Đại c−ơng

Một phần của tài liệu Bệnh học ngoại - phụ y học cổ truyền - Phần 1 Bệnh học sản phụ khoa pdf (Trang 46 - 47)

1.1. Theo y học hiện đại

Bình th−ờng âm đạo phụ nữ tiết ra dịch nhầy trong, không hôi, có tác dụng nhu nhuận âm đạo, giữ cho pH của âm đạo ở mức 4,5 (toan) để vi khuẩn gây bệnh không phát triển (glucogen chịu tác dụng trực tiếp của trực khuẩn Doderlein ở âm đạo biến thành acid lactic làm môi tr−ờng âm đạo trở nên toan nên vi khuẩn không phát triển đ−ợc).

Chất dịch đ−ợc tiết ra từ các tuyến ở cổ tử cung, niêm mạc tử cung, biểu mô âm đạo d−ới tác dụng của nội tiết.

Trong tr−ờng hợp thiểu năng nội tiết, khí h− ít, hay bị viêm âm đạo và dẫn đến vô sinh.

Trong nhiễm khuẩn đ−ờng sinh dục khí h− ra nhiều, bẩn, hôi, ngứa. Tác dụng của khí h−:

− Bảo vệ âm đạo khỏi viêm nhiễm.

− H−ớng cho tinh trùng đi về phía tử cung. − Phản ánh sự phát triển của nội tiết.

− Phản ánh tình trạng của viêm nhiễm đ−ờng sinh dục.

− D−ới tác dụng của estrogen các chất protein kết tinh tạo thành hình ảnh d−ơng xỉ (phản ánh tình trạng rụng trứng và phóng noãn), th−ờng áp dụng để điều trị vô sinh.

1.2. Theo y học cổ truyền

Nghĩa rộng: gồm tất cả các bệnh kinh đới, thai sản vì các bệnh này đều

phát sinh phần d−ới l−ng quần (đới là dây thắt l−ng quần, hạ là d−ới).

Nghĩa hẹp: trong âm đạo có dịch chảy xuống lai rai gọi là đới hạ. Bao gồm

bạch đới, xích đới, hoàng đới, hắc đới, thanh đới, ngũ sắc đới, bạch dâm (giống di tinh ở nam giới), bạch trọc (viêm đ−ờng tiết niệu).

Đới hạ thuộc âm dịch. Trong cơ thể âm dịch do tỳ vận hoá, thận bế tàng, liên quan đến xung nhâm. Khi tỳ vận hoá tốt, thận khí thịnh, xung - nhâm điều hoà, đới mạch kiên cố… thì âm dịch có tác dụng nhu nhuận âm hộ và âm đạo “tân tân th−ờng nhuận, bản phi bệnh giả”.

Nếu thận khí bất túc, tỳ vận hoá kém hoặc nhâm mạch h− yếu, đới mạch bất cố gây khí h− ra nhiều, sắc màu có tính chất thay đổi gọi là bệnh đới hạ.

Một phần của tài liệu Bệnh học ngoại - phụ y học cổ truyền - Phần 1 Bệnh học sản phụ khoa pdf (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)