- Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Đơn vị: 1000USD, 1.000.000VND
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004
Huy động USD chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn huy động (57%). Trước hết là do tâm lý người dân lo ngại lạm phát gia tăng, khi chỉ số giá hàng hoá tiêu dùng tăng cao trong những tháng cuối năm, một số dự kiến chỉ số tăng giá sẽ là 9,5%.Thêm vào đó, tâm lý về việc đồng tiền mệnh giá 100.000 đồng bằng chất liệu polymer được đưa ra lưu thông từ đầu tháng 9/2004, giá vàng có dấu hiệu tăng nhẹ… nên người dân có xu hướng lựa chọn USD cho các nhu cầu cất trữ, gửi tiết kiệm..
Trong cơ cấu vốn huy động, huy động vốn từ dân cư đạt 4.579 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2003, chiếm tới 70% tổng nguồn vốn huy động. Điều đó cho thấy huy động từ dân cư là một ưu thế nổi trội của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, phản ánh chính sách khách hàng đúng đắn đi đôi với hoạt động quảng bá sản phẩm mang tính tiện ích cao hơn hẳn so với các Ngân hàng thương mại khác.Tuy nhiên, về dài hạn Chi nhánh sẽ có các chính sách để nâng cao tỷ lệ vốn huy động từ các tổ chức kinh tế với ưu điểm chi phí thấp nhằm giảm lãi suất huy động bình quân đầu vào, nâng cao lợi nhuận.Chỉ tiêu
2002 %so
Tổng mức sử dụng vốn sinh lời chiếm 98,8% tổng nguồn vốn huy động và tăng 30% so với năm 2003. Trong đó, đầu tư tín dụng chiếm 46%, phần còn lại thưc hiện điều chuyển vốn nội bộ, tăng năng lực nguồn vốncho toàn hệ thống, đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn lưu động và vố cho các dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn khác trong cả nước.
1.2.2.Công tác tín dụng.
Sự đổi mới cơ chế và chính sách lãi suất của NHTW cùng với sự phát triển ngày một cao của nền kinh tế đã giúp cho NHTM nói chung và VCB Hà nội nói riêng có những thành công tốt đẹp trong công tác tín dụng.
Năm 2004 công tác tín dụng của chi nhánh tiếp tục được mở rộng và trên đà tăng trưởng cao với kết quả: Tổng dư nợ tín dụng ước đạt 3.194 tỷ đồng tăng 51% so với năm 2003 vượt 15,5% kế hoạch tín dụng trung ương giao. Trong đó:
- Dư nợ tín dụng VND đạt 1.537 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2003 và vượt 7% so với kế hoạch tín dụng VND, dư nợ cho vay bằng VND chiếm 54% tổng nguồn huy động bằng VND, chiếm 51% tổng dư nợ của chi nhánh.
- Dư nợ tín dụng ngoại tệ quy USD đạt 104.873 nghìn USD, tăng 81% so với năm 2003 và vượt 22% so với kế hoạch tín dung ngoại tệ được giao. Dư nợ cho vay băng ngoại tệ đã tăng lên và chiếm 40% tổng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, chiếm 49% tổng dư nợ chi nhánh.
Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm
Nhìn bảng trên ta thấy tổng doanh số cho vay tại Chi nhánh qua các năm đều tăng trung bình mỗi năm tăng hơn 50%. Trong đó tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn khoảng hơn 90% trong tổng doanh số cho vay. Tổng dư nợ năm 2004 là 3.194 tỷ đồng tăng hơn 3 lần so với tổng dư nợ của năm 2002. Trong đó tín dụng ngăn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Đối với đầu tư trung dài hạn Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đáp ứng vốn cho nhiều dự án lớn trên cơ sở bám sát định hướng phát triển của ngành và Thành phố, đồng thời xuất phát từ tính cấp thiết thực tế của dự án để tiến hành đầu tư vốn có hiệu quả góp phần hiện đại hoá máy móc thiết bị và công nghệ, tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ kinh doanh hiệu quả, góp phần tăng thêm việc làm cho lao động tại Thủ đô.
Với lợi thế về nguồn vốn huy động, Chi nhánh đã chủ động mở rộng hoạt động tín dụng với phương châm “An toàn & hiệu quả”, qua đó tạo điều kiện cho đồng vốn
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Chỉ tiêu Tuyệt đối % so với 2001 Tuyệt
ngân hàng phát huy được vai trò thúc đẩy kinh tế thủ đô tăng trưởng.Việc duy trì công tác kiểm tra kiểm soát sau và tuân thủ các nguyên tắc trong quản lý tín dụng, đồng thời đảm bảo việc sử dụng vốn vay Ngân hàng đúng mục đích và có hiệu quả là nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Chi nhánh đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn lưu động cho các khách hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong năm 2004, chi nhánh đã thực hiện cho vay USD với mức lải suất ưu đãi phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.
Đẩy mạnh công tác tín dụng, Chi nhánh đã thực sự chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng tín dụng truyền thống vẫn luôn được Chi nhánh quan tâm. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng, tạo điều kiện cùng khách hàng tăng trưởng hiệu quả Các doanh nghiệp vẫn có xu hướng thích vay USD hơn VND do tỷ giá USD ít biến động trong khi lãi suất vay USD thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VND.
Quan điểm mở rộng tín dụng đi kèm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh luôn được quán triệt. Để hạn chế nợ quá hạn phát sinh, cán bộ tín dụng chi nhánh chủ động bám sát các đơn vị, thực hiện tốt các khâu thẩm định phương án và duy trì tốt các hoạt động kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng.
Trong năm 2004 nợ quá hạn chỉ chiếm 0,32% trên tổng dư nợ. Hầu hết nợ xấu đã được xử lý ra ngoài bảng tổng kết tài sản để theo dõi ngoại bảng theo chủ trương của NHNTVN.
Dư nợ quá hạn phần lớn phát sinh do khách hàng chậm trả lãi nên gốc và lãi tạm thời bị chuyển sang quá hạn, số quá hạn hiện tại chủ yếu là nợ khó đòi phát sinh từ nhiều năm trước. Để hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh, ngoài việc thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ, Chi nhánh luôn coi trọng việc phân tích đánh giá các yếu tố về tình hình tài chính, khả năng phát triển kinh doanh và thẩm định kĩ từng phương án,
dự án sản xxuất kinh doanh cụ thể của khách hàng để từ đó có những quyết định cho vay đúng đắn.
1.2.3. Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh năm 2004 ước đạt 698 triệu USD, tăng 45% so với 2003. Với nhu cầu ngoại tệ bán cho khách hàng để nhận nợ, trả nợ và thanh toán với nước ngoài rất lớn, trong khi đó lượng ngoại tệ mua vào từ nguồn của Trung ương không thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu cấp thiết đó. Vì vậy chi nhánh đã phải cố gắng rất nhiều trong việc tìm nguồn mua ngoại tệ kể cả từ các nguồn giá cao để đảm bảo cho nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu và tăng tín dụng.
Bảng 3: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 2004.
Đơn vị : 1000USD
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm
Mặc dù khối lượng và doanh số ngoại tệ tăng cao nhưng công tác kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh luôn được thực hiện đúng chế độ quản lý của Ngân hàng nhà nước.
1.2.4. Công tác thanh toán xuất nhập khẩu:
Năm 2004 hoạt động XNK của thành phố gặp nhiều khó khăn, môi truờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, các quy định rào cản về XK ngày càng chặt chẽ, giá
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 % so với 2002 Năm 2004 % So với
một số vật tư đầu vào tăng làm hạn chế sức cạnh tranh của một số hàng hoá trên thị trường quốc tế...Tuy nhiên với nhiều quy chế chính sách thuận lợi của chính
phủ…Tổng kim nghạch XK trên địa bàn thành phhó đạt 1.500 triệu USD, tăng 11,5% so với năm 2003. Kim nghạch NK đạt gần 5.000 triệu USD tăng 11% so với năm 2003. Tại VCBHN, doanh số thanh toán XNK trong năm 2004 cũng tăng mạnh. Kim nghạch thanh toán XNK qua chi nhánh đạt 399 triệu USD tăng 49% so với năm 2003, kim nghạch thanh toán NK đạt 290 triệu USD tăng 32% so vơí năm 2003. Trong đó:
Mở L/C
: 265 triệu USD tăng 37% so với năm 2003
Thanh toán L/C :
212 triệu USD tăng 15% so với năm 2003
Nhờ thu và chuyển tiền : 78 triệu USD tăng 129% so với 2003
- Kim nghạch thanh toán XK: đạt 1100 triệu USD, tăng 120% so với năm 2003. Trong đó:
Thông báo L/C :
Thanh toán L/C :
Nhờ thu và chuyển tiền:
33 triệu USD, tăng 83% so với 2003
28 triệu USD, tăng 48% so với 2003
82 triệu USD, tăng 273% so với 2003.
- Bảo lãnh:
Phát hành bảo lãnh : 155 tỷ đồng.
Giải toả bảo lãnh :
Dư nợ bảo lãnh :
129 tỷ đồng
125 tỷ đồng
Bảng 4:Doanh số thanh toán XNK qua các năm
Đơn vị: Nghìn USD
Chỉ tiêu
Doanh số
Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHNT Hà Nội qua các năm
Năm 2004 không có phát sinh rủi ro tronh thanh toán XNK và bảo lãnh. Có được kết quả như trên là do uy tín, chất lượng thanh toán quốc tế luôn là vấn đề dược đặt lên hàng đầu trong công tác thanh toán XNK tại Chi nhánh. Do làm tốt công tác phục vụ khách hàng, công tác phát triển màng lưới và sự phối hợp , hỗ trợ có hiệu quả của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của Chi nhánh như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kế toán tài chính..
1.2.5. Công tác kế toán, thanh toán của Ngân hàng
Với việc áp dụng công nghệ của NH hiện đại, công tác thanh toán của NH đã đảm bảo chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn thanh toán của các khách hàng thời gian nhanh nhất chất lượng ttót nhất. Tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn NH.
Kết quả là cùng sự nỗ lực phục vụ của các kế toán viên, số lượng khách hàng đén giao dịch ngày càng đông, số lượng khách hàng mở mới tài khoản trong năm 2004 tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, khách hàng khen ngợi về chất lượng phục vụ về thanh toán, kế toán NH.
Công tác thanh toán điện tử liên NH và thanh toán IBT ONLINE đạt kết quả cao. Doanh số chuyển tiền qua IBPS đạt 13.175 tỷ đồng, tăng 63% so với 2003. Doanh số chuyển tiền VND qua IBT ONLINE đạt 16.041 tỷ đồng tăng 58% so với 2003. Doanh số chuyển tiền USD qua IBT ONLINE đạt 721 triệu USD tăng 102% so với 2003. Các hình thức thanh toán điện tử đã thay thế dần thanh toán bù trừ bằng giấy tờ trực tiếp, làm giảm doanh số thanh toán bù trừ 22% so với 2003.
Giao dich chuyển tiền qua TK tiền gửi NHNN năm 2004 đạt 4.509 tỷ đồng giảm 5% so với 2003.
1.2.6. Kinh doanh dịch vụ:
Chủ trương đưa sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đến đối tượng khách hàng là các tầng lớp dân cư của thủ đô và các địa bàn lân cận luôn được Chi nhánh quan tâm thực hiện. Uy tín, thương hiệu Ngân hàng Ngoại thương và phong cách giao dịch văn minh hiện đại đã thu hút ngày càng đông đảo khách hàng đến giao dịch.
Hoạt động dịch vụ của chi nhánh ngày càng tăng trưởng cả về chất và lượng. Cụ thể:
- Thanh toán thẻ: Sản phẩm Ngân hàng hiện đại này đã tiếp cận hầu hết đội ngũ khách hàng truyền thống của Chi nhánh đồng thời còn được quảng bá rộng rãi và thu hút thêm nhiều khách hàng đến sử dụng dịch vụ này của Ngân hàng. Doanh số thanh toán và số lượng phát hành thẻ tăng mạnh:
Doanh số thanh toán thẻ tín dụng ước đạt 1.843.796 USD, tăng 412% so với 2003.
Thẻ tín dụng: số lượng phát hành mới 510 thẻ
Thẻ ATM số lượng phát hành: 7.770 thẻ, tăng 42% so với 2003.
- Chi trả kiều hối: Với sự cố gắng nỗ lực đảm bảo giải quyết nhanh chóng và chính xác cho khách hàng, doanh số thanh toán kiều hối 2004 của Chi nhánh đạt sấp xỉ 14,2 triệu USD, tăng 14% so với năm 2003. Số lượng tài khoản cá nhân trong năm là 7.139 tài khoản, tăng 2% so với năm 2003
1.2.7.Công tác ngân quỹ:
Doanh số thu chi VND và ngoại tệ của chi nhánh NHNT HN, của các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch trực thuộc năm 2004 tăng 33% so với năm 2003. Với ý thức và trách nhiệm cao trong công việc, công tác ngân quỹ của NHNT HN luôn đảm bảo an toàn, kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo đúng qui định của NHNN. Riêng doanh số thu chi của phòng ngân quỹ NHNT HN đã góp phần đáng kể( chiếm 78%) vào tổng doanh số thu chi của toàn chi nhánh.
Với khối lượng tiền đồng VN, ngoại tệ và séc du lịch năm 2004 đều tăng mạnh, mọi giao dịch Online đều thực hiện tại phòng ngân quỹ của chi nhánh. Thêm vào đó, phòng hiện tại không có cán bộ chuyên làm công tác kiểm ngân, không có cán bộ hợp đòng thời vụ, toàn bộ thủ quỹ cũng như trưởng, phó phòng đều kiêm nhiệm công việc kiểm ngân… song, Phó ,luôn đảm bảo an toàn, không có sai sót nào xảy ra.
- Trả lại tiền thừa: VND 487.365.000
Bảng 5: Hoạt động ngân quỹ năm 2002-2004.
Đơn vị : Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNT Hà Nội qua các năm
2.Quá trình hình thành và phát triển thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam:
Thế kỉ 21 đã mở ra cùng bao thành tựu trong phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật công nghệ trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Những