Phú 赋 là một chi nhánh của thi, là thể loại văn học quý tộc, mô tả phô bày những vẻ
đẹp thiên nhiên, chim thứ kỳ lạ hoa cây quý hiếm, cơng trình nhân tạo và danh nhân nổi tiếng với hình thức ngữ ngơn cầu kỳ diễm lệ. Thực ra, phú bắt nguồn từ Sở từ của Khuất Nguyên và Tống Ngọc thời Chiến quốc và đạt đến đỉnh cao mẫu mực nghệ thuật thời Hán với những nhà viết phú nổi tiếng thời Hán như Tư Mã Tương Như, Dương Hùng, Ban Cố…
Tư Mã Tương Như (司马相如) tự Tràng Khanh (179-117 tr CN) người đất Thục, thời Tiền
Hán [206 tr CN- 08 sau CN] đa tài, văn hay đàn giỏi, nổi tiếng nhất về phú, làm quan đời Hán Vũ đế. Viết bài “Tử hư phú” dâng vua Hán Vũ đế, được khen ngơi và mời vào cung làm quan. Họ Trác ở đất Lâm Cùng, vốn có một người con gái rất đẹp tên Văn Quân, còn trẻ tuổi mà sớm góa chồng, lại thích nghe đàn. Tương Như được biết, định ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn và hát khúc "Phượng cầu hồng" (Chim phượng trống tìm chim phượng mái).
Nguyên văn:
Phượng hề, phượng hề quy cố hương, Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng,
Thời vị ngộ hề vô sở tương, Hà ngộ kim tịch đăng tư đường. Hữu diệm thục nữ tại khuê phường, Thất nhĩ nhân hà sầu ngã trường. Hà duyên giao cảnh vi uyên ương Tương hiệt cương hề cộng cao tường. Dịch nghĩa:
Chim phượng, chim phượng về cố hương, Ngao du bốn bể tìm chim hồng
Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng. Hôm nay bước đến chốn thênh thang. Có cơ gái đẹp ở đài trang,
Nhà gần người xa não tâm tràng. Ước gì giao kết đơi un ương, Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường.
Giai thoại kể về xuất xứ của bài “Trường mơn phú” như sau: Trần hồng hậu mắc lỗi bị vua Hán Vũ đế ghét bỏ đày ra ngồi Trường mơn (tên một cửa cung điện). Sống lẻ loi, nàng đau khổ, mong vua hồi tâm. Nàng nhờ người tìm Tràng Khanh đưa 100 lượng vàng thuê làm bài phú dâng vua. Đây là bài Trường môn phú 长门赋
(Bài phú cửa cung Trường mơn, cịn gọi là Bài phú giá trăm lượng vàng) “Sầu nhìn xung quanh mà nhỏ lệ chừ, nước mắt ròng ròng chảy dọc ngang
Ráng thở dài mà thêm nghẹn chừ, xỏ giày đứng dậy mà bàng hoàng Vung tay áo để che mặt chừ,nhớ ngày xưa lầm lỗi mà sinh tai ương Mặt mày coi tiều tụy chừ, buồn lòng mà lên giường
Vo bông để làm gối chừ, trải có thơm mà ướp hưng
hốt ngủ quên mà nằm mộng, phách như ở bên quân vương Chợt tỉnh mà chẳng thấy chừ, hồn hốt hoảng như mất vật gì Nghe gà gáy mà lòng rầu chừ, dậy coi trăng sáng long lanh Xem sao bầy hàng chừ, tất, mão hiện ở phương đơng
Nhìn ra sân thấy lạnh lẽo chừ, như tháng chín trời gieo sương Đêm dằng dặc như cả năm chừ, lịng uất ức mà chẳng ngi lặng lẽ trăn trở đợi sáng chừ, trời đã hừng hừng rạng đông Thiếp trộm buồn tủi chừ, cho đến già chẳng dám quên “.
Vua đọc xong thấy lời lẽ ai ốn bi thương thì hồi tâm cho nàng Trần trở lại ngơi hồng hậu. (兮/xī: hề / chừ : nghĩa là “này”, tiếng đệm và ngắt nhịp).