Ph−ơng pháp điều trị theo y học cổ truyền 1 Viêm phần phụ cấp

Một phần của tài liệu Bệnh học ngoại - phụ y học cổ truyền - Phần 1 Bệnh học sản phụ khoa pdf (Trang 58 - 60)

2.1. Viêm phần phụ cấp

2.1.1. Thể nhiệt độc

Nguyên nhân:

Chủ yếu do nhiệt độc. Y học cổ truyền cho rằng sau khi hành kinh hoặc sau đẻ thì bào cung h− yếu, nhiệt tà nhân đó xâm phạm vào bào cung, chính tà tranh chấp, dinh vệ bất hoà mà gây nên bệnh.

Triệu chứng: sốt, đau bụng d−ới, cự án, khí h− vàng hôi, ng−ời mệt mỏi,

đau đầu, miệng khô không muốn ăn, n−ớc tiểu vàng ít, đại tiện táo hoặc lỏng, chất l−ỡi đỏ, rêu l−ỡi vàng, mạch hoạt sác.

Phép điều trị: thanh nhiệt giải độc, hành khí hoạt huyết.

Ph−ơng: dùng bài Ngân liên hoàn

Kim ngân hoa 12g Đan bì 12g

Liên kiều 12g Xích th−ợc 12g

Chi tử 12g ýdĩ 12g

Xuyên luyện tử 10g Huyền hồ 10g Nếu phần phụ nề nhiều gia: đào nhân 8g, hồng hoa 8g.

Nếu có biểu chứng gia: kinh giới 10g, phòng phong 10g, bạch chỉ 8g. Nếu ch−ớng bụng gia: mộc h−ơng 4g, h−ơng phụ 6g.

Nếu khí h− nhiều hôi gia: hoàng bá 8g, nhân trần 12g.

2.12. Thể thấp nhiệt

Triệu chứng: th−ờng là đợt cấp của viêm phần phụ mạn tính. Ng−ời bệnh có

thể có sốt kéo dài, mệt mỏi, đau bụng d−ới, khí h− nhiều màu vàng, hôi, đau l−ng, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, chất l−ỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác.

Pháp điều trị: phá ứ, tán kết, trừ thấp nhiệt.

Ph−ơng: dùng bài Tiêu tích tán

Tam lăng 12g Nga truật 12g Đào nhân 10g Đan sâm 12g Đan bì 12g Xích th−ợc 12g Huyền hồ 10g ý dĩ 12g Nếu đau l−ng gia thêm tục đoạn 12g, tang ký sinh 12g.

2.2. Viêm phần phụ mạn tính

Do viêm phần phụ cấp điều trị không triệt để, có thể biểu hiện cục bộ nh− tắc ống dẫn trứng, ứ n−ớc vòi trứng dẫn đến vô sinh. Y học cổ truyền chia làm 3 thể.

2.2.1. Thể khí trệ, huyết ứ

Triệu chứng: đau hạ vị không cố định, tr−ớng bụng, khí h− ra nhiều, kèm

theo rối loạn chức năng tỳ vị, kinh nguyệt không đều, thống kinh.

Pháp điều trị: lý khí, hành trệ, hoạt huyết, hoá ứ.

Ph−ơng: dùng bài Tứ vật đào hồng, hoặc đối pháp lập ph−ơng nh− sau

Đảng sâm 12g Kê huyết đằng 12g

Trần bì 8g Chỉ xác 8g

H−ơng phụ 6g Xuyên khung 10g

Xích th−ợc 12g ýdĩ 12g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sắc uống ngày 1 thang, uống 10-15 thang.

2.2.2. Thể hàn ngng, khí trệ

Nguyên nhân: do hành kinh hoặc sau đẻ, sẩy có dầm m−a lội n−ớc hoặc, ăn

chất sống lạnh quá độ, hàn tà xâm nhập vào bào cung, huyết bị hàn ng−ng lại gây đau.

Triệu chứng: đau tức bụng d−ới, lạnh bụng d−ới, thích ch−ờm nóng, đau

l−ng nhất là hai bên x−ơng hông, kinh nguyệt sau kỳ (l−ợng ít, có cục) khí h− nhiều loãng, chất l−ỡi nhợt, có điểm ứ huyết, rêu l−ỡi trắng, mạch trầm trì.

Phép điều trị: ôn kinh tán hàn, hành khí hoạt huyết.

Ph−ơng: dùng bài Tiểu phúc khử ứ thang

Bồ hoàng 6g Ngũ linh chi 6g

Một d−ợc 6g Tiền hồ 10g

Quế tâm 4g Tiểu hồi 4g

Bào kh−ơng 4g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 10-15 thang.

Một phần của tài liệu Bệnh học ngoại - phụ y học cổ truyền - Phần 1 Bệnh học sản phụ khoa pdf (Trang 58 - 60)