Trung Dung (中庸 Zhōng Yóng) là một trong 4 cuốn của bộ Tứ Thư. Ba quyển còn lại là Đại Học (大學 Dà Xué), Luận Ngữ (論語 Lùn Yǔ), Mạnh Tử (孟子 Mèng Zǐ).
Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong Kinh Lễ (Tử Tư là cháu nội của Khổng Tử, học trò của Tăng Sâm/ Tăng Tử), tiếp thụ được cái học tâm truyền của thầ̀y. Mục đích của sách Trung Dung là: Đạo có thể giúp chúng ta đạt được một trình độ cao của đạo đức.
Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng sống ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân.
Sách Trung Dung chia làm hai phần:
Phần 1: từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy học trò về đạo lý trung dung, phải làm sao cho tâm được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; gồm đủ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cho hòa với muôn vật, hợp với lòng Trời để thành người tài giỏi.
Chương 1.Thiên mệnh 2. Thời trung 3. Tiển năng 4. Hành minh 5. Bất hành 6. Đại trí 7 Dư trí 8. Phục ưng .9 Khả quân 10. Vấn cường 11 Tố ẩn 12. Phí ẩn 13 Bất viễn 14 Tố vị 15. Hành viễn 16.Quỷ thần 17 Đại hiếu 18.Vô ưu 19 Đạt hiếu 20 Vấn chính
Phần 2: từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ nghĩa và giá trị của hai chữ “trung dung”.
21.Thành minh 22.Tận tính 23.Trí khúc 24.Tiền tri 25.Tự thành 26.Vô tức 27.Đại tai 28.Tự dụng 29.Tam trọng 30.Thuật tổ 31.Chí thành 32.Kinh luân 33.Thượng cách 3. Luận ngữ
Luận ngữ(Lời nói để bàn luận)là sách do học trò và hậu thế ghi chép lại những lời nói, hành vi của Khổng tử, học trò của ông và người đương thời.
Luận ngữ gồm 20 thiên (tương đương với 20 chương). Cách đặt tên thiên rất lạ: lấy ngay hai chữ xuất hiện đầu thiên làm tên thiên. Bởi thật khó đặt một cái tên bao quát nội dung phong phú của thiên. Mỗi thiên có nhiều bài (mỗi bài chỉ là một câu nói hoặc một đối thoại, một câu chuyện rất ngắn).
Toàn bộ Luận ngữ có 511 bài, tức là 511 câu nói hoặc đối thoại, mẩu chuyện cực ngắn. Nội dung bao trùm hầu hết những quan niệm về nhân, đức, trung, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, liêm…
cho đến âm nhạc, giải trí, ăn uống và những tình huống đối nhân xử thế phong phú trong cuộc sống. Qua những câu chuyện ngắn, hình ảnh người quân tử và tiểu nhân hiện lên tương phản rõ nét, trong đó tấm gương vua hiền, quan mẫu mực và kẻ sĩ chân chính được đặt ở vị trí trung tâm của cuốn sách.
Đọc qua Luận ngữ, ta thấy nội dung các thiên dường như rời rạc, không có liên hệ với nhau. Thực ra, người quân tử chính là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt tập sách. Chữ nhân là phẩm chất cơ bản của quân tử (hai chữ nhân:人, 仁) là khía niệm mở ra từ hẹp tới rộng, đến vô cùng. Nội dung chính của Luận ngữ là Quân tử. Chữ Hiếu là điều kiện tiên quyết của quân tử. Khổng tử coi chữ Hiếu là tiên quyết thì các vua chúa đời sau như Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đẩy nó xuống hàng thứ 2 và đặt chữ Trung (trung quân: trung thành với nhà vua) lên hàng đầu.
Luận Ngữ trình bày đạo quân tử qua lời nói, câu chuyện sinh động, không giảng giải lý thuyết dài dòng nhưng rất ấn tượng, dễ hiểu. Nhân vật chính là thầy Khổng tử với bao vui, buồn, lo âu, lạc quan, thất vọng. Thầy Khổng cũng mắc khuyết điểm mà không giấu diếm.
Đọc sách này, người ta hiểu được phẩm chất tư cách của thầy trò Khổng tử và những người khác. Về phương pháp giáo dục, Khổng tử thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách khác nhau.
Luận ngữ có 5 mục tiêu rõ rệt: Học làm người
Học làm công dân Học làm quan Học làm vua
và học làm thầy giáo.
Luận ngữ là một trong những giá trị quí báu của các nền văn hóa khu vực đồng văn (Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản). Ngày nay Luận ngữ vẫn được tham khảo và ứng dụng trong đời sống.
Danh mục 20 thiên của Luận ngữ:
1. Học nhi (việc học) 16 bài 2. Vi chính (làm đúng) 24 bài
3. Bát dật (về Lễ, Nghĩa) 26 bài 4. Lý nhân (về chữ Nhân) 26 bài
5. Công Dã Tràng (con rể Khổng tử) 28 bài
6. Ung dã (Nhiễm Ung trò giỏi của Khổng tử) 30 bài 7. Thuật nhi (thuật lại) 38 bài
8. Thái Bá (chú ruột vua Chu Văn vương) 21 bài 9. Tử hãn (Khổng tử ít khi…) 31 bài
10. Hương đảng (quê nhà) 27 bài 11. Tiên tiến (trước đây) 26 bài
12. Nhan Uyên (học trò giỏi nhất của Khổng tử) 24 bài 13. Tử Lộ (học trò của Khổng tử) 30 bài
14. Hiến vấn (Nguyên Hiến hỏi) 44 bài 15. Vệ Linh công (vua nước Vệ) 42 bài
16. Quí thị (dòng họ Quý, đại thần nước Lỗ) 14 bài 17. Dương Hóa (quan nước Lỗ) 26 bài
18. Vi Tử (quan chức nhà Ân xưa) 11 bài 19. Tử Trương (học trò của Khổng tử) 25 bài
20. Nghiêu viết (vua Nghiêu thời tiền sử nói) 03 bài.
4. Mạnh tử
Mạnh Tử (孟子, Mèng Zǐ ; 372–289 trước công nguyên; có một số tài liệu khác ghi là: 385– 303/302 TCN) là nhà triết học Trung Quốc, người tiếp nối và hoàn chỉnh học thuyết Nho học của Khổng Tử.
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này còn được gọi với tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường sống tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia...Đây là thời kỳ bách gia tranh minh (trăm nhà đua tiếng), cũng là thời kỳ mà các tập đoàn phong kiến tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây ra các cuộc chiến tranh liên miên, dân tình vô cùng khổ sở. Tư tưởng của Mạnh tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trò của vua chúa như Khổng Tử. Ông
chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi (nhân chi sơ bản tính thiện), tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác.
Ông cho rằng "kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị". Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín". Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến
vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng),
Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)...nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).
Sách do Mạnh Tử và các môn đệ của ông như: Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chương v.v. ghi chép lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác như: học thuyết của Mặc Tử, Dương Chu.
Sách Mạnh Tử gồm 2 chủ đề Tâm học và Chính trị học.
(hoặc 3 chủ đề chính: Tính thiện /Vương đạo nhân chính / Nhân nghĩa)